CA DAO XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM CHỮI CSVN

0

NGUYỄN NGỌC BẢO 

Ca Dao XHCN chữi CSVN
image

Vit nam có mt ông già
Râu dài, tóc bc tên là Chí Minh
Ông hay ung rượu mt mình
Khi bun li r Trường Chinh ung cùng
Say sưa ông nói lung tung:
Vit Nam mình s sánh cùng năm châu
Này ông, chuyy còn lâu!!!

Câu ca dao nêu trên có lẽ được sáng tác và lưu hành tại miền Bắc từ ngày ông Hồ Chí Minh còn có thể ngồi lai rai uống rượu và ăn nói lung tung, tức là trước cái ngày ông được nhân dân ca tụng bằng hai câu ca dao khác cũng chẳng kém mùi “phản động”: “bác Hồ ta thật vẻ vang, đang từ khỏe mạnh chuyển sang… từ trần”.

Phải công nhận tác giả câu ca dao tả bác uống rượu, và cả những người góp phần khẩu truyền câu ca dao, quả là trông xa thấy rộng. Ngay từ bốn, năm thập niên trước, khi đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và cộng sản quốc tế nói chung đang làm mưa làm gió trên quả địa cầu, những người dân ấy đã đủ sáng suốt để vỗ vai bác, dù là vỗ vai bằng chữ nghĩa, mà bảo bác rằng “Này ông, chuyện ấy còn lâu!”.

image
Quả thật, cho đến hôm nay, dưới sự lãnh đạo của cộng sản, chuyện Việt Nam có thể sánh vai cùng cộng đồng nhân loại vẫn còn lâu, lâu lắm. Trong suốt hơn nửa thế kỷ kể từ ngày cai trị miền Bắc và ba thập niên từ lúc cưỡng chiếm miền Nam, cộng sản Việt Nam đã gieo rắc muôn vàn tang thương cho dân tộc. Biết bao tiếng kêu đau đớn và phẫn uất của nhân dân đã vang lên trong suốt chiều dài lịch sử này. Trong số ấy, nhiều tiếng kêu đã cô đọng thành những câu ca dao thật độc đáo.

Tự ngàn xưa, cổ nhân đã nhận định là muốn tìm hiểu bản chất một chế độ thì chỉ cần xét tinh thần của người dân sống trong chế độ. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được tinh thần người dân? Để trả lời câu hỏi, các cụ dậy rằng “dễ lắm, tinh thần người dân luôn luôn được phản ảnh qua thơ và nhạc lưu truyền trong dân gian”. Cũng vì vậy mà cụ Khổng đã bảo “thanh âm chí đạo dữ chính thông hỹ”, tức là “đạo thanh âm tương thông với chính trị”, và cụ nói rõ rằng “thơ nhạc gốc ở tình cảm, mà tình cảm gốc ở chính trị”. Từ quan niệm này, cụ đã san định Kinh Thi, gồm hơn ba trăm bài thơ mà đa số là những bài thơ “quốc phong”, tức thơ của dân gian, về đời vua Văn nhà Chu (1186 đến 1135 trước Tây Lịch) để mô tả xu hướng chính trị và luân lý của xã hội thời bấy giờ. 

image
Hôm nay, 30 năm sau ngày miền Nam đổi chủ, bắt chước cổ nhân, người viết xin dùng những câu ca dao được lưu truyền tại Việt Nam kể từ biến cố tháng tư năm 75 để minh họa bức tranh xã hội chủ nghĩa và tâm trạng người dân trong suốt 30 năm qua. Trong số những câu ca dao này, có những câu ta thán đầy thê lương ảo não, có những câu trào phúng “bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm”, có những câu châm biếm chua cay đôi khi trở thành tục tĩu, và có cả những tiếng mắng chửi vô cùng hằn học. Có thể nói tất cả những câu ca dao ấy là một hình thức phản kháng, một thứ vũ khí đấu tranh của người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức của bạo quyền.
Cũng xin nói thêm, người viết rời quê hương trong ngày cuối cùng của cuộc chiến và cho đến hôm nay, sau 30 năm tỵ nạn nơi đất khách, vẫn chưa về thăm lại quê nhà để đi “thực tế” (mượn tạm ngôn từ của cộng sản) một chuyến. Vì vậy, những câu ca dao trích dẫn trong bài là những câu hoặc đã sưu tầm được trên sách báo và trên mạng lưới điện toán, hoặc do những người đã từng sống nhiều năm với cộng sản kể lại khi đến định cư tại xứ người, hoặc do các thân hữu về thăm Việt Nam mang sang làm “quà lưu niệm”. 

image
Đến hôm nay, có lẽ những người di tản đợt đầu tiên từ gần 30 năm trước vẫn còn nhớ đôi câu thơ phát xuất tại miền Nam sau ngày Sài Gòn đổi chủ. Vâng, chúng ta đã nghe nhắc đến đôi câu ấy trong những năm tháng đầu xa quê hương. Nghe mà dạ bùi ngùi. Nghe mà lòng chua xót:

Nam Kỳ Khi Nghĩa tiêu Công Lý
Đng Khi vùng lên mt T Do

Câu thơ đánh dấu sư kiện, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền cộng sản đổi tên đường Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Tự Do thành Đồng Khởi. Ở một ý nghĩa khác, công lý đã chết tức tưởi và tự do thì đã vội vã ra đi.
Và đôi câu khác cũng được phổ biến khá rộng rãi trên mọi miền đất nước, từ sông Bến Hải đến tận mũi Cà Mau:

Dép râu dm nát đi son tr
Nón tai bèo che khut no tương lai

Đau đớn thay:

Chim xa rng còn thương cây nh ci
Vit Cng v thành làm ti dân ta

Ba mươi năm bị làm tội làm tình, quãng thời gian dài gấp đôi đoạn đường luân lạc của Thúy Kiều thuở trước. Từ ngày ấy đến hôm nay, bao nhiêu hàng nước mắt đã lăn dài trên gò má người dân cùng khổ.

Đổi tiền và học tập cải tạo
Một thời gian ngắn sau khi tống giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào cái gọi là trại cải tạo, nhà cầm quyền đã ban lệnh đổi tiền để tước đoạt tài sản người dân miền Nam. Có lẽ những người dân miền Nam từng sống dưới chế độ cộng sản còn nhớ là chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày chiếm miền Nam, cộng sản đã ba lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2 tháng 9 năm 1975 theo tỷ giá quy định là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi lấy một đồng Giải Phóng, có nghĩa là năm đồng tiền cũ đổi lấy một xu tiền mới. Thêm nữa, mỗi hộ, tức mỗi gia đình, chỉ được đổi tối đa 200 đồng tiền mới, tức 100.000 đồng tiền cũ bất kể hộ có bao nhiêu nhân khẩu. Có nhiều người, ngay sau khi đổi tiền, cầm những tờ giấy bạc mới đứng khóc nức nở, khóc mùi mẫn nơi vệ đường.
Vì vậy, người dân có câu ca dao:
Năm đng đi ly mt xu
Thng khôn đi hc, thng ngu làm thày

“Đi học” ở đây tức là bị học tập cải tạo còn “thày” tức cán bộ cộng sản phụ trách giảng dậy tại các trại cải tạo.

Cả nước thiếu ăn
Sau khi chiếm miền Nam, cộng sản xóa bỏ quyền tư hữu, áp đặt chế độ bao cấp như tại miền Bắc và phát tem phiếu để người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại mậu dịch, mà nhu yếu phẩm thì lúc có lúc không. Lúc bấy giờ dân miền Nam mới thấm thía hai câu nhại Kiều của người miền Bắc từ đầu thập niên 60:

Bt phanh trn phi phanh trn
Cho may ô mi được phn may ô
(nguyên văn: “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao“).


T khi ta có Bác H
Nhân dân chng được ăn no ngày nào

Vài tháng sau, vật giá gia tăng một mức khủng khiếp. Rau muống là thức ăn chính của người dân. Có câu ca dao chơi chữ khá độc đáo mô tả tình trạng này:

Lương chng, lương v, lương con
Đi ba bui ch ch còn lương tâm
Lương tâm đem cht ra hm
Vi rau mung luc khen thm là ngon

Vài tháng sau nữa, lạm phát trở thành “siêu phi mã”. Lương tháng trung bình một công nhân viên khoảng 60 đồng tiền mới, chỉ mua được 30 bó rau muống. Người dân bèn réo tên ba lãnh tụ cao cấp nhất của đảng:

Anh Đng, anh Dun, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau mung na bó mt đng
Con ăn b nhn, đau lòng thng dân

Rồi dân không còn đủ gạo để ăn với rau muống vì nhà cầm quyền thu gom gạo để trả nợ chiến tranh. Ngoại trừ những cán bộ trung cấp và cao cấp trong đảng, gần như cả nước đã phải nhai sắn thay cơm:

Ai sinh ra cái c mì?
Hi : Đ làm gì? Đáp : Đ mà ăn!
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phi ăn c mì

Ăn sắn, ăn mì, và đi dự các buổi học tập tại địa phương để hoan hô đảng và đả đảo Mỹ Ngụy là thời biểu bó buộc của người dân miền Nam lúc ấy:

Dân đói mà đng thì no
Sc đâu ng h, hoan hô sut ngày
Đng béo mà dân thì gy
Đn bp, đn sn biết ngày nào thôi?

image
Chỉ đôi ba năm sau, ngô sắn cũng dần cạn, cộng sản Việt Nam cầu viện các đàn anh Đông Âu và được đàn anh viện trợ hữu nghị cho một món thực phẩm họ thường dùng cho ngựa ăn. Đó là bo bo, thứ thực phẩm được nhà nước cường điệu gọi là "cao lương". Trong suốt một thời gian dài cả nước vêu mồm ra mà thi nhau nhai thứ cao lương này. Dù có ninh kỹ và nhai kỹ đến đâu thì bo bo vẫn là thứ hạt bao tử con người không thể tiêu hóa nổi, ăn thế nào thì ra thế nấy. Bởi vậy người dân có ca dao rằng:

Hoan hô đc lp t do
Đ cho t nhá bo bo sái hàm

và:

Nhân dân thì chng cn lo
Nhà nước lo sn bo bo mi ngày
Hãy chăm tay cy tay cy
Nhn ăn nhn mc ch ngày vinh quang

Khi truyền miệng câu ca dao nêu trên, người dân miền Nam hóm hỉnh đọc trại chữ "l" thành "n" để chế nhạo các cán bộ miền Bắc phát âm sai hai chữ này. Vì vậy câu ca dao bỗng dưng mang một ý nghĩa khá khôi hài:

Nhân dân thì chng cn "no"
Nhà nước "no" sn bo bo mi ngày

Mùa hè năm 1980, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản Việt Nam đã khẩn cầu Liên Xô cho Phạm Tuân làm “lơ” phi thuyền, tháp tùng phi hành gia Victor Gorbatco trong chuyến bay vào vũ trụ trên con tầu Liên Hợp. Lúc bấy giờ đang đói vêu vì thiếu ăn, nhân dân bèn có câu:

Mt thng lên vũ tr
Trăm thng đi Mút Cu (Moscow)
Nghìn thng chè chén lu bù
Đ dân by mươi triu đói thò cu ra ngoài

Có người tức quá nên hoạnh họe:

Nhân dân thiếu go thiếu mì
Mày vào vũ tr làm gì h Tuân???

Và người khác thực tế hơn:
Ai lên vũ tr thì lên
Còn tôi  li ghi tên mua mì

Thiếu mặc
Tình hình miền Nam trong những năm đầu tiên bị chiếm đóng thật thê thảm. Người dân đã không đủ ăn thì làm sao đủ mặc. Mỗi năm, một người chỉ được mua vài thước vải xấu theo giá chính thức từ mậu dịch. Bởi vậy, dân gian có câu ca dao cười ra nước mắt:

Mt năm hai thước vi thô
Nếu đem may áo c H ló ra
May áo thì h lá đa
Ch em thiếu vi hóa ra lõa l
Vi đem cnh bác H
S rng bác thy tô hô bác thèm

và:

Có áo mà chng có qun
Ly gì hnh phúc hi dân c H?
Có đói mà chng có no
Ly gì đc lp, t do hi người?

image
Trong những nạn nhân của chế độ, có cả những cựu cán binh cộng sản hưu trí, đặc biệt là những cán bộ tập kết miền Nam. Đó là những múi chanh đã bị đảng vắt hết nước. Vì vậy, văn học dân gian có bài thơ nực cười nêu sau để diễn tả tình trạng bi đát của một số sĩ quan cộng sản từ cấp đại tá trở xuống đã được đảng cho phục viên:

Đu đường đi tá vá xe
Gia đường thượng tá bán chè đu đen
Cui đường trung tá rao kem
Xa xa thiếu tá thi kèn đám ma
Đi úy thì đi buôn gà
Thượng uý  nhà v đt thay trâu
Hi trung, thiếu uý đi đâu?
Ba lô hàng lu xuôi tu Bc Nam !!!

Có những người còn ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã hơn:

Ngày xưa chng M chng Tây
Ngày nay chng gy ăn mày áo cơm

Thiếu đủ thứ
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không những người dân thiếu ăn thiếu mặc mà là thiếu đủ thứ, từ các nhu yếu phẩm cho đến tự do và hạnh phúc:

 vi H Chí Minh
Cây đinh phi đăng ký
Trái bí cũng sp hàng
Khoai lang cn tem phiếu
Thuc điếu phi mua bông
Ly chng nên cai đ
Bán l chy công an
Lang thang đi ci to
Hết go ăn bo bo
Hc trò không có tp
Đc Lp vi T Do
Nm co mà Hnh Phúc!

Tuy đã biến cả nước thành một nhà tù khổng lồ, đảng vẫn hạn chế sự đi lại của người dân. Muốn đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, người dân phải xin giấy phép của chính quyền địa phương:

Mang danh Dân Ch Cng Hòa
Đi ra khi tnh phi qua ca quyn
Xut trình giy phép liên miên
Chng t th th min nào qua

Tình trạng này phát sinh một bài ca dao trào phúng, được phổ biến khắp các miền đất nước:

Trăm năm trong cõi người ta
 đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như x B Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chm tiến như  nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ch riêng có  nước ta
Ng
ười ta không được đi ra đi vào

Kinh tế mới và thanh niên xung phong
image
Với sự hiểu biết thiển cận về kinh tế cộng thêm một ý thức hệ bệnh hoạn, năm 1976, các lãnh tụ của đảng cho thành lập những khu kinh tế mới tại những vùng rừng thiêng nước độc. Chỉ nội trong một năm, nhà cầm quyền đã đầy khoảng 1,4 triệu người dân miền Nam đến sinh sống tại những khu hoang vu này, trong số đó có 700.000 dân Sài Gòn, hầu hết thuộc gia đình quân nhân, công chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bài ca dao dưới đây thuật lại hoàn cảnh đau lòng của những người bị lưu đầy lúc bấy giờ:

Đui dân ra khi ca nhà
Bt đi kinh tế tht là xót xa
Không sao sng được cho qua
Nên đành li phi tr ra Sài Gòn
Chng ai giúp đ chăm nom
Cùng nhau vt vưởng, lom khom va hè
Màn sương chiếu đt ph che
Sinh ra bnh tt khò khè m đau
Nhưng mà có sng được đâu
B đi kéo đến hàng xâu xúc lin
Chúng đem b ti Tam Biên
Rng sâu núi thm oan khiên buc vào
Sáu ngàn nhân mng năm nào
Thy đu chết đói, biết bao nhc hình

image
Tháng 3 năm 1976, nhà cầm quyền phát động phong trào thanh niên xung phong để cưỡng ép sinh viên học sinh về miền quê công tác, chủ yếu là đào kinh. Có một câu ca dao khá ngộ nghĩnh, được truyền bá trong các đoàn thanh niên xung phong miền Nam lúc bấy giờ. Câu ca dao tuy mắng mỏ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng gói ghém sự tiếc nuối những ngày tháng cũ:

M cha thng Thiu ri dinh
Đ tao  li đào kinh mi ngày

Chuyện dài Hợp Tác Xã
Sau khi chiếm miền Nam, cộng sản truất quyền tư hữu đất đai và các phương tiện sản xuất khỏi tay nông dân qua hình thức hợp tác xã tập thể. Với chính sách kinh tế này, nhà nước kiểm soát việc phân phối thực phẩm bằng cách thu mua và ấn định thuế khóa.
Câu chuyện nêu sau biểu lộ sự vô trách nhiệm của giới lãnh đạo đảng:

Vào thập niên 1990, nhà nước thúc dục người dân, nhất là dân miền Trung, bỏ trồng lúa để trồng mía làm đường. Tuy nhiên, sau khi ông Fidel Castro đến thăm Việt Nam, các nhà lãnh đạo đảng hứa giúp Cuba bằng cách nhập khẩu đường mía nước này vào thị trường Việt Nam. Sau đó, nhà nước thực hiện lời hứa, nhập khẩu đường Cuba suốt mấy năm liền. Hậu quả là nông dân trồng mía bị sạt nghiệp vì số mía thu hoạch phải bán tống bán tháo hoặc vứt bỏ. Vì vậy, người dân phẫn uất truyền miệng bài ca dao sau:

Bt trng mà chng thu mua
Ti sao đng n di la nhân dân?
Tin cy, tin ging, tin phân
Mt trăm th thuế đ thân gy gò
Dân đói mà đng thì no
Kêu tri, kêu đt, kêu H chí Minh!

Không những chỉ bị lỗ nặng vì trồng mía, người nông dân còn bị lao đao nhiều lần khác vì phải nghe lời nhà nước:

Trng mía, trng t, trng hành
Vì nghe li đng mà thành b niêu
Trng tiêu ri li trng điu
Vì nghe li đng mà niêu tan tành

Năm 1992, trong một bài viết tố cáo những sai lầm của cộng sản Việt Nam, thượng tọa Thích Quảng Độ thuật lại một câu chuyện thú vị ngài đã chứng kiến trong thời gian 10 năm bị quản thúc tại xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, từ 1982 đến 1992. Lúc bấy giờ, các cụ già tại địa phương này bị xung vào đội trồng cây của hợp tác xã để trồng cây lấy điểm, cứ trồng năm cây thì được một điểm, đủ để đổi lấy một lạng thóc. Khổ nỗi các cụ tuổi cao, sức kém, đã trồng không kỹ lại thiếu chăm sóc vì “cha chung không ai khóc”, nên cây trồng chỉ vài tuần sau là úa héo. Các em bé chăn trâu cho hợp tác xã mới làm vè trêu các cụ:

Hoan hô các c trng cây
Mười cây chết chín, mt cây gt gù

Nghe các cháu trêu, các cụ bèn phản pháo lại:

Các cháu có mt như mù
Mười cây chết tit, gt gù  đâu?

Chỉ một thời gian ngắn sau, hai câu đối đáp hài hước nêu trên đã trở thành ca dao thời đại mới.
Ấy thế mà cứ vài ba tháng, đảng lại phát động chiến dịch thi đua cho các hợp tác xã và thúc dục người dân làm việc bằng hai bằng ba theo lời khuyên của ông Hồ từ những ngày còn chiến tranh. Người dân bực quá nên có câu:

Thi đua làm vic bng hai
Đ cho cán b mua đài mua xe
Thi đua làm vic bng ba
Đ cho cán b xây nhà lát sân

Có người còn nhạo báng:

Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đu
Hàng đu... ri... tiến... v... đâu?

image
Nhiều phụ nữ đã từng trải qua lắm gian nan, khổ cực với hợp tác xã mà chẳng “ăn cái giải rút gì”, tức quá bèn văng tục:

Đi làm hp tác hp te
Không đ miếng gi mà che cái l..

Xã hội bất công
Điều nghịch lý là trong xã hội chủ nghĩa, một mặt đảng tuyên bố đấu tranh cho công bằng xã hội thì mặt khác, các nhà lãnh đạo lại tự cho mình hưởng những quyền lợi đặc biệt. Tại Hà Nội, người dân chua chát truyền khẩu những câu ca dao sau:

Tôn Đn là ch vua, quan
Vân H là ch nhng gian, nnh thn
Đng Xuân là ch thương nhân
Va hè là ch "nhân dân anh hùng"

Lãnh đạo giả dối
Có thể nói, trong hơn 50 năm qua, cộng sản Việt Nam cai trị đất nước bằng các thủ đoạn lừa bịp và dối trá. Trong một bài viết với nhan đề Nhật Ký Rồng Rắn được phổ biến ra hải ngoại đầu năm 2001, ông Trần Độ, cựu trung tướng quân đội Nhân Dân của cộng sản, đã tố cáo thủ đoạn này qua những lời lẽ sau:

“Nói thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề, ‘nói vậy mà không phải vậy’.
Suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò. Ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.
Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò
Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa”.
Tại Việt Nam, một trong những cơ quan mang tiếng nhất về chuyện có nói thành không, không nói ra có là nha khí tượng:

Bo nng mà tri li mưa
My thng khí tượng đoán ba hi tao
Tri cho mt trn mưa rào
My thng khí tượng làm tao ướt ri

Ấy thế mà theo người dân, nghệ thuật nói khoác của nha khí tượng còn kém xa những lãnh tụ cộng sản. Dưới triều đại Lê Duẩn, người có bí danh “Anh Ba”, thì kẻ đoạt quán quân về nói khoác lại chính là đồng chí tổng bí thư. Vì vậy, dân gian phát sinh ra câu ví von:
Thứ nhất anh Ba, nhì Nha Khí Tượng
Câu ca dao thời đại sau đây đã nói lên bản chất dối trá và hợm hĩnh của đảng:

Mt mùa là bi thiên tai
Được mùa là bi thiên tài đng ta

Bỏ nước ra đi
Có thể nói người Việt Nam là người vô cùng quyến luyến với quê cha đất tổ. Tuy nhiên, khi miền Nam bị đặt dưới sự cai trị của cộng sản, hàng triệu người dân đã buộc lòng phải bỏ nước ra đi. Chồng lìa vợ, con xa mẹ xa cha. Trong những năm tháng ấy, kể sao cho xiết những đau đớn của sinh ly, của “lệ rơi thấm đá”.
Thuở trước, kho tàng ca dao của dân tộc có câu:

Có con mà g chng gn
Có bát canh cn nó cũng mang qua
Có con mà g chng xa
Mt là mt gi, hai là mt con

Khi phong trào vượt biên bùng nổ vào cuối thập niên 1970, dân miền Nam đã cải biên bài ca dao nêu trên thành những câu thật dí dỏm:

Có con mà g chng g