Hướng dẫn up rom gốc cho các dòng Sony Xperia bằng Flashtool mới nhất

0

Hướng dẫn chung cách up rom gốc cho các máy Sony Xperia bằng Flashtool

  1. + Google: https://drive.google.com/file/d/0B6tv8VPZFtUGQ3RGOUNyb1FRX0E/view?usp=sharing
    + Fshare: https://www.fshare.vn/file/H1GX25CZQC91

    • Đầu tiên các bạn Copy rom gốc (stock firmware) dạng .ftf vào trong đường dẫn sau: C:/Flashtool/firmwares
    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa :)
    [​IMG]
    • Chạy file FlashTool.exe với Win32.bit , FlashTool64.exe với Win64.bit
    • Kết nối điện thoại với máy tính và chờ Flashtool báo kết nối
    • Chọn vào hình tia sét và chọn Flashmode
    • Chọn rom tương ứng với máy và nhấn Flash
    [​IMG]
    • Chờ một lát Flashtool báo vào Flash mode bằng cách: Rút cáp --> tắt nguồn --> Bấm giữ phím giảm âm và ghim cáp.
    • Máy tính sẽ nhận ra điện thoại và Flash rom. Đợi một lát FlashTool báo finish như hình thì rút cáp và nhấn nút nguồn khởi động máy lên là máy bạn đã được flash rom gốc.
    [​IMG]
    hướng dẫn up rom gốc cho sony xperiaguide flash stock rom sony xperiahuong dan up rom goc cho sony xperia

Ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua cung cấp internet từ không gian cho toàn thế giới?

0

  1. banner.
    Chắc các bạn vẫn còn nhớ hồi tuần trước, Elon Musk đã tiết lộ dự án xây dựng một hệ thống vệ tinh bao quanh Trái Đất để cung cấp internet cho toàn thế giới. Vài ngày sau đó thì Google tuyên bố đầu tư vào dự án nói trên. Từ lâu, Google cũng đã ấp ủ sẵn dự án khí cầu Project Loon hứa hẹn sẽ cung cấp internet cho những khu vực xa xôi hẻo lánh. Cách đây không lâu thì tỷ phú Branson và Qualcomm cũng tuyên bố đầu tư vào OneWeb, một dự án internet từ không gian tương tự như của SpaceX.Facebook cũng tuyên bố sẽ dùng drone để cung cấp internet cho thế giới. Vậy thật sự tham vọng này có quá viễn tưởng? Nó xuất hiện mới đây hay là có từ khi nào? Hiện nay ai đang tham gia thực hiện? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

    Internet từ không gian và Internet liên hành tinh

    Trước khi nói về những dự án đang được ấp ủ thực hiện trong tương lai gần, chúng ta cần phải phân biệt 2 khái niệm internet từ không gian (Space Internet) và mạng internet trên vũ trụ, vốn là ý tưởng đã xuất hiện từ lâu trong quá khứ. Khái niệm thứ nhất, Space Internet chính là dùng các vệ tinh trên quỹ đạo để cung cấp internet cho người dùng bên dưới Trái Đất. Và trên thật tế, một công ty tư nhân đã lên ý tưởng thực hiện một dự án dùng vệ tinh cung cấp internet cho mặt đất từ những năm 1990 và đây cũng là những gì mà những hãng lớn hiện nay đang tập trung thực hiện.

    Còn lại là khái niệm thứ 2, tạm gọi là internet liên hành tinh (IPN), nghĩa là tạo ra một mạng internet trên vũ trụ và để sử dụng ở trên đó thôi. Ý tưởng này có vẻ khá tham vọng và có lẽ chỉ NASA hoặc các tổ chức hàng không vũ trụ lớn mới cần làm điều này. Ở đây chúng ta sẽ không đi sâu vào các dự án loại này, chỉ nói sơ qua là ý tưởng là xây dựng hệ thống internet liên hành tinh, cho phép chúng ta giao tiếp với các hành tinh khác một cách dễ dàng và cũng qua mạng này, có chăng "người ngoài hành tinh" sẽ liên lạc với Trái Đất (nếu có :)). Trên thực tế, ý tưởng này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn bởi khoảng cách giữa các hành tinh quá lớn và với vận tốc ánh sáng, gọi Skype từ Trái Đất cho một người bạn ngoài hành tinh có thể sẽ trễ vài giây!


    Video về giới thiệu về internet liên hành tinh của NASA

    Hiện tại, NASA vẫn luôn muốn phát triển các dự án internet siêu lớn liên hành tinh. Vào thuở ban đầu, nhà tiên phong internet Vint Cerf là người đầu tiên muốn biến ý tưởng internet liên hành tinh thành hiện thực. Với sự giúp đỡ của Adrian Hooke (một nhà khoa học tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) và là nhân viên kỳ cựu tại NASA đã phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc tương tự như internet cho các phi hành gia), Cerf đã bắt đầu phác thảo nên kế hoạch khá chi tiết và khi đó ông dự định sẽ triển khai ngay trong thập niên 90. Dưới đây là báo cáo vào thời điểm bấy giờ:
    Tinhte-laser-cua-nasa.
    NASA phát triển công nghệ dùng tia laser để tăng cường sức mạnh hệ thống internet liên hành tinh

    Dựa trên những tiên đoán của Cerf (mà nhiều dự đoán trong số đó đã trở thành hiện thực), chúng ta có thể hy vọng một ngày nào đó, internet từ không gian và internet liên hành tinh sẽ phối hợp làm việc với nhau. Mới đây, NASA vừa thử nghiệm hệ thống dùng tia laser có thể đi được khắp hệ Mặt Trời nhằm tăng cường sức mạnh của hệ thống internet liên hành tinh. Xin dừng nói về internet liên hành tinh tại đây, mình sẽ trở lại chủ đề chính và cũng là cái mà người dùng chúng ta có thể hưởng lợi trong tương lai: internet từ không gian.

    Hiện tại rất nhiều hãng công nghệ và các tỷ phú trên thế giới luôn mong muốn xây dựng hệ thống internet khổng lồ phục vụ toàn thế giới. Phương án khả thi nhất được đề xuất là dùng các vệ tinh (hoặc những vật thể nào đó trên quỹ đạo) để truyền internet xuống bên dưới. Và trên thực tế, ý tưởng này cũng đã có từ những năm 90 của thế kỷ trước.

    Từ những công ty phá sản vì vệ tinh internet đến công ty O3b - "Thêm 3 tỷ đô nữa"

    Những nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng hệ thống internet trên quỹ đạo. 2 dự án nổi bật nhất trong thời điểm bấy giờ là Iridium Communications và Globalstar, phóng các vệ tinh lên nhằm hình thành nên mạng truyền thông vào năm 1998. Tuy nhiên, Iridium đã phá sản 9 tháng sau đó. Globalstar thì tồn tại được lâu hơn nhưng rồi cũng chấp nhận phá sản hồi đầu năm 2002. Trước khi thất bại, cả 2 công ty đều lên kế hoạch kinh doanh dịch vụ điện thoại vệ tinh với tính khả thi khá cao nhưng rồi sự việc vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng tệ đi. 2 công ty khác cùng thời là SkyBridge và Teledesic cũng đã thất bại trong nỗ lực phát triên mạng internet từ không gian.

    Dường như giấc mơ internet từ không gian vẫn còn khá bất khả thi đối với những công ty có hầu bao nhỏ. Việc theo đuổi dự án đến cùng cần phải có nguồn ngân sách khổng lồ. Và thậm chí là giải được bài toán chi phí ban đầu, sau khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo vẫn còn một lượng lớn các chi phí liên quan để vận hành một hệ thống quy mô lớn như vậy. Và cũng do lý do này, internet từ không gian vẫn là một giấc mơ hơn là hiện thực.

    Tinhte-Greg-Wyler.
    Greg Wyler - Nhà sáng lập ra O3b từ năm 2007 với tham vọng sẽ thực hiện được hệ thống internet từ không gian

    Tuy nhiên hồi năm 2007, nhà đầu tư Greg Wyler đã thành lập nên công ty O3b với hy vọng sẽ mang kết nối internet giá rẻ, ổn định tới mọi người trên toàn thế giới thông qua các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất tầm trung (tên gọi O3b là viết tắt của "the other 3 billion" - tạm dịch "thêm 3 tỷ nữa"). Hồi năm 2008, tờ New York Times đã báo cáo về giá của dung lượng sử dụng trên 1 vệ tinh địa tĩnh: 4000 đô la cho mỗi megabit hàng tháng. Và khi đó, Wyler hứa hẹn rằng với hệ thống của ông, con số này chỉ vào khoảng 500 đô la hoặc rẻ hơn.

    Và thật sự đó là một dự án đầy tham vọng nhưng cũng vô cùng hứa hẹn, nó hứa hẹn đến nỗi thu hút sự chú ý của Google cũng như các nhà đầu tư khác. Mặc dù ban đầu O3b đã lên kế hoạch phóng những vệ tinh đầu tiên vào năm 2010, nhưng mãi cho đến năm 2013 thì 4 vệ tinh đầu tiên mới được phóng lên và sang năm 2014 vừa qua, thêm 4 chiếc nữa đã lên tới nơi. Tuy gặp rất nhiều vấn đề trở ngại, nhưng cuối cùng thì hệ thống của O3b vẫn chỉ đạt được tốc độ 2,1 Mbps. Hiện nay, tốc độ tải xuống trung bình của mạng toàn cầu là 21,9 Mbps.

    Tinhte-thi-nghiem-onewweb.
    Cận cảnh một phòng thí nghiệm tại O3b

    Wyler cũng không muốn sa lầy vào dự án quá nhiều. Ông đã rời công ty mà ông từng sáng lập là O3b và cùng một số bạn bè chuyển sang làm việc cho dự án mạng internet từ không gian của Google vào năm 2014. Không lâu sau đó, Wyler cùng nhóm bạn của ông lại rời Google để chuyển sang WorldVu Satellites, (một dự án mà SpaceX cũng từng đầu tư, nhưng nay không còn nữa) nhằm đưa 700 vệ tinh lên quỹ đạo. Không lâu sau đó, WorldVu Satellites đổi tên thành OneWeb, một dự án chỉ có khoảng 30 nhân viên, nhưng rồi họ lại có một điều vô cùng đặc biệt khác: tiếp cận được tới băng tần của vệ tinh từng sở hữu bởi SkyBridge.

    Cho tới đầu năm nay, dự án của Wyler đã có một diện mạo đầy khởi sắc cùng với khoảng đầu tư của tỷ phú Branson (nhà sáng lập tập đoàn Virgin). Cùng lúc đó, Elon Musk cũng tuyên bố SpaceX cũng muốn thực hiện dự án tương tự và như ta đã biết, không lâu sau đó đã nhận được khoảng đầu tư của Google. Dường như 2 đối thủ chính trong cuộc chạy đua internet từ vũ trụ đã thành hình: SpaceX của Elon Musk (Google đầu tư) và One Web của Wyler (từng làm cho Google, nhận được đầu tư của tỷ phú Branson). Chưa hết, ngoài 2 đối thủ chính này thì cuộc chơi còn có sự góp mặt của các đại gia khác cũng có thể gọi là liên quan nếu xét trên phương diện quy mô.

    Hạng mục "internet bồng bềnh trên bầu trời": Facebook vs Google

    Tinhte-du-an-project-loon.
    Hình ảnh một quả khí cầu trong dự án Project Loon của Google đang được thực hiện

    Trong khi Wyler đang bận rộn tìm cách chế tạo vệ tinh với giá thành càng rẻ càng tốt thì phòng thí nghiệm tuyệt mật Google X cũng bắt đầu lên kế hoạch riêng cho họ. Và đó chính là dự án Project Loon, dùng các quả khí cầu bay khắp mọi nơi trên Trái Đất để cung cấp internet cho người dùng bên dưới. Tuy chính xác thì Loon không phải là internet từ không gian, nhưng nó cũng gần như vậy nên giờ cứ tạm xem như là một ứng cử viên trong cuộc đua chung.


    Video giới thiệu tầm nhìn của dự án Project Loon

    Google đã thực hiện một số thử nghiệm trong dự án khí cầu Loon và dùng chúng để cung cấp kết nối internet từ độ cao khoảng 19 km. Về cơ bản thì phương pháp của dự án Loon cũng tương tự như vệ tinh, nhưng độ cao so với mặt đất thấp hơn và cũng do đó mà có diện tích phủ sóng hẹp hơn. Trong khi các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất tầm trung có thể bay ở độ cao từ 1200 đến 22.000 dặm (1931 đến 35.405 km) so với mặt đất thì độ cao khí cầu Loon chỉ chưa tới 19 km và nó phải sử dụng gió để di chuyển trên cao. Do đó, cần phải có hàng nghìn quả khí cầu Loon thay vì chỉ vài trăm vệ tinh. Nếu nhìn từ trên cao, có lẽ hàng nghìn quả khí cầu sẽ tạo thành mái nhà của quả địa cầu chúng ta :).


    Video giới thiệu dự án Project Loon

    Cho tới hiện tại, những quả khí cầu Loon vẫn chưa hoạt động thật sự hoàn thiện. Google tuyên bố những quả khí cầu có thể "cung cấp truy cập internet cho người dùng bên dưới với tốc độ tương tự như mạng 3G ngày nay hoặc nhanh hơn." Tuy nhiên ý tưởng hàng nghìn quả khí cầu không dây trôi bồng bềnh vòng quanh Trái Đất vẫn còn khá bất cập, ngay cả khi nó bay ở độ cao gần gấp đôi so với trần bay của máy bay. Những quả khí cầu vẫn có thể nổ và những mảnh vỡ sẽ lại rơi xuống mặt đất bên dưới. Thêm vào đó, mạng 3G có tốc độ không nhanh so với hệ thống cáp quang hiện nay. Ngược lại, internet từ vệ tinh hứa hẹn sẽ có tốc độ như cáp quang. Cộng với tuổi thọ của khí cầu vẫn chưa được cao, chỉ khoảng 100 ngày ở thời điểm hiện tại.

    Tinhte-may-bay-khong-nguoi-lai.
    (Ảnh minh họa) Facebook tuyên bố sẽ dùng drone để cung cấp internet cho toàn thế giới

    Và góp mặt vào cuộc đua cung cấp internet trên phạm vi khổng lồ này dĩ nhiên là không thể không nhắc tới Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook. Anh cung cấp một ý tưởng có phần khả thi hơn: dùng máy bay không người lái Drone. Đó là ý tưởng táo bạo do phòng thí nghiệm Connectivity Lab của Facebook đề xuất dành cho internet.org: "Phát triển những chiếc drone, vệ tinh và hệ thống laser nhằm cung cấp internet cho mọi người." Và dĩ nhiên, hy vọng cuối cùng của Google hay Facebook đều là hưởng lợi từ 3-4 tỷ khách hàng trên thế giới sử dụng dịch vụ của họ.

    Theo giới chuyên môn, ý tưởng dùng drone để cung cấp internet có phần khả thi hơn so với việc dùng khí cầu của Google. Ngay sau khi Zuckerberg giới thiệu dự án internet từ máy bay không người lái, Facebook đã lên kế hoạch mua lại Titan Aerospace với giá 60 triệu đô la, hãng đã sản xuất ra chiếc máy bay drone có thời gian bay dài nhất thế giới. Đó là chiếc drone với sải cánh dài 16,45 mét, trên đó được trang bị những tấm pin năng lượng Mặt Trời nhằm cung cấp năng lượng hoạt động cho máy bay và giúp nó vận hành liên tục trên bầu trời trong khoảng thời gian lên tới 5 năm. Trong thời gian đó, nó sẽ lượn trên bầu trời khắp Trái Đất theo bất cứ nhiệm vụ nào được định sẵn. Những chiếc máy bay này có thể phủ sóng trên diện tích 16.000 km vuông, tương đương với 100 trạm phát sóng điện thoại di động.

    Khá đáng tiếc cho Facebook, vài tháng sau khi Zuckerberg định mua lại Aerospace thì hãng này đã bị Google mua lại nhằm phục vụ cho việc phát triển dịch vụ bản đồ Google Earth. Dù vậy, Facebook vẫn luôn ấp ủ dự định dùng Drone để cung cấp internet trên diện rộng và hãy đón chờ những điều mới lạ từ chàng tỷ phú trẻ tuổi Zuckerberg của chúng ta. Bây giờ, hãy quay trở lại 2 đối thủ chính trong cuộc đua internet từ không gian hay nói chính xác hơn là cuộc tranh tài của 2 tỷ phú: Elon Musk và Richard Branson.

    Cuộc đua trên quỹ đạo giữa 2 tỷ phú: Elon Musk vs Richard Branson

    Trên đây chúng ta đã chứng kiến khá nhiều biến đổi quan trọng trong cuộc đua cung cấp internet trên vũ trụ, nhưng chỉ vài tuần trở lại đây, khá nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra và vô hình chung, nó góp phần mạnh mẽ thay đổi cục diện của cuộc đua, hình thành nên diện mạo của internet từ vũ trụ trong tương lai. Google cho biết là đã đầu tư vào dự án của SpaceX. Phía bên kia, Richard Branson, người đứng đằng sau tập đoàn Virgin lại đầu tư mạnh tay không kém vào OneWeb.

    Tinhte-falcon-9.
    Ảnh chụp tên lửa Falcon của Space đang được phóng lên quỹ đạo

    Cả SpaceX và OneWeb đều đã chứng minh rằng họ có thể quyên góp tiền từ các nhà đầu tư và sẵn sàng triển khai dự án trên không gian. SpaceX vừa mới trình diễn năng lực truyền một lượng lớn dữ liệu vòng quanh Trái Đất. Cách đây vài tháng, hãng đã phóng tên lửa đẩy Falcon 9, mang theo vệ tinh CASSIOPE, chứa một hệ thống truyền dẫn tập tin với vận tốc cực cao, chịu được môi trường khắt nghiệt trên không gian do cơ quan hàng không vũ trụ Canada phát triển. Đây được xem như một minh chứng đầy hứa hẹn đối với dự án chuyển phát nhanh hàng lên quỹ đạo của SpaceX. Hệ thống này sẽ chuyển động trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất với tốc độ 90 phút/vòng. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ nhận hàng chục GB dữ liệu từ nguồn bên dưới, bay quanh điểm đến và thả dữ liệu xuống với tốc độ 2100 Mbps.


    Video mô phỏng hoạt động của CASSIOPE

    Hiện tại, vẫn chưa rõ là SpaceX có sử dụng công nghệ giống như CASSIOPE hay không. Tuy nhiên, Elon Musk đảm bảo rằng hệ thống của SpaceX sẽ có tốc độ nhanh hơn internet trên mặt đất. Ông vừa cho biết: "Tốc độ của ánh sáng trong chân không sẽ nhanh tới 40% so với khi nó đang chuyển động trong cáp quang. Về tiềm năng dài hạn, đây sẽ là phương tiện chính nhằm đảm bảo kết nối internet tốc độ cao trên đường dài và phục vụ những cư tại vùng xa xôi, hẻo lánh."

    Tinhte-Oneweb.
    Ảnh minh họa dự án cung cấp internet toàn cầu OneWeb

    Trong khi đó, dự án OneWeb cũng sở hữu thế mạnh riêng khi đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc cấp internet từ không gian. Và công ty cũng sở hữu được băng tần cần thiết để vận hành mạng trên quỹ đạo. Richard Branson cho rằng đây đều là những yếu tố chủ chốt đưa dự án đến với thành công. Ông cho biết: "Tôi không nghĩ là Elon có thể cạnh tranh được với điều này. Greg đã đi đúng hướng, và sẽ không có chỗ dành cho những mạng internet khác. Về bản chất, không gian đã không còn đủ chỗ. Nếu Elon muốn bước vào lĩnh vực này, điều hợp lý nhất là anh ta phải hợp tác với chúng tôi, và nếu tôi là một người thích đánh cược, tôi cá rằng khả năng chúng tôi hợp tác sẽ cao hơn rất nhiều so với việc đánh lẻ."

    Và người chiến thắng sẽ là…?

    Tinhte-internet-vu-tru. ​

    Có thể nói, mỗi công ty trên đây đã tham gia vào cuộc chơi 1 chọi 3 trên vũ trụ. Tựu chung mỗi bên tham gia đều cần phải có một hầu bao khổng lồ lên tới hàng chục tỷ đô la nhằm xây dựng và nuôi dưỡng được cả một hệ thống vĩ đại như vậy. Hãy tưởng tượng, Musk, Branson, Zuckerberg và Larry Page đều hợp tác lại với nhau, cùng tạo ra một cơ sở hạ tầng internet khổng lồ trong tương lai, đó có thể sẽ là sự kiện lớn nhất thế kỷ, định hình diện mạo của thế giới trong tương lai nhiều năm sau. Nhưng vì nhiều lý do mà có lẽ điều này khó lòng thực hiện được.

    Đối với Facebook và Google, mục tiêu của họ khá đơn giản. Internet từ không gian sẽ cho họ nhiều khách hàng hơn và mong muốn của họ suy cho cùng chỉ đơn giản là thế. Nhưng đối với những người chơi lớn như Elon Musk hay Branson thì họ muốn nhiều hơn thế. Họ sẵn sàng chi tiền để mang hàng trăm vệ tinh lên quỹ đạo để tạo nên mạng internet cho toàn thế giới và dĩ nhiên, cả 2 ông đều muốn thu được lợi ích trực tiếp từ điều đó. Elon Musk cho biết rõ ông muốn lấy số lợi nhuận kiếm được phục vụ cho mục tiêu định cư trên sao Hỏa của loài người.

    Cuối cùng, bất kể ai là người chiến thắng trong cuộc đua internet trên vũ trụ này, hàng tỷ người trên thế giới mới chính là đối tượng hưởng lợi. Khi đó, có thể chúng ta sẽ được hưởng thụ một dịch vụ internet thoải mái, văn minh và thật sự cao cấp. Không còn chuyện internet nước này mạnh hơn nước kia nữa và dĩ nhiên, cũng không có nỗi ám ảnh đứt cáp cứ day dẳng đeo bám người dùng tại một số nơi trên thế giới :) Hãy hy vọng ngày đó sẽ nhanh chóng thành hiện thực. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc cuối tuần vui vẻ nhé.

    Tham khảo Gizmodo (1), (2), WSJ (1), (2), (3), ComputerworldWired, Wiki (1), (2), Spaceref (1), (2), NytimesO3bnetworksGoogleblogQzForbes

Dạy Siri và Goole Now nhận biết danh bạ các mối quan hệ

0

Chỉ cần nhấc điện thoại lên và nói: “Gọi cho bố” hoặc “Gọi anh Ngọc” (nghĩa là anh Ngọc sếp của bạn, chứ không phải một anh Ngọc ngẫu nhiên có trong danh bạ mà bạn đã gặp từ ngày xửa ngày xưa), và nó sẽ hiệu nghiệm như một phép thuật thần kỳ.

Day-Siri-va-Goole-Now-nhan-biet-danh-ba-cac-moi-quan-he (ảnh thứ 1)

Mặc dù đã quá quen thuộc, nhưng cả Siri (trên iOS) và Google Now (trênAndroid) sẽ thực thiện một nhiệm vụ kép, hỏi lại bạn “Bố là ai?” hay “anh Ngọc nào?” Hoặc tệ hơn, nó sẽ tự động gọi nhầm một liên hệ khác thay vì số của bố bạn trong danh bạ, lúc này bạn có lẽ sẽ hối hận rằng sao mình không bỏ quách cái lệnh thoại này đi và chỉ đơn giản nhập tên liên hệ ưa thích mà mình định gọi.
Chỉ với một vài thao tác, bạn có thể dạy Siri và Google Now nickname và các mối quan hệ của những người quan trọng nhất đối với bạn, từ chồng cho tới bố mẹ, bạn thân hay đồng nghiệp...
Một khi iPhone hoặc điện thoại Android của bạn biết “Bố” là ai, hay “anh Ngọc” nghĩa là sếp của bạn chứ không phải anh Ngọc nào khác, thì việc sử dụng lệnh thoại để thực hiện cuộc gọi là một chuyện hết sức thần kỳ.

Dành cho Android
Trong số những cách để thêm nickname và tên mối quan hệ vào các liên hệ trong danh bạ, cách dễ nhất là tạo một lệnh thoại qua Google Now.
* Mở Goole Now (từ từ kéo màn hình từ dưới lên trên, hoặc bấm nút home-screen trong khung tìm kiếm Google), bấm vào biểu tượng microphone (hoặc chỉ cần nói “OK Google” nếu bạn đã cài đặt khả năng này từ trước, và nói “[tên chồng bạn] là chồng tôi], hay “anh Ngọc là sếp tôi”.
* Khi đã nghe rõ lệnh thoại của bạn, Google Now sẽ tiếp tục và gán những mác bạn đã đặt lên các tên tương ứng trong danh bạ.
Bạn muốn bổ sung các mối quan hệ rõ ràng hơn một chút, hoặc đặt nickname cho các liên hệ trong danh bạ? Hãy thử làm theo cách sau:
* Cài đặt ứng dụng People vào thiết bị, mở một liên hệ trong danh bạ, bấm vào nút Menu 3 chấm ở góc trên màn hình, chọn Edit.
* Bấm vào Add another field (thêm trường khác), bấm vào Nickname, điền vào chỗ trống, có thể điền nickname thật hoặc tên của mối quan hệ, ví dụ “chồng” hay “sếp”. (Đúng là cả ứng dụng People và Gmail đều có một trường “Relationship”, nhưng nếu bạn điền vào đó, sẽ không có tác dụng gì cả.)
* Nếu Google Now – hay là bản thân bạn, gặp rắc rối với việc phát âm một cái tên? Hãy bấm vào Add another field, sau đó chọn “Phonetic name” để giúp điện thoại nhận diện giọng nói dễ dàng hơn.
Thêm nickname và mối quan hệ từ máy tính hay Mac cũng rất đơn giản:
* Mở trình duyệt ưa thích của bạn, vào tài khoản Gmail đồng bộ với thiết bị Android của bạn, kéo một thanh menu từ góc trái bên trên màn hình xuống, chọn “Contacts” .
* Tìm và mở liên hệ bạn muốn thay đổi, bấm vào nút Add ở góc dưới màn hình, chọn “Relationship”, “Nickname”, hay “Phonetic name”, rồi điền vào chỗ trống.

Dành cho iOS
Cách đơn giản nhất là:
* Bấm giữ nút Home trong iPhone hay iPad của bạn để khởi động Siri, sau đó nói “[tên liên hệ] là [tên mối quan hệ] của tôi”.
* Sau một vài giây xử lý thông tin đó, Siri sẽ hỏi xác nhận lại mối quan hệ. Thế là xong!
Sau đây là cách làm chỉ với bàn phím iOS:
* Mở danh bạ, bấm vào một liên hệ, bấm vào Edit.
* Bấm vào “Add related name”, chọn mối quan hệ (như chồng hay sếp), sau đó nhập tên, hoặc bấm vào chữ “i” nhỏ để chọn một liên hệ trong danh bạ.
* Nếu Siri cần giúp đỡ để nhận biết tên của bạn, đồng nghiệp hay người thân của bạn, hãy tìm liên hệ của người đó trong danh bạ, bấm vào mục “add field”, và điền nickname hoặc tên phiên âm của họ.
Nếu bạn dùng iCloud để lưu danh bạ, bạn có thể sửa các mối quan hệ, nickname và tên phiên âm từ web theo cách sau:
* Đăng nhập iCloud.com, click vào biểu tượng Contacts, tìm liên hệ, bấm vào nút Edit.
* Bấm vào nút Add Field để thên tên và họ phiên âm, nickname hay tên mối quan hệ.
Cuối cùng, người dùng Mac có thể dùng Danh bạ của Mac để thêm nickname và mối quan hệ theo cách tương tự, đương nhiên chỉ trong trường hợp bạn dùng iCould để đồng bộ danh bạ trên Mac.
* Mở danh bạ trên Mac, chọn Edit.
* Bấm vào dấu “+” nhỏ ở góc dưới của liên hệ, chọn More Fields, sau đó điền vào Phonetic First/Last Name, Related Name hay Nickname.

Ngọc Phạm

Quá trình phát triển hệ thống hỗ trợ giao tiếp của Stephen Hawking

0

  1. Stephen Hawking_1.

    Stephen William Hawking là giáo sư vật lý lý thuyết tài năng nhất kể từ sau Albert Einstein và ông đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ. Tuy nhiên ở tuổi 21, Hawking mắc phải căn bệnh thoái hóa tế bào thần kinh vận động (căn bệnh Lou Gehrig hay còn được biết đến với tên phổ biến hơn là ALS) khiến ông bị liệt gần như toàn thân.

    Câu chuyện bắt đầu từ năm 1985, Stephen Hawking đã mất khả năng nói do mắc phải bệnh viêm phổi trong một chuyến thăm và làm việc tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu) nằm ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Tại bệnh viện, ông phải thở bằng máy và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng đến mức các bác sĩ đã hỏi ý kiến của Jane, vợ của ông khi đó về việc tắt thiết bị hỗ trợ sự sống. Tất nhiên bà kịch liệt từ chối việc này. Hawking được chuyển tới bệnh viện Addenbrooke, tại Cambridge (Anh quốc) nơi bác sĩ có thể kiểm soát được mức độ lây nhiễm của căn bệnh. Để giúp ông thở, bác sĩ đã phẫu thuật mở khí quản, đặt ống thở trong đó và kết quả của việc này là ông mất đi khả năng nói.

    Một khoảng thời gian sau, Hawking sử dụng thẻ đánh vần (spelling card) để giao tiếp bằng cách kiên nhẫn chọn từng chữ cái và ghép từ bằng cử động mi mắt. Martin King, một đồng nghiệp của Hawking đã cùng ông lên kế hoạch xây dựng một hệ thống giao tiếp mới. Martin King liên hệ với Walter Woltosz, Giám đốc Điều hành của Words Plus có trụ sở tại bang California (Mỹ) và hỏi tìm phần mềm phù hợp, có thể cải thiện khả năng giao tiếp một giáo sư vật lý Anh hiện mắc bệnh ALS.

    Stephen Hawking_3.

    Trước đó, Walter Woltosz đã phát triển một ứng dụng có tên gọi Equalizer để giúp đỡ mẹ mình, người cũng bị mắc căn bệnh quái ác ALS và mất đi khả năng nói và viết. Ứng dụng này cho phép người dùng chọn từ và ra lệnh máy tính chỉ bằng cử động của ngón tay. Equalizer đầu tiên chạy trên máy tính Apple II và sử dụng bộ tổng hợp giọng nói của một hãng khác là Speech Plus. Hệ thống này được kỹ sư David Mason, chồng của một y tá chăm sóc Hawking, cải tiến để tiện dụng trên xe lăn. Với hệ thống mới, Hawking có thể “nói” vào khoảng 15 từ mỗi phút chỉ bằng cử động của ngón cái.

    Tuy nhiên các tế bào thần kinh vận động của Hawking dần thoái hóa theo thời gian. Đến năm 2008, tay của ông quá yếu để chọn từ theo cách trên. Trợ giảng của ông đã nghĩ ra một phương thức mới với thiết bị có tên gọi “cheek switch” dùng chuyển động cơ mặt. Một cảm biến hồng ngoại được gắn trên mắt kính của ông nhằm ghi nhận những chuyển động cơ má phải. Cụ thể trong hệ thống này, trỏ chuột di chuyển liên tục theo chu kỳ qua các ký tự trong bảng chữ cái và Hawking “chọn” bằng cách chuyển động phần cơ ở má phải. Những chữ viết sau đó được truyền tới một máy tính tổng hợp và chuyển thành giọng nói để phát âm.

    Với cách này, Hawking không chỉ nói mà còn có thể viết email, truy cập Internet và thậm chí viết sách chỉ bằng phần cơ ở má phải. Tuy nhiên khả năng nhập liệu vẫn tiếp tục giảm theo thời gian do tác hại của căn bệnh. Đến năm 2011, tốc độ “nói” của ông giảm chỉ còn 1 đến 2 từ mỗi phút. Trong một bức thư gửi Gordon Moore, người đồng sáng lập hãng Intel, Hawking cho biết hiện trạng và đề nghị Intel giúp đỡ.

    Cũng cần nói thêm là Stephen Hawking gặp Gordon Moore lần đầu tiên tại một hội nghị vào năm 1997. Moore đưa ra đề nghị nâng cấp máy tính ông đang dùng giao tiếp từ nền tảng AMD sang Intel. Nếu đồng ý, Intel sẽ cung cấp một “máy tính thực sự” (real computer) được thiết kế riêng cho Hawking, nghiên cứu công nghệ hỗ trợ và nâng cấp hệ thống giao tiếp mỗi hai năm.

    Vấn đề của Hawking được chuyển cho Justin Rattner, CTO của Intel. Sau khi phân tích, ông đã thành lập nhóm chuyên gia trong lĩnh vực tương tác giữa con người và máy tính gồm Horst Haussecker, phụ trách nhóm Experience Technology Lab, Lama Nachman phụ trách nhóm Lama Nachman và đứng đầu dự án là Pete Denman, nhà thiết kế tương tác (Interaction Designer). Chúng tôi hy vọng sẽ có những bước đột phá trong việc cải thiện tốc độ giao tiếp của Hawking trở lại giống vài năm trước đây, Justin Rattner cho biết thêm.

    Stephen Hawking_2.

    Bước sang tuổi 70, sức khỏe giáo sư Hawking quá yếu để có thể tham dự bữa tiệc mừng sinh nhật của mình. Vì vậy buổi gặp gỡ được dời lại vài tuần sau đó tại văn phòng của ông ở Đại học Cambridge. Trong khi Haussecker giới thiệu và chia sẻ những công việc dự kiến phải thực hiện thì giáo sư “chen ngang”, bày tỏ sự cảm kích, vui mừng khi thấy nhóm Intel có mặt tại đây. Tất cả chỉ khoảng 30 từ nhưng Hawking phải mất gần 20 phút để viết ra kể từ lúc gặp nhóm. Điều này không chỉ làm xúc động các thành viên Intel mà còn làm họ nhận thấy vấn đề phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.

    Vào thời điểm đó, hệ thống giao tiếp của Hawking sử dụng một chương trình có tên gọi EZ Keys, một phiên bản nâng cấp do Words Plus phát triển. Trong chương trình này, trỏ chuột di chuyển liên tục theo chu kỳ qua các ký tự trong bảng chữ cái hiển thị trên màn hình và Hawking “chọn” bằng cách chuyển động phần cơ ở má phải. Những chữ viết sẽ được truyền tới một máy tính tổng hợp và chuyển thành giọng nói để phát âm. EZ Keys cũng cho phép ông kiểm soát trỏ chuột trong Windows, sử dụng Firefox để lướt web hoặc soạn bài giảng bằng Notepad. Hệ thống liên lạc của Hawking cũng có một webcam giúp ghi nhận hình ảnh để ông thực hiện cuộc gọi qua Skype.

    Theo dự kiến, nhóm nghiên cứu sẽ làm mới hoàn toàn hệ thống hỗ trợ cũ kỹ của Hawking, trong đó bao gồm cả việc đưa ra những phần cứng mới. Justin, CTO của Intel nghĩ rằng nhóm có thể ứng dụng công nghệ nhận dạng chuyển động của mắt, cảm biến cử chỉ hay sóng điện não (EGG sensor), Nachman cho biết. Tuy nhiên những phương pháp trên đã thất bại. Cảm biến Gaze phát hiện những chuyển động nhỏ của mắt lại thất bại do Hawking bị sụp mí mắt trong khi mũ cảm biến EEG không đọc được sóng điện não do tín hiệu không đủ mạnh.

    Quan sát, lắng nghe để nhận ra những mối quan tâm thật sự của Hawking. Ngoài việc cải thiện hệ thống hỗ trợ giao tiếp nhanh hơn, những tính năng mới cũng phải giúp giáo sư tương tác với máy tính tốt hơn, Nachman chia sẻ. Trở về Intel Lab và sau nhiều tháng nghiên cứu, Denman đưa ra đoạn video trình diễn nguyên mẫu giao diện người dùng mới với tên gọi ASTER (for ASsistive Text EditoR) và chờ phản hồi từ Hawking.

    Stephen Hawking_4.

    Những thay đổi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thói quen sử dụng của giáo sư nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn việc bổ sung nút có chức năng quay lại không chỉ dùng xóa ký tự khi nhấn nhầm mà còn để quay lại giao diện người dùng của mình, tích hợp thuật toán tiên đoán từ vốn được dùng trong smartphone, tablet hiện nay và chức năng chuyển từ kế tiếp cho phép Hawking chọn một từ có nghĩa sau đó thay vì phải gõ chúng.

    Theo Denman, điểm chính của bản nâng cấp là giải quyết được vấn đề lớn nhất Hawking gặp phải với giao diện ứng dụng cũ là chọn sai ký tự. Với một người cầu toàn như Hawking, ông không chỉ muốn người nghe nắm được những điểm chính trong một câu mà nó phải diễn đạt chính xác những suy nghĩ của mình.

    Đây là một cải tiến lớn so với những phiên bản trước đó, Hawking nhận xét. Tuy nhiên sau vài tháng sử dụng thực tế, giáo sư cho biết hệ thống mới quá phức tạp và khó thích ứng. Hawking là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới nhưng chúng ta không thể quên là ông ít có cơ hội tiếp xúc với những thiết bị, công nghệ hiện đại. Ngoài ra, tuổi tác cũng là trở ngại lớn khi ông tìm hiểu cách tương tác với những công nghệ mới, Denman cho biết thêm.

    Nhóm Intel nhận ra họ phải giải quyết vấn đề theo hướng khác và lấy Hawking làm trọng tâm. Cuối năm 2012, nhóm thiết lập hệ thống quan sát cách giáo sư tương tác với máy tính trong nhiều tình huống khác nhau, khi nhập liệu, sử dụng chuột hoặc cố gắng thay đổi kích cỡ cửa sổ ứng dụng.

    Stephen Hawking__5.

    Tháng Mười 2013, với sự hỗ trợ của trợ giảng Hawking là Jonathan Wood, nhóm Intel đã đưa ra một giao diện người dùng mới cho máy tính của Hawking và nghĩ rằng họ đã xử lý được vấn đề của giáo sư. Tuy nhiên kết quả lại thất bại. Trong nhiều tháng sau đó, nhóm đã đưa ra một giải pháp mới có tên gọi ACAT (Assistive Context Aware Toolkit). Giải pháp này không thay đổi về phần cứng mà tập trung vào phần mềm, cải thiện khả năng nhận dạng những chuyển động cơ trên khuôn mặt Hawking để chuyển thành dòng lệnh máy tính. Trong đó có một trình đơn ngữ cảnh cung cấp những phím tắt với các chức năng khác nhau như nói chuyện, tìm kiếm, gửi email và cả một công cụ quản lý giúp kiểm soát thời gian thuyết trình, nút tắt tiếng để ngắt bộ tổng hợp giọng nói khi cần thiết.

    Intel cũng sử dụng bộ tiên đoán từ của SwiftKey và tích hợp nhiều tài liệu của Hawking trong hệ thống mới. Vì vậy trong một số trường hợp, ông thậm chí không cần phải gõ một từ trước khi hệ thống đưa ra từ phù hợp kế tiếp. Chẳng hạn với cụm từ “lỗ đen” (the black hole), khi chọn chữ “the”, chức năng đoán trước từ sẽ đưa ra chữ “black” kế tiếp và sau đó là “hole”. Ban đầu, giáo sư cũng phàn nàn vì ông phải thay đổi để làm quen, Nachman chia sẻ.

    Giải pháp mới của Intel sẽ giúp Hawking tăng gấp đôi tốc độ "nói" cũng như cải thiện những thao tác khác lên khoảng 10 lần so với trước. Chẳng hạn như việc di chuyển trỏ chuột hoặc mở email là những thử thách thật sự đối với những người bị thoái hóa tế bào thần kinh vận động như Hawking.

    Giải pháp mới của Intel giúp Stephen Hawking cũng như nhiều bệnh nhân khác giữ giao tiếp với thế giới bên ngoài càng lâu càng tốt trước những ảnh hưởng của căn bệnh thoái hóa tế bào thần kinh vận động.

     

Những việc có ích cho cuộc sống bạn vẫn làm được sau khi chết

0

  1. dummy. ​

    Chúng ta hay nói câu "Chết là hết", vì không ai biết chắc rằng sau cái chết là trạng thái gì, cho nên cứ sống thật tốt cuộc sống hiện tại là đủ rồi. Hiện nay, có khá nhiều cách mà chúng ta có thể làm được sau khi chết rồi, dĩ nhiên không phải là biến thành zombie đi vòng vòng, mà là tham gia trong những ứng dụng phục vụ cho cuộc sống như sau.
    • Hoá thành cây xanh
    Nói chúng xác hơn đó là sau khi thiêu, tro của chúng ta sẽ được đóng gói làm phân bói để trồng cây. Đây là dự án kinh doanh của Bios Urn, dựa trên một ý tưởng tạo ra phân bón thân thiện với môi trường làm từ tro cốt. Sau khi thiêu, họ sẽ sử dụng chính số tro đó đóng trong một bình, thêm các thành phần hoá học và người thân sẽ dùng chúng để bón phân cho cây hoặc thậm chí là làm chậu để trồng một cây bonsai nho nhỏ. Bios Urn cho rằng việc làm này có thể giúp người thân bằng cách nào đó tưởng nhớ bạn, thông qua hình hài một cái cây được chính bạn nuôi sống.

    Tree-.
    • Thành đĩa than
    Vinyly là một công ty ở Liên hiệp Anh nhận sử dụng tro cốt của người chết để làm chất liệu sản xuất đĩa than vinyl cho máy nghe nhạc, họ cũng sẽ ghi âm những bài nhạc, đoạn hoà âm (tổng thời gian 24 phút) được yêu cầu lên đó, với chi phí 4000$. Không những vậy, Vinyly còn nhận phân phối các đĩa nhạc này ra các cửa hàng bán lẻ đĩa than nếu như bạn có yêu cầu.
    Vinyl-Record-.
    • Tham gia thử nghiệm độ an toàn của xe hơi
    Song song với việc hiến xác cho y học, thì hiến xác cho hoạt động thử nghiệm độ an toàn của xe hơi cũng đang rất phổ biến trên thế giới. Như chúng ta đã biết thì các hãng sản xuất xe hơi đều phải tiến hành thử nghiệm độ an toàn của các dòng xe trước khi bán ra, và phần lớn là sử dụng búp bê hình nhân đặt trong xe. Tuy nhiên, vì chất liệu của búp bê khác với da thịt con người, do đó kết quả thử nghiệm nhiều khi không chính xác, vì vậy việc sử dụng xác người chết hiến tặng sẽ cho kết quả giống thật nhất.
    Car-Safety-Test.
    • Làm súng đạn
    Công ty Holy Smoke ở Alabama (Mỹ) nhận dịch vụ sản xuất thuốc súng từ tro cốt người chết nếu gia đình của họ có yêu cầu này. Số tro sẽ được trộn với các hợp chất khác để làm thuốc súng, tạo nên khoảng 250 viên đạn thật bắn được, với chi phí khoảng 1200$.
    Ammunition.
    • Làm pháo hoa
    Công ty Heavenly Stars Fireworks cũng có cách làm tương tự, nhưng là biến tro cốt của bạn thành những viên pháo hoa đẹp mắt, với khẩu hiệu "chia tay người thân của bạn theo phong cách khác biệt". Hồi năm 2005, gia đình của nhà báo Hunter Thompson từng nhờ HSF tạo những viên pháo hoa từ tro cốt của ông, sau đó cả nhà cùng chiêm ngưỡng màn pháo hoa đẹp mắt thay cho lời vĩnh biệt.
    Firework-.
    Body Worlds là một nhà triển lãm ở New York, nơi trưng bày những mô hình về sinh lý học con người, hầu hết là những tiêu bản từ người thật hiến tặng cơ thể sau khi qua đời. Trung bình quá trình thực hiện tiêu bản một cơ thể người mất khoảng 3 tháng.
    pLastination.
    • Trở thành chế phẩm sản xuất điện
    Ý tưởng này được khởi xướng lần đầu tiên ở Hamstad, Thuỵ Điển năm 2008. Ở đây, người ta xây dựng những nhà hoả táng thân thiện với môi trường, những xác động vật chết và xác người khi được thiêu sẽ sinh nhiệt, tạo ra điện năng và để cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia, dùng cho việc cung cấp điện cho thành phố.
    Electricity-.
    • Làm nơi sinh sống cho san hô
    Dự án này được phát triển bởi công ty Reef Balls từ năm 1992, từ ý tưởng của một khách hàng mong muốn được yên nghỉ dưới lòng biển, xung quanh cá nhà rong tảo. Theo đó tro cốt sau khi thiêu sẽ được nén lại và tạo thành những vật điêu khắc, rồi đem thả xuống biển. Những công trình điêu khắc này rất bền, chịu được sóng và các trận bão, nên rất thích hợp để làm chỗ trú ngụ cho san hô và các sinh vật biển khác. Nhận thấy ý tưởng này giúp ích cho cộng đồng và thiên nhiên, Reef Balls bắt đầu mở rộng dịch vụ này đến với mọi người.
    Coral-Reef.
    • Làm vật lưu niệm
    Có nhiều người lại chọn cách sử dụng tro cốt của người thân cho các vật lưu niệm, ví dụ trộn trong đất sét để nặn các công trình điêu khắc, hoặc lưu giữ trong các đồ trang sức.
    Scattering-Ashes-Keepsake.
    • Làm lạnh cryo
    Kỹ thuật làm lạnh cryo là một môn khoa học nghiên cứu phản ứng của vật chất khi được làm lại ở nhiệt độ cực thấp. Vài phim sci-fi có đề cập tới việc ướp xác bệnh nhân bằng phương pháp làm lạnh cryo, sau đó lưu giữ qua nhiều năm, tới khi khoa học kĩ thuật tương lai đủ khả năng hồi phục người đó và chữa các bệnh nan y.

    Viện khoa học Cryonics.org hiện đang nhận lưu giữ xác của người chết bằng phương pháp làm lạnh cryo, với chi phí 28.000$. Cho nói rằng nếu giữ xác ngay khi trái tim vừa ngưng đập thì trên lý thuyết, bộ não vẫn còn sống và sau này khi y học tiến bộ, có thể giúp cứu sống họ.
    Cryogenics-.
    • Làm thức ăn cho cây nấm
    Trong các cách an táng người chết thì chôn và thuỷ táng là gây ô nhiễm môi trường nhất, nó làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Một nghiên cứu của viện MIT do Jae Rhim dẫn đầu đã tạo ra phương pháp an táng thân thiện với môi trường, bằng cách làm một bộ áo quan bọc xác có chứa các hạt giống nấm. Sau khi an táng, số nấm sẽ sinh sôi giúp việc phân huỷ xác nhanh hơn, đồng thời chúng cũng hấp thụ những chất gây ô nhiễm môi trường.
    Mushrooms-.
    • Dùng làm thực nghiệm hiện trường vụ án
    Trung tâm Nhân chủng học và Pháp lý tiếp nhận những xác mà người chết hiến tặng, sau đó sử dụng để thực nghiệm các điều kiện phân huỷ trong nhiều điều kiện khác nhau, hoặc thực nghiệm các vết thương gây ra cho nạn nhân. Từ đó báo cáo với bên pháp y, giúp cho việc điều tra vụ án được dễ dàng hơn nhờ các bằng chứng sống này.
    infinityburialproject.
     

Fan Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại

0


Chương trình mua túi "Lucky bag" tại Nhật hấp dẫn đến nỗi hàng chục người bất chấp cái lạnh -8 độ C và tuyết phủ khắp người để xếp hàng bên ngoài Apple Store.
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Những ngày gần đây, Apple đã tổ chức một chương trình tri ân khách hàng tại Nhật Bản mang tên "Chiếc túi may mắn". 
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Mỗi chiếc túi được bán với giá 300 USD, nhưng bên trong có thể chứa những món hàng có tổng giá trị cao hơn gấp nhiều lần, chẳng hạn như một chiếc Macbook Air, iPad Air, iPad Mini Retina, Apple TV, tai nghe Beats,...
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Điều kỳ lạ là Apple không triển khai chương trình khuyến mãi này tại quê hương Mỹ, mà chỉ bán túi may mắn tại Nhật Bản. Hàng chục, thậm chí hàng trăm người đã xếp hàng bên ngoài các Apple Store tại Nhật nhiều giờ để tìm vận may.
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Nhiều người chấp nhận ngủ trong trời tuyết để sở hữu túi may mắn từ Apple. Ảnh chụp bên ngoài một cửa hàng của hãng tại Sapporo. Ảnh: 1179ing.
The Apple Store Line That Could Kill You. Literally. 
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Các nhân viên Apple Store tại Nhật Bản đã phải mua thêm đồ ăn, nước uống để cung cấp cho những khách hàng đang chờ đợi bên ngoài cửa hàng. 
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Cái lạnh -8 độ C cũng khiến những chai nước đóng băng. Nhưng các "fan cuồng" vẫn kiên quyết bám trụ, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Họ dùng dù, mền, khăn choàng để giữ ấm.
Fan cuồng Apple ngủ xuyên đêm trong tuyết chờ khuyến mại
Tuyết rơi càng lúc càng dày khiến những người này như bị vùi lấp trong tuyết. 
Ảnh: Kotaku

Intel Compute Stick: chiếc PC nằm gọn trong lòng bàn tay

0

Bạn có muốn sỡ hữu một chiếc PC chạy Windows 8.1 PC nằm gọn trong lòng bàn tay mình?

Tại sự kiện CES 2015 , sau khi giới thiệu thế hệ Intel Core i thế hệ mới nhất Broadwell , Intel cũng đồng thời giới thiệu một sản phẩm mới rất độc đáo và ấn tượng tới người dùng là Intel Compute Stick - chiếc PC bé hạt tiêu.

Intel Compute Stick là một PC tí hon khi sở hữu các phần cứng riêng biệt và hoạt động trên nền tảng Windows 8.1 cùng với bộ ứng dụng được cài đặt sẵn nhưng có kích thước rất nhỏ, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. 

Intel Compute Stick có kích thước tương đương với Chromecast và Amazon Fire TV Stick nhưng sở hữu một phần cứng khá tốt như bộ vi xử lý Atom Bay Trail, 2GB RAM và 32GB bộ nhớ lưu trữ. Thiết bị PC tí hon này kết nối với một màn hình hiển thị hoặc TV thông qua kết nối dongle HDMI.
Intel Compute Stick còn được Intel trang bị các cổng kết nối mở rộng như 1 cổng USB, 1 cổng MicroUSB (cổng MicroUSB này được Intel dự kiến dùng làm cổng nguồn cho thiết bị) và 1 khe đọc thẻ nhớ MicroSD giúp mở rộng bộ nhớ lưu trữ.

Một số thông tin rò rỉ từ Tom Hardware cho biết Intel đang rất quan tâm đến dòng sản phẩm Compute Stick này và đang lên dự định nâng cấp trong tương lai, đầu tiên là phát hành bản cập nhật hỗ trợ thiết bị xuất trực tiếp các thông tin thông qua cổng HDMI. Trong tương lai sẽ nâng cấp phần cứng sản bộ xử lý Core M hoặc Cherry Trail mới nhất của hãng.
Intel Compute Stick sẽ chính thức lên kệ vào tháng 3/2015 với giá 149USD.
Tham khảo: thinkcomputers
 

Popular Posts

Labels

Coolbthemes.com .