0
Vừa qua, nhiều người tỏ ra kinh ngạc trước trí nhớ siêu phàm của em bé Phạm Tuấn Minh ở Bắc Ninh. Dù mới 4 tuổi nhưng em có thể thuộc lòng lịch vạn niên; có thể đổi từ ngày âm sang ngày dương và nếu đưa ra một ngày bất kỳ trong năm, Minh có thể nói chính xác ngày đó là thứ mấy trong thời gian chớp mắt. Theo các chuyên gia, trên thế giới, những người có trí nhớ như Minh vô cùng ít ỏi. Chúng tôi xin giới thiệu một vài trường hợp hiếm có ấy.
Trong cuộc sống có những chuyện tưởng như chẳng thể xảy ra nhưng vẫn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta. Một trong số những điều khó tin đó là những con người sở hữu bộ não thuộc hàng siêu việt, thông minh hơn cả những máy tinh nhân tạo có tốc độ xử lý hàng triệu phép toán mỗi giây.
Nổi bật nhất trong số những "siêu nhân" này là Shakuntala Devi, nữ "phù thủy toán học" đến từ Ấn Độ, người được mệnh danh là "máy tính sống" với khả năng xử lý những phép toán không ai ngờ tới.
Tài năng thiên bẩm và giấc mơ được đi học
Devi đã thể hiện trình độ tính toán siêu việt của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ các trường đại học, show diễn trong nhà hát kịch hay các chương trình phát thanh, truyền hình. Năm 1977, bà đã khiến cả thế giới phải choáng váng khi tính căn bậc 23 của một số 201 chữ số chỉ trong 50 giây, đánh gục hoàn toàn máy tính hiện đại nhất khi đó là Univac, mất 62 giây để làm phép toán.
Năm 1980, khi đến thăm Đại học Imperial ở London, Anh, Devi đã khiến các giáo sư và sinh viên ở đây ngả mũ kính phục vì tài năng của bà. Trong vòng 28 giây, "máy tính sống" đã đọc chính xác kết quả của phép nhân 2 số 13 chữ số. Kỷ lục này đã đưa Devi vào sách kỷ lục Guinness cùng với việc ghi nhớ hoàn toàn 26 chữ số sau chỉ 1 lần đọc lướt qua.
"Máy tính sống" Shakuntala Devi của Ấn Độ
Sinh ngày 4/11/1929, Devi xuất thân trong một gia đình theo đạo Bà la môn chính thống, cha cô là người đã từ chối việc trở thành linh mục để đi theo con đường riêng, trở thành một nghệ sĩ xiếc với những màn đi trên dây, xích đu hay huấn luyện thú dữ. Ông đã là người truyền cho cô con gái bản tính nổi loạn, thích sự phá cách.
Khi mới 3 tuổi, cô đã thể hiện khả năng đặc biệt với những con số. Cha cô là người đầu tiên phát hiện ra năng lực của con gái khi cô có thể nhớ được những quân bài của ông một cách chính xác. Lên 5 tuổi, cô bé Devi đã trở thành chuyên gia trong việc xử lý các con số và đây cũng là thời điểm cô theo chân cha trong các show diễn xiếc của ông, thể hiện khả năng toán học để kiếm tiền.
Cô từng nói: “Tôi đã trở thành trụ cột của gia đình, gánh trách nhiệm vô cùng lớn lao đối với một đứa trẻ. Khi 6 tuổi tôi đã có show diễn lớn đầu đời ở Đại học Mysore và đó là xuất phát điểm cho những cuộc chạy đua không mệt mỏi để kiếm tiền cho gia đình”.
Mặc dù tài năng và có khả năng kiếm tiền giất giỏi nhưng so với bạn đồng trang lứa, Devi rất thiệt thòi. Trong những năm đầu đời, bà không được đến trường cũng như ăn không đủ no vì điều kiện gia đình rất khó khăn.
Một lần trả lời phỏng vấn bà nói: “Tôi đã không được đi học. Năm 10 tuổi, tôi được nhận vào một trường tiểu học ở Chamarajpet nhưng gia đình không thể trang trải nổi học phí. Chỉ sau 3 tháng tôi đã bị đuổi học và đến sống ở khu ổ chuột Gavipuram”.
Devi từng nói, giấc mơ của bà là được theo học chuyên ngành toán của một trường đại học nào đó. Nơi được đào tạo về khả năng và cách vận dụng năng lực của mình vào các vấn đề thực tiễn. Bà cũng chia sẻ rằng, không thể truyền khả năng của mình cho người khác nhưng có thể hướng dẫn để những ‘thiên tài’ tiềm ẩn có thể phát huy khả năng của mình, những điều vẫn chưa được khám phá trong bộ não của họ.
Tài năng không biên giới
Năm 1950, bắt đầu lưu diễn châu Âu, Devi xuất hiện trên Hãng tin BBC và trả lời dễ dàng những phép toán khó và kỳ quái từ phía người phỏng vấn, tất cả đều chính xác hoàn toàn. Sau đó bà đến Đại học Rome, Ý cho các nhà khoa học ở đây thấy được sai lầm của chính họ trong một phép toán phức tạp mà trước đây vẫn lầm tường là đúng.
Thành công ở châu Âu, Devi bắt đầu tiến tới kiếm tiền ở thị trường Mỹ. Năm 1976, bà đến New York và thành phố chào mừng bằng một bài báo trang trọng trên tờ New York Times. Trong bài có đoạn: “Cô ấy sẽ nói cho các bạn biết căn bậc 2 của 188,132,517 – hoặc bất kỳ số nào khác – ngay trong khi bạn đặt câu hỏi. Ngoài ra, khi bạn nhắc đến bất cứ ngày nào của thế kỷ trước, cô có thể nói chính xác nó rơi vào thứ mấy”.
Trong một bài nghiên cứu về Devi trên tạp chí khoa học năm 1990, Arthur R. Jensen, một nhà nghiên cứu về trí thông minh con người ở Đại học California, Berkeley đã lưu ý rằng, không giống như những nhân vật thiên tài khác, bà không hề có xu hướng cô lập, tự kỷ mà rất hướng ngoại, niềm nở và dễ gần.
Jensen nhận xét rằng: “Với Devi, các con số như là ngôn ngữ mẹ đẻ của bà, trong khi đa số chúng ta học toán như một loại ngoại ngữ khó. Tuy nhiên, để có được thành công của mình, bà đã phải đánh đổi nhiều thứ và rèn luyện trí não rất nhiều khi còn là một đứa trẻ”.
Bí mật đằng sau những con số
Được nhắc đến như chiếc "máy tính sống" của loài người nhưng ít người biết rằng Shakuntala Devi là một trong những người đầu tiên ủng hộ cộng đồng đồng tính. Năm 1977, khi Devi khai căn bậc 23 của số 201 chữ số trong 58 giây cũng là thời điểm bà xuất bản cuốn sách "Thế giới của người đồng tính".
Bà Shakuntala Devi và cuốn sách về những con số dành cho trẻ em
Cuốn sách được xem là tài liệu đầu tiên của Ấn Độ về vấn đề đồng tính trong giai đoạn hiện đại, đến nay nó vẫn được tái bản và cộng đồng đồng tính ở quốc gia Nam Á này vẫn xem đó là một trong tác phẩm đi trước thời đại của bà Devi.
Ngoài là "phù thủy toán học" Devi còn tham gia nghiên cứu chiêm tinh và cho ra đời những cuốn sách của riêng mình. Đây là kết quả của việc không được chính phủ Ấn Độ trọng dụng, buộc bà phải tìm con đường riêng cho mình.
Tháng 4 vừa qua, người phụ nữ có bộ óc siêu việt nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 83, người quản lý của Devi cho biết nguyên nhân qua đời của "máy tính sống" là căn bệnh liên quan đến hô hấp và tim mạch.
Trong cuộc sống có những chuyện tưởng như chẳng thể xảy ra nhưng vẫn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta. Một trong số những điều khó tin đó là những con người sở hữu bộ não thuộc hàng siêu việt, thông minh hơn cả những máy tinh nhân tạo có tốc độ xử lý hàng triệu phép toán mỗi giây.
Nổi bật nhất trong số những "siêu nhân" này là Shakuntala Devi, nữ "phù thủy toán học" đến từ Ấn Độ, người được mệnh danh là "máy tính sống" với khả năng xử lý những phép toán không ai ngờ tới.
Tài năng thiên bẩm và giấc mơ được đi học
Devi đã thể hiện trình độ tính toán siêu việt của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ các trường đại học, show diễn trong nhà hát kịch hay các chương trình phát thanh, truyền hình. Năm 1977, bà đã khiến cả thế giới phải choáng váng khi tính căn bậc 23 của một số 201 chữ số chỉ trong 50 giây, đánh gục hoàn toàn máy tính hiện đại nhất khi đó là Univac, mất 62 giây để làm phép toán.
Năm 1980, khi đến thăm Đại học Imperial ở London, Anh, Devi đã khiến các giáo sư và sinh viên ở đây ngả mũ kính phục vì tài năng của bà. Trong vòng 28 giây, "máy tính sống" đã đọc chính xác kết quả của phép nhân 2 số 13 chữ số. Kỷ lục này đã đưa Devi vào sách kỷ lục Guinness cùng với việc ghi nhớ hoàn toàn 26 chữ số sau chỉ 1 lần đọc lướt qua.
"Máy tính sống" Shakuntala Devi của Ấn Độ
Sinh ngày 4/11/1929, Devi xuất thân trong một gia đình theo đạo Bà la môn chính thống, cha cô là người đã từ chối việc trở thành linh mục để đi theo con đường riêng, trở thành một nghệ sĩ xiếc với những màn đi trên dây, xích đu hay huấn luyện thú dữ. Ông đã là người truyền cho cô con gái bản tính nổi loạn, thích sự phá cách.
Khi mới 3 tuổi, cô đã thể hiện khả năng đặc biệt với những con số. Cha cô là người đầu tiên phát hiện ra năng lực của con gái khi cô có thể nhớ được những quân bài của ông một cách chính xác. Lên 5 tuổi, cô bé Devi đã trở thành chuyên gia trong việc xử lý các con số và đây cũng là thời điểm cô theo chân cha trong các show diễn xiếc của ông, thể hiện khả năng toán học để kiếm tiền.
Cô từng nói: “Tôi đã trở thành trụ cột của gia đình, gánh trách nhiệm vô cùng lớn lao đối với một đứa trẻ. Khi 6 tuổi tôi đã có show diễn lớn đầu đời ở Đại học Mysore và đó là xuất phát điểm cho những cuộc chạy đua không mệt mỏi để kiếm tiền cho gia đình”.
Mặc dù tài năng và có khả năng kiếm tiền giất giỏi nhưng so với bạn đồng trang lứa, Devi rất thiệt thòi. Trong những năm đầu đời, bà không được đến trường cũng như ăn không đủ no vì điều kiện gia đình rất khó khăn.
Một lần trả lời phỏng vấn bà nói: “Tôi đã không được đi học. Năm 10 tuổi, tôi được nhận vào một trường tiểu học ở Chamarajpet nhưng gia đình không thể trang trải nổi học phí. Chỉ sau 3 tháng tôi đã bị đuổi học và đến sống ở khu ổ chuột Gavipuram”.
Devi từng nói, giấc mơ của bà là được theo học chuyên ngành toán của một trường đại học nào đó. Nơi được đào tạo về khả năng và cách vận dụng năng lực của mình vào các vấn đề thực tiễn. Bà cũng chia sẻ rằng, không thể truyền khả năng của mình cho người khác nhưng có thể hướng dẫn để những ‘thiên tài’ tiềm ẩn có thể phát huy khả năng của mình, những điều vẫn chưa được khám phá trong bộ não của họ.
Tài năng không biên giới
Năm 1950, bắt đầu lưu diễn châu Âu, Devi xuất hiện trên Hãng tin BBC và trả lời dễ dàng những phép toán khó và kỳ quái từ phía người phỏng vấn, tất cả đều chính xác hoàn toàn. Sau đó bà đến Đại học Rome, Ý cho các nhà khoa học ở đây thấy được sai lầm của chính họ trong một phép toán phức tạp mà trước đây vẫn lầm tường là đúng.
Thành công ở châu Âu, Devi bắt đầu tiến tới kiếm tiền ở thị trường Mỹ. Năm 1976, bà đến New York và thành phố chào mừng bằng một bài báo trang trọng trên tờ New York Times. Trong bài có đoạn: “Cô ấy sẽ nói cho các bạn biết căn bậc 2 của 188,132,517 – hoặc bất kỳ số nào khác – ngay trong khi bạn đặt câu hỏi. Ngoài ra, khi bạn nhắc đến bất cứ ngày nào của thế kỷ trước, cô có thể nói chính xác nó rơi vào thứ mấy”.
Trong một bài nghiên cứu về Devi trên tạp chí khoa học năm 1990, Arthur R. Jensen, một nhà nghiên cứu về trí thông minh con người ở Đại học California, Berkeley đã lưu ý rằng, không giống như những nhân vật thiên tài khác, bà không hề có xu hướng cô lập, tự kỷ mà rất hướng ngoại, niềm nở và dễ gần.
Jensen nhận xét rằng: “Với Devi, các con số như là ngôn ngữ mẹ đẻ của bà, trong khi đa số chúng ta học toán như một loại ngoại ngữ khó. Tuy nhiên, để có được thành công của mình, bà đã phải đánh đổi nhiều thứ và rèn luyện trí não rất nhiều khi còn là một đứa trẻ”.
Bí mật đằng sau những con số
Được nhắc đến như chiếc "máy tính sống" của loài người nhưng ít người biết rằng Shakuntala Devi là một trong những người đầu tiên ủng hộ cộng đồng đồng tính. Năm 1977, khi Devi khai căn bậc 23 của số 201 chữ số trong 58 giây cũng là thời điểm bà xuất bản cuốn sách "Thế giới của người đồng tính".
Bà Shakuntala Devi và cuốn sách về những con số dành cho trẻ em
Cuốn sách được xem là tài liệu đầu tiên của Ấn Độ về vấn đề đồng tính trong giai đoạn hiện đại, đến nay nó vẫn được tái bản và cộng đồng đồng tính ở quốc gia Nam Á này vẫn xem đó là một trong tác phẩm đi trước thời đại của bà Devi.
Ngoài là "phù thủy toán học" Devi còn tham gia nghiên cứu chiêm tinh và cho ra đời những cuốn sách của riêng mình. Đây là kết quả của việc không được chính phủ Ấn Độ trọng dụng, buộc bà phải tìm con đường riêng cho mình.
Tháng 4 vừa qua, người phụ nữ có bộ óc siêu việt nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 83, người quản lý của Devi cho biết nguyên nhân qua đời của "máy tính sống" là căn bệnh liên quan đến hô hấp và tim mạch.
|
0 Awesome Comments!