Mẹo chia sẻ dữ liệu từ OneDrive trên Windows 10

0

Mẹo chia sẻ dữ liệu từ OneDrive trên Windows 10

Trên Windows 8.1, người dùng có thể tải tệp tin và thư mục trực tiếp từ ứng dụng trên giao diện Modern. Thậm chí chia sẻ mà không cần sử dụng giao diện web OneDrive.
OneDrive trên Windows 10 thì khác. OneDrive cho Windows 10 được tích hợp tốt hơn với trình File Explorer. Người dùng chỉ cần một cú click chuột để có thể chia sẻ các link liên kết chứa tệp tin hoặc thư mục.
Chia sẻ một link liên kết bao gồm tệp tin hoặc thư mục khá tiện dụng, đặc biệt khi gửi qua email. Các dịch vụ thư điện tử thường sẽ từ chối yêu cầu gửi của người dùng nếu như tệp tin đính kém quá lớn. Chính vì vậy, OneDrive giúp cho việc trao đổi thư điện tử, Facebook hoặc tin nhắn văn bản của người dùng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chia sẻ một tệp tin hoặc thư mục từ desktop
Bước 1: Mở OneDrive trong File Explorer và xác định vị trí các tệp tin hoặc thư mục muốn chia sẻ. Click chuột phải và tệp tin hoặc thư mục để bật menu ngữ cảnh và chọn mục "Share a OneDrive Link" (Chia sẻ liên kết từ OneDrive).
Sau vài giây, một thông báo sẽ xuất hiện để nhắc bạn về một liên kết đang chuẩn bị được gửi đi.
Bước 2: Mở mục Mail và nhập vào địa chỉ người nhận tệp tin. Nhấn chuột phải và chọn "Paste" (Dán) link liên kết trong nội dung thư gửi đi.
Bước 3: Sau khi nhận được thư, người nhận chỉ việc click vào link liên kết để truy cập vào tệp tin đã chia sẻ.
Lưu ý rằng liên kết này sẽ cho phép bất kỳ ai cũng có quyền truy cập vào tệp tin hoặc thư mục bên trong. Nếu muốn có chế độ bảo mật tốt hơn, người dùng sẽ phải chia sẻ từ giao diện web. Tại đó, người dùng có thể cấp quyền truy cập cho những người mong muốn chia sẻ.
Chia sẻ một tệp tin hoặc thư mục từ OneDrive.com
Bước 1: Mở OneDrive trong File Explorer và xác định vị trí các tệp tin hoặc thư mục bạn muốn chia sẻ. Click chuột phải vào tệp tin hoặc thư mục để bật menu ngữ cảnh và chọn "More OneDrive sharing options"(Nhiều tùy chọn chia sẻ OneDrive hơn).
Bước 2: Khi bạn nhấp vào tùy chọn này, trình duyệt web mặc định sẽ mở OneDrive và tới trang tùy chọn chia sẻ các thư mục hoặc tệp tin cụ thể. Từ đó, bạn có thêm các tùy chọn khác dưới đây:
Chia sẻ cho người dùng
Với tùy chọn này, bạn có thể cấp quyền truy cập cho từng cá nhân hoặc nhóm người cụ thể. Tùy chọn này cũng cho phép bạn xóa bỏ quyền truy cập của các đối tượng bên trên nếu bạn muốn.
Ở trong mục "To" (Gửi đến) bạn cần nhập địa chỉ email hoặc tên liên lạc từ danh sách. Thêm một lưu ý cho người nhận nếu bạn muốn. Để thay đổi quyền truy cập, nhấn chọn mục "Recipients can only view" (Người nhận chỉ có thể xem) và "Recipients can edit" (Người nhận có thể chỉnh sửa). Nhấn Share (Chia sẻ) để hoàn tất cài đặt.
Lấy link liên kết
Tùy chọn này sẽ giúp chia sẻ các tệp tin và thư mục tới nhiều người. Bạn có thể sử dụng link được OneDrive cung cấp và paste (dán) lên các bài đăng Facebook, LinkedIn, email hoặc tin nhắn văn bản. Bất cứ ai cũng có thể truy cập liên kết, sao chép và tải về. Người nhận thậm chí còn có quyền chuyển tiếp link, thay đổi danh sách người chia sẻ tệp tin và thư mục, thậm chí thay đổi quyền truy cập cho những người nhận khác.
- View Only (Chỉ xem): Khi bạn chia sẻ một mục với loại liên kết này, người nhận có thể xem, sao chép hoặc tải về mà không cần đăng nhập. Họ cũng có thể chuyển tiếp liên kết tới những người khác.
- Edit (Tinh chỉnh): Khi bạn chia sẻ một mục với loại liên kết này, người nhận có thể chỉnh sửa các tệp tin, sao chép, di chuyển, đổi tên hoặc thậm chí xóa các tệp tin trong thư mục chia sẻ. Người nhận có thể chuyển tiếp liên kết, thay đổi danh sách người chia sẻ các tệp tin hoặc thư mục và thay đổi quyền truy cập cho những người nhận sau.
Cuối cùng nhấp vào "Create Link" (Tạo link) để hoàn tất.
Nếu muốn chia sẻ trên các trang web hoặc mạng xã hội, người dùng có thể nhấp vào biểu tượng mạng xã hội, tin nhắn văn bản hoặc tài liệu in. Đặc biệt, OneDrive cũng cung cấp một tùy chọn cho phép người dùng rút gọn link để dễ dàng copy và paste.
Ngừng chia sẻ tệp tin hoặc thư mục
Bước 1: Để xem tất cả các mục đã chia sẻ, bạn cần nhấn và click vào mục "Shared" (đã chia sẻ) ở thanh bên trái của OneDrive.
Bước 2: Nhấp vào tùy chọn "Shared by me" (chia sẻ bởi tôi).
Bước 3: Nếu bạn là chủ sở hữu của các tệp tin và thư mục hoặc có quyền chỉnh sửa, bạn có thể ngừng việc chia sẻ hoặc thay đổi quyền truy cập với các đối tượng khác. Nhấn chọn hộp tick của các mục được chia sẻ và click chọn "Share" (chia sẻ) ở thanh phía trên của OneDrive.
Bước 4: Tại mục "Shared with" (chia sẻ với...), bạn hãy chọn quyền truy cập muốn thay đổi như Chỉ xem, Chỉnh sửa hoặc ngừng hoàn toàn quyền truy cập các link liên kết.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng chia sẻ tệp tin và thư mục từ OneDrive trên Windows 10.
Tiến Thanh

Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web

0
Dark Web, một thế giới tách biệt trên Internet, không chỉ là nơi trao đổi thông tin của các thành phần khủng bố, mà còn là "chợ đen" - nơi mua bán các mặt hàng cấm như súng, ma tuý vả cả thẻ tín dụng bị đánh cắp.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 1Có tới hơn 90% thông tin tồn tại trên Internet mà các công cụ tìm kiếm không thể truy ra, như cơ sở dữ liệu người dùng, webmail, các hệ thống quản trị nội dung,  báo cáo khoa học... Thế giới này gọi là Deep Web. Một phần nhỏ của Deep Web chính là Dark Web - thế giới trực tuyến bí mật và đen tối.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 2Để truy cập Dark Web cần đến công cụ đặc biệt, phổ biến nhất là Tor. Tor là phần mềm được các chuyên gia nghiên cứu trong quân đội Mỹ phát triển từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước với mục đích che giấu các hoạt động tình báo trực tuyến. Tor sau đó được phát hành công khai và miễn phí cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Lý do của họ rất đơn giản: càng nhiều người dùng, đối phương càng bị nhiễu trước các thông tin nặc danh.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 3Bên cạnh mục đích tình báo và quân sự, Tor dần trở thành công cụ yêu thích của các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, của hacker và thậm chí là của cả tội phạm mạng - những người muốn che giấu danh tính khi truy cập Internet.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 4Thế giới Dark Web đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ được phần đông người dùng Internet biết đến vào năm 2013 sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) triệt phá Silk Road - trang Dark Web chuyên mua bán nhiều loại hàng cấm và được mệnh danh là "Amazon.com của ma túy". Tuy nhiên, ngay sau đó các phiên bản Silk Road 2.0, 3.0... vẫn xuất hiện.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 5Trên hình là giao diện trình duyệt Tor sau khi được cài và mở trên máy tính. Công cụ này được dùng vào mục đích tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng. Nó được đánh giá cao vì nếu dùng Chrome hay Internet Explorer, danh tính và vị trí của người dùng có thể dễ dàng bị lần ra, nhưng nếu duyệt bằng Tor, thông tin người dùng và máy chủ tên miền sẽ được khóa chặt và bảo vệ ở mức cao nhất. 
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 6Nó cũng có công cụ tra cứu riêng mang tên Disconnect (Ngắt kết nối), sử dụng  kết quả tìm kiếm từ Google, Bing, Yahoo và DuckDuckGo nhưng không cho phép bên thứ ba theo dõi và lưu lại hoạt động tìm kiếm của người dùng.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 7Mục đích của Tor là giúp duyệt web mà không bị lộ danh tính. Với Google Search, người sử dụng dễ dàng biết được địa chỉ IP của thiết bị mà họ đang dùng (ảnh trái). Tuy nhiên, địa chỉ IP thật đã được ẩn đi và thay bằng IP giả khi dùng trình duyệt Tor (ảnh phải).
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 8Dark Web không sử dụng địa chỉ URL thông thường như Google.com. Những site ẩn này dùng đuôi .onion thay cho .com. 
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 9Trên Dark Web, tồn tại vô số các dịch vụ bất hợp pháp, như trang bán iPhone 6 hay điện thoại Galaxy S6 với giá chỉ tầm 7 triệu đồng. Không rõ nguồn gốc của những chiếc smartphone này, nhưng nhiều khả năng đây là hàng ăn cắp.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 10Mọi mặt hàng phạm pháp đều có trên Dark Web như giao dịch tiền giả...
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 11... hay mua bán ID mạo danh.
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web - ảnh 12Thậm chí, người dùng có thể thuê cả hacker để thực hiện những gì họ muốn.
Theo Vnexpress

Quét vật thể đời thực và chuyển thành bản vẽ 3D trong tích tắc với camera Intel

0
Quét vật thể đời thực và chuyển thành bản vẽ 3D trong tích tắc với camera Intel RealSense
Duy Luân
  1. RealSense là hệ thống camera chiều sâu của Intel, nó có thể nhận biết được các hình khối trong không gian ba chiều. Tận dụng đặc điểm này, chúng ta có thể xài RealSense để quét các vật thể ngoài đời thực rồi chuyển thành một mô hình 3D trên máy tính, từ đó chuyển tiếp thẳng ra máy in 3D luôn hoặc đem đi chỉnh sửa thêm thắt chi tiết. Nhờ có RealSense mà quá trình dựng prototype của anh em làm kĩ thuật trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn khá nhiều. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể "copy" một vật thể nào đó ra thành 2 bản nếu thích (tất nhiên khi đó sẽ phải mua thêm máy in rồi).

    Video

    Hệ thống RealSense mà mình cho các bạn xem trong bài này sử dụng 3 cảm biến, bao gồm 1 camera thông thường, 1 camera hồng ngoại và 1 bộ phát hồng ngoại. Tất cả được tích hợp gọn gàng trên viền màn hình của cái máy Lenovo IdeaPad 500 (sắp bán ở Việt Nam). Phần mềm dùng để quét vật thể do Intel cung cấp và nó đã được cài sẵn vào máy.

    Trước khi bắt đầu, còn một thứ nữa mà bạn cần chuẩn bị đó là cái bàn xoay. Mục đích của bàn này là để xoay vật thể 360 độ, như vậy thì camera RealSense mới thấy được hết mọi góc cạnh của sản phẩm mà dựng ra mô hình chính xác. Bạn cũng có thể cầm tay, tuy nhiên do tay chúng ta thì hay bị rung nên việc nhận diện sẽ kém hơn rất nhiều. Bàn xoay này mình nghe nói là có thể đi ra các tiệm điện mua với giá chỉ khoảng 300.000 đồng thôi, loại đẹp đẽ, chuyên nghiệp hơn thì sẽ đắt hơn.

    May_quet_3D_Intel_realsense_1.

    Trên bàn xoay có dán một tấm kí tự đặc biệt. Tấm này dùng cho khúc đầu với mục đích xác định trục 3D để việc quét có thể diễn ra chính xác hơn. Sau khi đã xác định xong thì bạn đặt vật thể cần quét lên bàn rồi cứ để cho bàn tự xoay và camera RealSense tự nhận diện. Tốc độ xoay thì do bạn tùy chỉnh, bản demo Intel cho mình xem có tốc độ quay vừa phải chứ không quá nhanh cũng không quá chậm, vì nhanh quá thì mất nét, còn quay chậm thì mất thời gian hơn.

    May_quet_3D_Intel_realsense_6.

    Mình thử nghiệm quét tượng một con ngựa bằng đá với nền phía sau khá rối, người ta đi qua đi lại liên tục nhưng RealSense vẫn có thể nhận ra chính xác vật thể của mình và không quét những người đi ngang. Chờ khoảng độ 2 phút là hình thù cơ bản đã xong, chờ thêm chừng 1 phút nữa để độ chi tiết tăng lên cao là dừng lại. Mô hình 3D ngay lập tức sẽ được xây dựng và cho phép bạn chuyển thẳng ra máy in hoặc save thành file CAD để chỉnh sửa về sau. Có thể là ghép thêm hình Thánh gióng lên con ngựa chẳng hạn :D

    May_quet_3D_Intel_realsense_5.

    Nói về máy in 3D, mình có thấy một cái máy được kết nối với chiếc Lenovo IdeaPad 500, có điều nó đang in một mẫu khác và phải mất rất nhiều thời gian mới xong nên mình không chuyển thẳng con ngựa của mình ra cho in thử được. Mà có in thì cũng phải đợi cả tiếng đồng hồ, nên anh em nào muốn tìm hiểu thêm về cách hoạt động của máy tin 3D thì có thể xem bài viết: [IFA 2014] Máy in 3D nhỏ gọn dùng trong hộ gia đình hoặc công ty nhỏ giá 1200 Euro. Mẫu mình được xem thì do Hong Kong làm, giá chỉ khoảng 500$ đến 600$ mà thôi.

    May_quet_3D_Intel_realsense_3.

    Về khả năng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, tất nhiên không phải ai cũng có nhu cầu quét vật thể như kiểu mà mình mô tả trong bài. Những người sẽ xài đến chức năng này nhiều là những anh em làm thiết kế công nghiệp, kiến trúc, làm mô phỏng cơ khí hoặc làm nghiên cứu sáng tạo cần nhanh chóng thể hiện ý tưởng của mình thông qua giải pháp in 3D. Những mô hình sau khi quét có thể được chỉnh sửa, thêm thắt chi tiết nên sẽ cho ra thành phẩm nhanh hơn so với việc phải tự vẽ lại mô hình đó từ đầu. Ngược lại, quá trình mô hình hóa một nguyên mẫu thực tế thành bản vẽ số 3D cũng được trơn tru, dễ dàng hơn.

    RealSense hỗ trợ quét nhiều loại vật thể với nhiều kích thước khác nhau, chỉ cần bạn có một cái bàn xoay đủ lớn và một góc nhìn đủ rộng để camera bao phủ được hết vật thể là được. Mình nghe nói Intel đang thử quét cả một người thật luôn rồi cho in 3D ra xem sao, cái này thì mất thời gian lắm nên khi nào có thử thì sẽ chia sẻ với anh em sau.

    May_quet_3D_Intel_realsense_2.
     

7 Ứng dụng miễn phí tốt nhất thay thế hoàn hảo cho Pushbullet

0

7 Ứng dụng miễn phí tốt nhất thay thế hoàn hảo cho Pushbullet

Gợi ý đến bạn đọc một số ứng dụng tốt nhất có chức năng tương tự Pushbullet và đặc biệt là miễn phí cho Android và máy tính.

Với người dùng Android thì Pushbullet là một cái tên quen thuộc, ứng dụng này cho phép người dùng kết nối Android với máy tính và thông qua đó quản lí các dữ liệu tin nhắn, lịch làm việc, truyền dữ liệu qua lại giữa 2 thiết bị,.. ngay từ chiếc máy tính của bạn. Tuy nhiên, tin xấu là ứng dụng này nay đã không còn được cung cấp miễn phí như trước nữa.

Nói rõ là Pushbullet vẫn có phiên bản miễn phí nhưng bị giới hạn tính năng, do đó, nếu bạn muốn làm nhiều việc hơn với Pushbullet, bạn phải bỏ ra số tiền là 5USD mỗi tháng. May mắn thay, có rất nhiều các lựa chọn thay thế Pushbullet mà lại hoàn toàn miễn phí, rất có thể bạn sẽ thấy hài lòng với các gợi ý sau đây.

Điểm tương đồng: Điều khiển SMS từ xa, đồng bộ thông báo, truyền dữ liệu qua lại.
Bất cứ những gì Pushbullet có thể làm thì AirDroid điều có thể làm tốt. Trên thực tế, AirDroid còn có thể làm được những gì mà Pushbullet không làm được, bao gồm xem ảnh từ thiết bị Android trực tiếp trên máy tính, chụp ảnh của người đang cố gắng truy cập vào điện thoại của bạn và quay số thực hiện cuộc gọi từ xa.

Tuy vậy, AirDroid có một số nhược điểm như là giao diện thiết lập và hoạt động không được thân thiện cho lắm. Bên cạnh đó, bạn sẽ bị giới hạn một số chức năng nhưng nếu chịu bỏ ra 2USD/ tháng thì bạn sẽ được cung cấp đầy đủ, một mức giá hợp lí hơn so với Pushbullet phải không?

Điểm tương đồng: Điều khiển SMS từ xa, đồng bộ thông báo, chấp nhận/từ chối cuộc gọi.
Không phải ngẫu nhiên khi Pushline có tên khá tương tự với Pushbullet, trước đây về cơ bản Pushline là một “clone” của Pushbullet, ngoại trừ nó được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Cụ thể là bạn sẽ không thấy quảng cáo, không cần phải mua ứng dụng và không có phiên bản đặc biệt.

Cụ thể, người dùng có thể sử dụng được hầu hết các tính năng mà Pushbullet cung cấp bằng Pushline như soạn/đọc SMS, gửi ghi chú/liên kết/trang web giữa 2 thiết bị và đồng bộ chúng, chấp nhận/hủy cuộc gọi,… tuy nhiên Pushline không hỗ trợ tính năng chuyển dữ liệu qua lại giữa máy tính và Android.

Điểm tương đồng: Điều khiển SMS từ xa, đồng bộ thông báo.
MightyText được khá nhiều người dùng trên thế giới ưa thích và thường xuyên sử dụng. Ứng dụng này cung cấp cho người dùng tính năng nhắn tin SMS miễn phí từ máy tính của bạn. Và bạn không cần phải cài đặt thành phần nào vào máy tính vì tất cả đều được thao tác trực tiếp trên trình duyệt web.

MightyText còn cho phép người dùng có thể đồng bộ hóa các thông báo, hình ảnh, video và tin nhắn SMS giữa các thiết bị Android và máy tính lên tài khoản MightyText trên trình duyệt (Chrome, Firefox, Opera, Safari và IE), và nó cho phép bạn gửi tin nhắn SMS từ các thiết bị kết nối với giới hạn 500 tin mỗi tháng. Khá tuyệt phải không?
Bên cạnh đó, với 5USD mỗi tháng, bạn còn được cung cấp vài tính năng tiên tiến khác như gửi SMS theo lịch trình, gửi tin nhắn hàng loạt, gửi SMS bằng email, tin nhắn mẫu, chặn số, không quảng cáo,…

Điểm tương đồng: Điều khiển SMS từ xa, đồng bộ thông báo.
Giống như MightyText, Yappy (trước đây là Endless Jabber) cung cấp khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị Android và máy tính thông qua ứng dụng Yappy nền web (Chrome và Firefox). Bên cạnh đó, Yappy có phần đơn giản hơn trong cách sử dụng so với MightyText, và nếu bạn chỉ cần sử dụng các tính năng gửi/nhận SMS đã được mã hóa, đồng bộ thông báo và thực hiện cuộc gọi từ xa thì Yappy là một lựa chọn khá lý tưởng.

Yappy cung cấp cho người dùng 2 phiên bản để lựa chọn, bao gồm phiên bản miễn phí với ưu điểm không giới hạn tin nhắn miễn phí nhưng sẽ có quảng cáo và 14 ngày lưu trữ tin nhắn. Còn phiên bản Pro cung cấp tùy chọn loại bỏ quảng cáo, không giới hạn lưu trữ tin nhắn,… chỉ với 2USD mỗi tháng.

Điểm tương đồng: Điều khiển SMS từ xa, có ứng dụng Desktop.
MySMS cho phép người dùng đồng bộ dữ liệu tin nhắn SMS từ chiếc smartphone Android của bạn với thiết bị máy tính bảng Android, iPad và máy tính để bàn. Và người dùng còn có thêm lựa chọn ứng dụng nền web (chỉ dành cho Windows và Mac).

Tuy nhiên, MySMS không cung cấp nhiều tính năng và nó khá hạn chế. Ngoài trừ việc gửi và nhấn SMS từ xa, đồng bộ thông báo cuộc gọi và không giới hạn số lượng SMS mỗi tháng. Và với 10USD mỗi năm, bạn sẽ có thêm tùy chọn lưu trữ SMS, lên lịch gửi thư, quản lí cuộc gọi từ máy tính,…

Điểm tương đồng: Truyền dữ liệu.
Không như các ứng dụng khác, Infinit chỉ tập trung vào tính năng truyền dữ liệu giữa các thiết bị Android, iOS, Windows, Mac và Linux. Thao tác trong Infinit rất dễ, và người dùng có thể gửi tập tin và thư mục một cách đảm bảo vì mọi thứ sẽ được mã hóa một cách an toàn.

Infinit cung cấp 2 loại tài khoản để người dùng lựa chọn, bao gồm Free với giới hạn 10GB kích thước cho mỗi tập tin và không giới hạn số lượng. Với 6USD hoặc mời được 2 bạn bè mỗi tháng, bạn sẽ được nâng lên mức 50GB kích thước tập tin. Và 8.50USD mỗi tháng cho khả năng không giới hạn.

Điểm tương đồng: Truyền dữ liệu.
Send Anywhere tương tự như Infinit nhưng được người dùng đánh giá tốt hơn. Send Anywhere có mặt trên các nền tảng bao gồm Windows, Mac, Linux, Android, iOS, Windows Phone, Amazon Kindle, Chrome và nền web.
Khi người dùng thực hiện gửi một tập tin, ứng dụng sẽ tải tập tin đó lên máy chủ của Send Anywhere và tạo ra một khóa 6 chữ số. Bất cứ ai có khóa này đều có thể tải xuống dữ liệu mà bạn đã gửi lên. Nhưng khóa này chỉ có tác dụng trong vòng 10 phút. Khi hết hạn, tập tin sẽ bị xóa ngay lập tức.

Việc sử dụng Send Anywhere là hoàn toàn miễn phí, không cần đăng ký. Tất cả mọi thứ đều được ẩn danh hoàn toàn và không có giới hạn về số lượng lẫn kích thước tập tin.

Toàn cảnh vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga 10:14 30/11/2015

0
Việc chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Su-24 của Nga là điều có thể lường trước sau một thời gian dài căng thẳng giữa hai bên, từ khi Nga không kích IS ở Syria.

Sự cố xảy ra như thế nào?



Ngày 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hai chiến đấu cơ F-16 tuần tra dọc biên giới nước này đã bắn rơi một máy bay chưa rõ quốc tịch vì nó vi phạm không phận. Máy bay bốc cháy và rơi xuống khu vực đồi núi phía bắc tỉnh Latakia, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nơi có lãnh địa của người Syria gốc Thổ (Turkmen).











Ảnh chụp từ video chiếu trên kênh truyền hình Turkish TV cho thấy máy bay với đám cháy ở đuôi. Ảnh: EPA/Haberturk TV Channel

Chiếc máy bay lao xuống mặt đấu trong lửa. Ảnh: Reuters/Haberturk TV Channel

Hình ảnh phi công nhảy dù được phóng to. Ảnh: TurkPressMedia

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận máy bay bị bắn rơi là Su-24. "Chiếc Su-24 của phi đội máy bay Nga vừa rơi xuống Syria do bị bắn từ mặt đất", đại diện bộ Quốc phòng nói. Moscow khẳng định, máy bay Su-24 lúc đó ở trong không phận Syria tại độ cao 6.000 m.

Trong khi đó, phiến quân đối lập ở Syria đăng tải một video cho thấy viên phi công Nga đang nằm bất động. Thủ lĩnh của nhóm này thậm chí tuyên bố viên phi công đã thiệt mạng.

Sau chiếc Su-24, Ankara cho biết một máy bay thứ hai tiếp tục xâm phạm không phận nước này nhưng họ không bắn hạ nó.
Trực thăng cứu nạn của Nga bị bắn nổ

Trực thăng Nga nổ tung vì trúng tên lửa của phiến quân Syria



Phi công Su-24 Nga kể về phút giáp mặt F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik

Nga điều trực thăng rà soát khu vực Su-24 rơi để tìm các phi công mất tích. Quân đội Nga cũng chặn các tín hiệu kết nối không dây tại khu vực tìm kiếm các phi công.

Đài quan sát Nhân quyền Syria thông báo, nhóm phiến quân Syria đã bắn hạ một trực thăng Nga bằng tên lửa chống tăng ngay sau khi ép nó hạ cánh tại một khu vực do chính phủ kiểm soát tại tỉnh Latakia.

Ít nhất 10 người trên trực thăng khi nó trúng tên lửa của nhóm phiến quân, nhưng tất cả đã được sơ tán trước khi máy bay bốc cháy. 18 biệt kích Syria và 6 chiến binh của tổ chức Hezbollah tìm thấy phi công Murakhtin ở khu vực nằm sâu 4 km trong lãnh thổ Syria 12 giờ sau khi máy bay rơi.
Thông tin trái ngược từ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga

Việc chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga là sự cố nghiêm trọng nhất giữa Nga với các nước thành viên NATO trong nửa thế kỷ qua. Ankara và Moscow lần lượt đưa ra những bằng chứng trái ngược nhau để biện minh cho hành động của họ.


Vạch màu đỏ là đường bay của chiếc Su-24 theo lời của Nga, trong khi vạch màu tím là đường bay "xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ". Đồ họa: New York Times

Thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ

Thông tin từ Nga


Phi cơ S-24 của Nga bị bắn do vi phạm không phận 17 giây.

Máy bay hoàn toàn chưa xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Phi công trên chiến đấu cơ F-16 đã cảnh báo máy bay Nga 10 lần trong vòng 5 phút nhưng không nhận được phản hồi.

Phi công sống sót sau khi nhảy dù khỏi Su-24 khẳng định không có bất kỳ cảnh báo nào.

Đây không phải hành động chống lại bất cứ nước nào mà là động thái nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trong khuôn khổ luật giao chiến.

Máy bay không đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ. Bắn máy bay là "hành động gây hấn" và là "một cuộc mai phục" được lên kế hoạch từ trước.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói họ không biết phi cơ bị bắn hạ là của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ tuyên bố của Ankara, cho rằng phi cơ Nga có những dấu hiệu nhận biết riêng và dễ dàng nhìn thấy.

Nguồn gốc căng thẳng


DÒNG SỰ KIỆN

Lịch sử bất hòa

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ 2 trong NATO, và Nga có lịch sử căng thẳng lâu dài. Sự đối đầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hình thành rõ nét nhất từ thế kỷ 16 với sự nổi lên của hai đế chế hùng mạnh. Đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ và Sa Hoàng Nga từng trải qua giai đoạn chiến tranh từ năm 1877 đến 1878.

Vào giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại, Thế chiến I dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra chuyển biến chính trị lớn ở cả hai nước. Lúc đầu, mối quan hệ giữa Liên bang Xô viết và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ dưới quyền cai trị của Tổng thống Mustafa Kemal được cải thiện.

Mâu thuẫn cũ chưa được giải quyết, xung đột mới xuất hiện. Moscow và Ankara có lập trường trái ngược về cuộc nội chiến tại Syria.

Song Công ước Montreux về chế độ các eo biển năm 1936 một lần nữa khiến quan hệ hai nước gặp sóng gió khi Thổ Nhĩ Kỳ quy định việc di chuyển tàu hải quân của các nước không giáp với Biển Đen qua hai eo biển Bosporus và Dardanelles.

Trong thế chiến II, khi Liên bang Xô Viết phải chịu mũi dùi công kích dữ dội từ phe phát xít, Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ thái độ trung lập. Thậm chí nước này còn cho tàu chiến của Đức đi qua eo biển, khiến chính quyền Moscow nổi giận.

Suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh kéo dài 45 năm, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga luôn ở hai đầu chiến tuyến. Việc Ankara gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1952 khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một tường thành chống lại Liên Xô đến Địa Trung Hải.

Năm 1962, căng thẳng giữa hai nước lại một lần nữa lên tới đỉnh điểm khi Thổ Nhĩ Kỳ là nơi Mỹ lắp tên lửa hạt nhân trong cuộc đối đầu với Liên Xô liên quan tới cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ giữa hai quốc gia dần được cải thiện. Nhiều bản hợp đồng kinh tế được ký.

Tuy nhiên, mâu thuẫn cũ chưa được giải quyết, xung đột mới xuất hiện. Moscow và Ankara có lập trường trái ngược về cuộc nội chiến tại Syria.


Đồ họa: Guardian

Bất đồng về tình hình Syria

Từ năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã muốn thay đổi chính phủ ở Syria. Kế hoạch bất thành, Ankara và Washington đều quay sang hỗ trợ lực lượng đối lập vũ trang ở Syria, bao gồm cả nhóm tiền thân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong khi đó, Nga nhiều lần nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của ông Bashar al-Assad trong việc chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm cũng như trong cuộc chiến chống khủng bố.

Vụ việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga rõ ràng là kết quả tất yếu của sự khác biệt về lập trường giữa Nga và NATO.

Mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là tốt đẹp cho tới thời điểm Moscow phát động chiến dịch không kích lực lượng nổi dậy ở Syria từ cuối tháng 9/2015. Không chỉ nhằm mục tiêu không kích IS, chiến đấu cơ Nga còn bị cáo buộc oanh tạc lực lượng chống đối chính quyền Assad, một đồng minh lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga cũng phát động chiến dịch không kích lực lượng nổi dậy ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhóm phiến quân gốc Thổ hoạt động và gây ảnh hưởng. Nó như giọt nước làm tràn ly. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từng triệu tập đại sứ Nga tới để yêu cầu chấm dứt không kích lực lượng mà Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gọi là “những người anh em của chúng ta”.

Nguy cơ về cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và những cựu thù Chiến tranh Lạnh, không chỉ gồm Thổ Nhĩ Kỳ mà cả Mỹ tại khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ là điều từng được cảnh báo trước. Vụ việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga rõ ràng là kết quả tất yếu của sự khác biệt về lập trường giữa Nga và NATO trong cuộc chiến tại Syria và ẩn sâu trong đó là những căng thẳng âm ỉ.​
Cuộc chiến ngôn từ và trả đũa

Chỉ trích qua lại

Tổng thống Nga Vladimir Putin tức giận sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi phi cơ Nga. Ảnh: Sputnik


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan kiên quyết không xin lỗi Nga vụ bắn rơi Su-24 và cho rằng Moscow vu khống Ankara đồng lõa Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Reuters

Ngay sau sự việc hôm 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin giận dữ nói việc Su-24 bị bắn rơi "như cú đâm từ sau lưng và được thực hiện bởi những kẻ đồng lõa với khủng bố".




Phản ứng trước thái độ quyết liệt từ Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, nói những lời chỉ trích của người đồng nhiệm Nga là “không thể chấp nhận”. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Erdogan cảnh báo ông Putin “đừng đùa với lửa”.

Ông Erdogan tuyên bố nước này không xin lỗi về hành động bắn rơi chiến đấu cơ, gọi Moscow là kẻ vu khống khi cáo buộc Ankara đồng lõa với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Do sự việc liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ nên khối NATO phải tổ chức cuộc họp khẩn cấp. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tỏ ý ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ và bác bỏ thông tin của Nga rằng chiếc Su-24 không xâm phạm lãnh thổ. "Chúng tôi đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh NATO", ông Stoltenberg nói.

Trong khi đó, phát ngôn viên quân đội Mỹ nói việc máy bay Nga bị bắn rơi là vấn đề mà Ankara và Moscow cần giải quyết với nhau. Mỹ khẳng định nước này không liên quan đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga.
"Đây là sự cố giữa chính quyền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không phải vấn đề liên quan đến các hoạt động của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo vẫn tiếp tục như kế hoạch và chúng tôi đang không kích ở cả Iraq và Syria", Reuters dẫn lời ông Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết.

Nga trả đũa




Quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ leo thang căng thẳng sau khi Su-24 bị bắn rơi. Ảnh: AP

Một ngày sau vụ việc, giới chức cả hai nước bác bỏ khả năng xảy ra đối đầu trực diện hoặc chiến tranh. "Chúng tôi sẽ không phát động chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ", phía Nga tuyên bố.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã đình chỉ mọi liên lạc quân sự với phía Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời quyết định điều tàu chiến cùng tuần dương hạm trang bị hệ thống phòng không tới bờ biển Latakia, Syria. Song song đó, Nga cũng triển khai hệ thống phòng không tầm xa S-400 tối tân tới căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Hai loại vũ khí này nhằm phá hủy mọi mục tiêu nguy hiểm đối với các máy bay Nga khi không kích IS.
Nga cũng đã gia tăng mạnh mẽ các cuộc không kích vào khu vực phe đối lập kiểm soát tại tỉnh Latakia và nhắm vào đoàn xe chở hàng cứu trợ của Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn biên giới Azzaz của Syria. Ít nhất 7 lái xe thiệt mạng. Thị trấn này là đầu mối tập kết hàng tiếp viện từ Thổ Nhĩ Kỳ cho phe nổi dậy Syria đang chiến đấu với lực lượng chính phủ tại thành phố Aleppo gần đó.


Người Nga ném trứng và đá vào Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hủy chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25/11, đồng thời khuyến cáo người Nga không nên tới Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này.

Trong khi đó, hàng trăm người dân Nga tụ tập trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Thủ đô Moscow, tức giận ném trứng, đá, phẩm màu bên trong và hô khẩu hiệu “kẻ giết người”.

Moscow tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát thực phẩm nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Ngày 26/11, Sở di trú Nga bắt 39 doanh nhân Thổ Nhĩ kỳ vì nhập cảnh trái phép, đồng thời tạm dừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1/2016.

Trong khi đó, Ankara khẳng định việc Moscow trả đũa kinh tế là "cảm tính" và "không thích hợp". Ngày 28/11, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày khuyến cáo người dân phải hoãn tất cả các chuyến du lịch không khẩn cấp đến Nga.

Trong diễn biến mới nhất, ngày 29/11, Tổng thống Putin đã có động thái cứng rắn nhất với Thổ Nhĩ Kỳ, khi ông ký sắc lệnh áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước này. Quyết định trừng phạt của Putin có hiệu lực ngay lập tức.

Khó thổi bùng chiến tranh hạt nhân

Về quan hệ song phương, Ankara - Moscow có mối giao hảo tích cực trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, mọi chuyện xấu đi kể từ cuối tháng 9 khi Nga bắt đầu không kích IS ở Syria và dẫn đến hàng loạt sự cố với Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình tiếp tục tụt dốc sau khi máy bay Nga bị bắn rơi, gây tác động nghiêm trọng tới cả hai quốc gia. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Ankara đang đẩy quan hệ song phương vào “thế bế tắc”.

Bối cảnh địa chính trị ở Trung Đông hiện nay phức tạp nhưng chưa đến mức nguy hiểm.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) nhận định vớiZing.vn việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga nhằm 4 mục đích chính: thứ 1 là cảnh báo Nga; thứ 2 là củng cố lòng tin với các đồng minh Trung Đông; thứ 3 là tác động tới nội bộ Nga, nhằm kích động phong trào phản đối chiến dịch dội bom IS ở trong nước; cuối cùng là chia rẽ Nga - Iran khi vụ tấn công xảy ra đúng thời điểm Tổng thống Vladimir Putin đang công du Tehran.

“Thổ Nhĩ Kỳ không dám đơn phương thực hiện vụ bắn rơi máy bay Nga. Có thể họ đã được bật đèn xanh hoặc được chống lưng bởi một nước trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an, nhận định.



Nga điều tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-400 đến căn cứ ở Syria để tiêu diệt mọi mối đe dọa với các máy bay nước này. Ảnh: RT

Vụ việc cũng khiến căng thẳng trong khu vực leo thang, đẩy tình hình tới thế khó có thể lường trước. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý chính là việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau vụ việc, thay vì sử dụng mã phóng vũ khí hạt nhân.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể được một nước NATO chống lưng để bắn rơi máy bay Nga

Theo CNN, nếu điều này xảy ra trong thời Chiến tranh Lạnh, nó sẽ đẩy tình hình tới sát mép vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị ở Trung Đông hiện nay phức tạp nhưng chưa đến mức nguy hiểm.

Frants Klintsevich, Phó Trưởng ban quốc phòng trong Thượng viện Nga, cho rằng, dù mối quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức căng thẳng, một cuộc đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là "vô lý và không thể được chấp nhận". “Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ NATO có thể phải can dự nhằm hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của khối này”, ông Klintsevich nói.

Theo chuyên gia phân tích người Brazil, Pepe Escoba, các tướng lĩnh NATO "không ngu ngốc tới mức để người khác kéo vào cuộc chiến với Nga", còn Moscow sẽ không để NATO có cớ gây chiến.

Sau khi Nga triển khai hệ thống S-400, trang web tin tức tình báo DEBKAfile (Israel) cho biết Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Những cuộc tấn công của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các mục tiêu IS tại Iraq vẫn diễn ra. Thổ Nhĩ Kỳ hiện rất thận trọng, tránh điều các chuyến bay tới gần biên giới Syria.

Tống Hoa - Hải Anh - Minh Anh
Dựng trang & Đồ họa: Tiên Trần
 

Popular Posts

Labels

Coolbthemes.com .