Làm gì khi quên Passcode của iPhone hoặc iPad?

0

 iPhone và iPad là những thiết bị cá nhân thường dùng để lưu trữ những thông tin quan trọng nên đa số người dùng đã cho giải pháp bảo mật là đặt mã Passcode cho các thiết bị này. Tuy nhiên, việc đặt mật khẩu đôi lúc lại gây khó khăn cho chủ sở hữu, chẳng hạn như trong trường hợp quên mật khẩu.

Do đó, nếu bạn quên mã PIN và chưa thiết lập Touch ID trên các thiết bị thông minh như iPhone, iPad thì bạn cần phải reset lại điện thoại hoặc máy tính bảng mới có thể sử dụng lại như bình thường. Việc làm này sẽ làm mất đi một số dữ liệu trên thiết bị nếu sử dụng bản sao lưu đã cũ. Nhưng nếu thực hiện đồng bộ iPhone, iPad thường xuyên với iTunes thì bản sao lưu này hoàn toàn mới sẽ giúp tránh được nguy cơ mất mát dữ liệu.
Tại sao không thể bỏ qua được passcode?
Không có cách nào bỏ qua được mật mã passcode để lấy lại quyền truy cập vào iPad hoặc iPad, thậm chí đối với người dùng có cả tên người dùng, mật khẩu đăng nhập iCloud.
Nếu nhập sai mật khẩu sáu lần liên tiếp thì bạn sẽ nhận được thông báo thiết bị đã bị vô hiệu hóa trong một khoảng thời gian. Việc này giúp ngăn cản người lạ truy cập trái phép vào điện thoại, máy tính bảng.
Trên các thiết bị iOS hiện đại, khóa bảo mật phần cứng luôn được bảo vệ bởi passcode của người dùng. Đây là lý do tại sao người dùng luôn phải nhập mã PIN hoặc mã passcode mỗi lần khởi động lại thiết bị, kể cả trong trường hợp đã kích hoạt Touch ID.
Khôi phục bằng tính năng iTune Backup
Nếu trước đó bạn đã thực hiện đồng bộ thiết bị iPhone hoặc iPad với iTunes trên máy Mac hoặc máy tính bàn thì có thể sử dụng bản sao lưu mới nhất này để phục hồi. Trong trường hợp này, người dùng không cần lo lắng về việc mất dữ liệu sau khi phục hồi.
Để thực hiện, bạn kết nối iPhone hoặc iPad vào máy tính mà đã đồng bộ trước đó, rồi mở phần mềm iTunes. Nếu iTunes yêu cầu một passcode thì bạn hãy thử tiếp tục với một máy tính khác đã đồng bộ trước đây. Nếu iTunes vẫn tiếp tục đòi mật mã thì bạn sẽ không thể sao lưu hoặc khôi phục ngay bên trong cửa sổ iTunes. Khi đó, cần phải thực hiện một giải pháp khác.
 
Còn nếu iTunes không yêu cầu mật mã passcode thì bạn truy cập vào màn hình Summary, rồi bấm vào Back Up Now để tạo một bản sao lưu. Sau khi quá trình sao lưu hoàn tất thì bạn bấm Restore iPhone hoặc Restore iPad, rồi Restore From iTunes Backup. Bạn sẽ khôi phục lại bản sao lưu vừa mới tạo, rồi thiết lập mã passcode mới. Lưu ý, mã passcode sẽ không được sao lưu khi thực hiện lệnh sao lưu.
Truy cập bằng tính năng Find My iPhone
Nếu không đồng bộ thiết bị với iTunes và có kích hoạt tính năng tìm kiếm Find My iPhone trên thiết bị thì bạn truy cập vào trang Find My iPhone trên iCloud.com trên trình duyệt web, rồi đăng nhập vào bằng tài khoản iCloud.
 
Sau đó, bạn chọn iPhone hoặc iPad muốn “lau sạch” bằng tùy chọn phía trên màn hình, rồi bấm nút Erase. Với cách làm này sẽ giúp xóa từ xa iPhone hoặc iPad, đưa thiết bị trở lại bản sao lưu trước đó nhờ iCloud backup hoặc trở về một thiết bị mới hoàn toàn. Cách này sẽ giúp nhập mã PIN hoặc passcode mới.
Truy cập bằng chế độ Recovery Mode
Nếu chưa bao giờ thiết lập tính năng Find My iPhone hoặc chưa bao giờ sao lưu thiết bị với iTunes lên máy tính thì bạn sẽ phải sử dụng chế độ Recovery Mode để “lau sạch” mã passcode.
 
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một máy tính đã cài đặt iTunes và cáp kết nối iPhone hoặc iPad với máy tính. Đầu tiên, bạn kết nối thiết bị vào máy tính rồi mở iTunes và bấm giữ đồng thời nút Power/Wake và nút Home để buộc iPhone hoặc iPad khởi động lại. Bạn giữ hai nút này đến khi thấy màn hình Recovery Mode, trong đó có một biểu tượng của iTunes.
iTunes sẽ thông báo cho người dùng rằng There is a problem with the iPhone that requires it to be updated or restored, bạn bấm vào Restore để khôi phục lại thiết lập mặc định của nhà sản xuất. Sau đó, bạn thiết lập lại iPhone hoặc iPad từ đầu và sử dụng bản sao lưu trên iCloud để phục hồi nếu đã thực hiện sao lưu trước đó.
Thanh Liêm (Theo Howtogeek)

Làm thế nào để cài mới Windows 10 mà không cần phải nâng cấp trước?

0

Bạn đang sài Windows 7/8.1 bản quyền và muốn sử dụng Windows 10 nhưng không thích mất thời gian upgrade?

Như đã biết thì người dùng Windows 7/8.1 có thể nâng cấp miễn phí lên Windows 10 và họ không cần phải quan tâm đến vấn đề kích hoạt bản quyền sau những lần cài mới lại Windows 10 vì thông tin ID máy tính sẽ được tích hợp vào tài khoản Microsoft mà họ sử dụng và được gửi đến server của Microsoft.
Khi tiến hành cài mới, hệ thống sẽ kết nối đến server và kiểm tra tài khoản Microsoft của người dùng và nhận dạng máy tính để tự động kích hoạt. Do đó, để có thể “hưởng lợi” từ chính sách này của Microsoft, bạn phải trải qua thao tác nâng cấp (upgrade) cho Windows 7/8.1.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất thời gian nâng cấp mà muốn trải nghiệm nhanh Windows 10 trên máy tính với bản quyền được kích hoạt đầy đủ, bạn có thể tham khảo cách làm sau đây.
Lưu ý: Trước khi thực hiện, bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng để tránh xảy ra vấn đề đáng tiếc trong quá trình làm việc.
Hướng dẫn cài mới Windows 10 mà không cần trải qua bước nâng cấp (upgrade)
Tải về gói ISO cài đặt của Windows 10 tại đây.

Sau khi có được gói ISO cài đặt của Windows 10, bạn hãy tiến hành ghi nó ra DVD hoặc USB bằng công cụ Windows USB DVD Download Tool hoặc mount nó sang ổ đĩa ảo.

Bây giờ bạn hãy mở File Explorer (trên Windows 8.1, trên Windows 7 là Windows Explorer) lên và tìm đến đường dẫn \Windows\x64\sources hoặc \Windows\x32\sources trong DVD/USB hay vị trí vừa mount tập tin ISO của Windows 10 vào. Sau đó Copy và dán tập tin “gatherosstate.exe” ra màn hình Desktop.

Tiếp theo bạn hãy nhấn phải chuột vào tập tin “gatherosstate.exe” và chọn lệnh Run as administrator để khởi chạy nó ở quyền quản trị cao nhấn.

Khi đó nó sẽ tạo ra một tập tin có tên gọi và định dạng là “GenuineTicket.xml”. Đây là tập tin chứa thông tin bản quyền của phiên bản Windows 7/8.1 của bạn.

Bây giờ bạn hãy sao chép và giữ tập tin này ở một phân vùng nào đó hoặc trên USB để tránh bị xóa nhầm. Và giờ bạn hãy tiến hành quá trình cài mới Windows 10 như bình thường.

Trong quá trình cài đặt Windows 10, khi đến cửa sổ nhập khóa bản quyền, bạn hãy nhấn và tiếp tục như bình thường.

Khi quá trình cài đặt hoàn thành, bạn hãy mở File Explorer và đánh dấu vào tùy chọn Hidden items.

Khi đã xong, bạn hay sao chép tập tin “GenuineTicket.xml” mà mình đã trích xuất ở trên và dán vào đường dẫn sau:
C:\ProgramData\Microsoft\Windows\ClipSVC\GenuineTicket

Cuối cùng, bạn hãy khởi động lại Windows 10 và bắt đầu trải nghiệm phiên bản hệ điều hành mới nhất từ Microsoft với bản quyền đã được kích hoạt đầy đủ.

Ứng dụng Google Settings để làm gì? Tìm máy, định vị, tự đăng nhập, chỉnh quảng cáo...

0
  1. Tinhte_ung_dung_Google_Settings_HEADER.
    Hai năm trước Google bắt đầu thêm một ứng dụng mang tên "Google Settings", hay còn gọi là "Cài đặt Google", lên hầu hết những thiết bị Android. Ban đầu phần mềm này chỉ đơn giản là để quản lý các thiết lập liên quan đến tài khoản Google của chúng ta mà thôi, nhưng theo thời gian hãng bổ sung thêm nhiều tính năng mới để chúng ta có thể tắt bật những dịch vụ trên máy, tìm thiết bị khi thất lạc, tinh chỉnh Google Now, Google Voice Search và còn nhiều thứ khác nữa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về những gì chúng ta có thể làm với app này nhé.

    Nội dung chính
    Noi_dung_chinh.

    Tắt bật tính năng tìm kiếm máy thất lạc

    Trình quản lý thiết bị Android (Android Device Manager) là một công cụ do chính Google cung cấp để tìm kiếm lại thiết bị Android của chúng ta trong trường hợp nó bị thất lạc hay lấy cắp. Máy sẽ sử dụng kết nối 3G, Wi-Fi và GPS để định vị, và bạn có thể dùng trình duyệt để theo dấu máy. Trong trường hợp xấu nhất không thể tìm lại thiết bị, bạn có quyền xóa hết dữ liệu từ xa và khóa máy vĩnh viễn.

    Để cho phép Android Device Manager hoạt động, bạn phải vào mục Dịch vụ > Bảo mật > chọn vào dòng "Định vị từ xa thiết bị này" và "Cho phép khóa và xóa từ xa".

    Xem thêm thủ thuật với Android Device Manager

    Android_Device_Manager_Setting.

    Tắt quảng cáo định hướng

    Quảng cáo định hướng là kiểu hiển thị các mẩu quảng cáo có tính liên quan đến sở thích và hành vi của cá nhân bạn. Đây là một cách mà các công ty quảng cáo mang đến thông tin hữu ích hơn và chính xác hơn cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn xem quảng cáo định hướng, một số người thì lo lắng cho tính riêng tư của mình nên không muốn ai biết về sở thích hay thói quen gì cả. Nếu bạn là người như thế, hãy vào Dịch vụ > Quảng cáo > bật dòng "Chọn không tham gia quảng cáo dựa trên sở thích".



    Gỡ bỏ liên kết giữa ứng dụng với tài khoản Google

    Rất có khả năng bạn đang liên kết tài khoản Google của mình với rất nhiều ứng dụng mà bạn không hề hay biết. Ví dụ, bạn có thể link nó với ứng dụng Mail trên máy tính, kết nối với Evernote, đồng bộ với hệ điều hành OS X hay Windows, thậm chí là cả những app nào lạ hoắc mà bạn mới thấy lần đầu. Với những app đáng tin cậy thì không sao, nhưng lỡ bạn link với app mã độc hay có ý đồ xấu nào đó thì thông tin cá nhân của bạn có thể bị đánh cắp, tệ hơn nữa là mất luôn tài khoản Google.

    Rất may mắn, Google Settings cho phép chúng ta quản lý và nếu cần thì có thể nhanh chóng ngắt kết nối giữa một app nào đó với tài khoản Google. Tất cả những gì bạn cần làm đó là:
    1. Vào Google Settings > Ứng dụng đã kết nối (nằm ở cuối cùng)
    2. Chọn tài khoản Google của bạn ở cạnh trên màn hình
    3. Chờ một chút, danh sách các app đã kết nối sẽ xuất hiện
    4. Để ngắt kết nối giữa app với tài khoản Google, chọn vào app đó
    5. Nhấn nút "Ngắt kết nối".
    Connected_app_Google_Acocunt.

    Tùy chỉnh tài khoản Google

    Nguyên một mục "Tài khoản" có ba mục con:
    • Đăng nhập và bảo mật: xem những máy đã đăng nhập bằng tài khoản Google, xem các app và trang web nào được pháp kết nối với tài khoản Google... Lưu ý là Google sẽ mở trình duyệt để điều chỉnh các thiết lập này.
    • Thông tin cá nhân và bảo mật: như cái tên đã nói - bạn được quyền chỉnh sửa thông tin cá nhân cho từng tài khoản của mình, bật tất những tính năng nào sẽ được ghi nhận vào lịch sử (ví dụ: bạn có thể cho Google lưu lại lịch sử xem trên YouTube nhưng không cho lưu lịch sử tìm kiếm bằng Search),
    • Tùy chọn tài khoản: chỉnh ngôn ngữ mặc định cho tài khoản (chỉ là tài khoản thôi, không áp dụng cho thiết bị Android), quản lý bộ nhớ Google Drive, và cuối cùng là xóa tài khoản hoặc dịch vụ.
    Những tính năng này bạn hoàn toàn có thể tự nghịch được nên mình không cần nói chi tiết hơn, mà chủ yếu cũng chỉ là thiết lập tài khoản thôi chứ không có gì hấp dẫn mấy.

    Kiểm soát khi nào thì Google Drive được upload file

    Trong mục "Quản lý dữ liệu" hiện chỉ có một tùy chọn duy nhất. Nó cho phép bạn chọn khi nào thì Google Drive được quyền upload dữ liệu của bạn lên dịch vụ đám mây này. Mặc định, Drive chỉ được phép làm điều đó khi máy kết nối Wi-Fi, còn nếu không thì bạn hãy chọn sang "Cả Wi-Fi và mạng di động". Lưu ý rằng việc upload tập tin bằng mạng di động (3G, 4G) có thể làm máy của bạn hao pin hơn và tiền cước 3G tăng lên, bù lại file của bạn sẽ được đồng bộ nhanh chóng hơn.

    Tinh chỉnh khả năng định vị

    Nếu bạn vào mục Dịch vụ > Vị trí > Phương pháp định vị, bạn có thể chỉnh 1 trong 3 tùy chọn sau.
    • Sử dụng GPS, Wi-Fi và mạng di động: mức tiêu thụ điện sẽ nằm ở khoảng trung bình do thiết bị sẽ linh hoạt chuyển giữa ba kết nối này với nhau để định vị, tùy vào kết nối nào đang có. Ví dụ, khi bạn ở trong nhà thì máy chỉ dùng Wi-Fi và mạng di động, còn ra đường thì tự chuyển sang GPS.
    • Mạng di động và Wi-Fi: việc chỉ dùng hai kết nối này để tìm kiếm sẽ mang lại thời gian dùng pin lâu nhất trong số 3 tùy chọn, bù lại độ chính xác sẽ bị giảm đi.
    • Chỉ GPS: hao pin rất nhiều, nhưng bù lại độ chính xác sẽ cao hơn hai tùy chọn trên, đặc biệt là khi ra đường.
    Vậy bạn nên chọn tùy chọn nào? Mình khuyên các bạn dùng cái đầu tiên, tức là sử dụng cả ba kết nối không dây để định vị. Tùy chọn này mang lại độ chính xác đủ dùng cho hầu hết các tác vụ, kể cả chỉ đường bằng Google Maps, trong khi không làm máy chúng ta hao pin nhanh. Lý do là vì Wi-Fi và 3G/4G có mức độ xài điện thấp hơn GPS. Chỉ khi nào cần thì máy mới kích GPS lên mà thôi.

    Dich_vu_dinh_vi_Google_Location.

    Cấu hình Google Now/Search, nhập giọng nói tiếng Việt, chỉnh nội dung được phép tìm kiếm

    Nếu bạn vào Google Settings > Tìm kiếm và Hiện hành, bạn có thể làm rất nhiều thứ liên quan đến việc tìm kiếm, kích hoạt trợ lý ảo Google Now và thậm chí là bật tính năng nhập giọng nói tiếng Việt nữa. Những mục đáng chú ý bao gồm:
    • Ngôn ngữ tìm kiếm: việc thiết lập ngôn ngữ chính xác sẽ giúp Google trả về kết quả một cánh chính xác hơn và liên quan hơn khi bạn tìm trên Google.com
    • Giọng nói: có thể điều chỉnh việc nhập giọng nói từ tiếng Anh sang tiếng Việt, lúc này thay vì gõ chữ thủ công thì bạn có thể nhấn vào biểu tượng microphone trên bàn phím ảo và đọc chữ, máy sẽ tự động chuyển thành văn bản. Bạn cũng có thể bật tính năng OK Google ở đây.
    • Tìm kiếm trên điện thoại: chỉnh những nội dung nào sẽ được tìm kiếm khi bạn dùng thanh search mặc định của Google. Ví dụ, nếu bạn chỉ muốn tìm trong danh bạ và không cho tìm trong tin nhắn thì bạn có thể làm điều đó ngay tại chỗ này.
    • Thẻ hiện hành: bật tắt tính năng Google Now. Lưu ý là bạn phải đổi ngôn ngữ thành tiếng Anh và khởi động lại máy thì mới kích hoạt được Now
    Google_Now_Search_settings.
    Smart Lock cho mật khẩu

    Đây là tính năng cho phép các ứng dụng cài vào máy được quyền tự động đăng nhập bằng tài khoản của bạn. Ví dụ, trước đây mình từng đăng nhập vào Evernote trên một máy khác. Giờ chuyển sang một máy Android mới hơn, thay vì phải nhập lại thủ công username và password thì Evernote sẽ dùng Smart Lock để tự động đăng nhập cho mình, rất tiện lợi.

    Bởi vì username và password của các app được lưu trữ trong tài khoản Google và nó được mã hóa nên bạn không phải lo về việc chuyện bị lộ thông tin (có thể xem các app đã lưu tại địa chỉhttps://passwords.google.com). Nhưng với một số app đặc biệt mà bạn không lưu lại mật khẩu tự động, bạn có thể thêm app đó vào danh sách loại trừ trong mục "Không bao giờ lưu". Nếu không thích thì bạn cũng được quyền tắt hoàn toàn Smart Lock đi hoặc tắt tính năng tự động đăng nhập luôn.

    Smart_Lock_Android_tu_dang_nhap.
     

Thêm một lựa chọn mới trong việc tải về ISO cài đặt của Windows 10

0



Bạn muốn tải nhanh ISO cài đặt của Windows 10 một cách nhanh chóng và “chính gốc” từ Microsoft?

Nếu bạn muốn cài đặt mới hoặc nâng cấp máy tính lên phiên bản Windows 10, bạn cần phải sử dụng đến công cụ Windows Media Creation Tool để tải về gói ISO cài đặt của Windows 10. Công cụ này được cung cấp bởi Microsoft và nó được tối ưu để cho phép người dùng tải về ISO cài đặt Windows 10, cũng như khả năng tạo một đĩa khởi động để người dùng có thể tạo ra một USB hoặc DVD cài đặt sau khi đã hoàn thành việc tải về Windows 10.

Tuy nhiên, Windows Media Creation Tool lại không hỗ trợ tính năng tâm dừng (Pause) hay tiếp tục (Resume) trong quá trình tải về ISO Windows 10. Cũng như không phải tất cả mọi người đều sử dụng kết nối internet tốc độ cao để tải về một tập tin ISO có dung lượng khoảng 3GB. Do đó, sẽ tuyệt hơn nếu bạn có thể chủ động tải về ISO cài đặt của Windows 10 từ một liên kết trực tiếp, và nhất là nó từ chính server của Microsoft. Và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nên làm thế nào.
Trực tiếp tải về ISO cài đặt Windows 10
Bất cứ khi nào bạn cố gắng tải về ISO cài đặt của Windows 10 từ trang web của Microsoft, hãng sẽ tự động phát hiện trình duyệt và hệ điều hành mà bạn đang sử dụng rồi sau đó chuyển hướng bạn đến trang cung cấp công cụ hỗ trợ tải về là Windows Media Creation Tool. Do đó, bạn có thể áp dụng giải pháp sau để “đánh lừa” Microsoft và tải về trực tiếp ISO cài đặt Windows 10. Cách thực hiện như sau:
Khởi động trình duyệt Google Chrome và tải về tiện ích mở rộng có tên gọi là User Agent Switcher for Chrome.

Sau khi đã cài đặt xong tiện ích cho Chrome, bạn hãy nhấn vào biểu tượng của User Agent Switcher for Chrome và chọn Windows Phone.

Và nhấn tiếp vào lựa chọn Windows Phone 8.

Khi đã chọn xong, bạn tiến hành truy cập vào trang tải về ISO của Windows 10 tại đây. Khi đó, trình duyệt sẽ chuyển sang chế độ duyệt web trên di động. Và bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang Download Windows 10 Disc Image (ISO File) mà không bị chuyển hướng.

Bây giờ bạn hãy tìm đến dòng Select edition và chọn Windows 10. Sau đó nhấn vào Confirm.

Sau đó bạn hãy lựa chọn ngôn ngữ và nhấn tiếp Confirm.

Tiếp theo bạn sẽ được Microsoft cung cấp liên kết trực tiếp để tải về ISO cài đặt Windows 10.

Công việc cuối cùng mà bạn cần làm là tải về và sử dụng một phần mềm ghi ISO này vào USB hay DVD như Windows USB/DVD Download Tool là xong.
Một điều mà bạn cần lưu ý là liên kết tải về chỉ được giữ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Do đó, bạn sẽ cần phải thao tác tải về trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một tiện ích quản lí download nào đó, bạn có thể Resume lại sau 24 tiếng mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.
Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

10 thủ thuật Facebook cực hay không phải ai cũng biết

0

- 10 thủ thuật Facebook dưới đây sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị khi sử dụng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.


Facebook là mạng  mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Bạn lên Facebook để cập nhật trạng thái, kiểm tra hồ sơ bạn bè, tải ảnh và đăng ảnh hay gửi các tin nhắn tới bạn bè...

Nhưng thực tế là trong khi mọi người đều sử dụng Facebook hàng ngày, hàng giờ thì nhưng ít ai biết được những thủ thuật thú vị với này.
Dưới đây là 10 thủ thuật Facebook thú vị mà chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm Facebook tuyệt vời hơn.
1. Thay đổi phông chữ khi cập nhật trạng thái
Trong lần tiếp theo khi cập nhật trạng thái trên Facebook, hãy làm điều gì mới mẻ hơn bằng cách thay đổi phông chữ nhé.
Theo mặc định, Facebook chỉ cung cấp cho bạn một loại phông chữ. Như vậy thật nhàm chán và nếu bạn muốn khác biệt thì hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
fb-phunutoday-vn
Thay đổi font.
Điều hướng tới trang web này và gõ dòng cập nhật trạng thái của bạn tại đó. Sau đó, chọn, sao chép và dán phông chữ mà bạn muốn vào ô trạng thái của Facebook. Dòng trạng thái của bạn trông sẽ như thế này.
2. Đồng bộ Facebook Calendar với Google Calendar
Đối với nhiều người, Google Calendar đóng vai trò khá quan trọng. Và bạn có muốn liên kết những sự kiện trong Facebook Calendar với Google Calendar?
Để làm được như vậy, bạn hãy tới Sự kiện trên Facebook, sau đó chọn tab Sắp diễn ra và nhấn vào tab Tùy chọn (hìn 3 dấu chấm). Tiếp theo bạn chọn Xuất sự kiện giống như hình dưới đây.
fb-phunutoday-vn
Đồng bộ lịch.
Một khi bạn đã sao chép địa chỉ, hãy điều hướng tới Google Calendar. Ở tab bên trái, bạn sẽ thấy tùy chọn Lịch khác. Nhấn vào mũi tên thả xuống ngay cạnh nó và chọn "Thêm bởi URL" như hình dưới đây.
Facebook Calendar đã được đồng bộ với Google Calendar với tất cả thông tin chi tiết có trên Facebook.
3. Trêu chọc bạn bè với bình luận trắng
Khi bạn bè của bạn đăng tải một trạng thái, bạn có thể để lại một bình luận trắng. Họ sẽ vô cùng sửng sốt đấy.
Để làm được như vậy, bạn thao tác như sau:
1. Nhấn vào ô bình luận trong Facebook.
2. Nhấn phím Num lock trên  để mở bộ phím số.
3. Giữ phím Alt trên bàn phím và gõ "0173" trên bàn phím số.
4. Nhấn Enter để gửi đi bình luận trên Facebook, và điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
4. Ngăn không cho Facebook theo dõi bạn
Bạn có biết tại sao các nhà  trên Facebook có thể hướng quảng cáo đúng những nội dung mà bạn quan tâm như vậy không? Nghe có vẻ đáng sợ nhưng sự thật là như thế này: Facebook không thu phí của người dùng mà tạo ra lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ quảng cáo dựa trên việc theo dõi hành vi người dùng trên Facebook.
fb-phunutoday-vn
Chặn theo dõi.
Nếu không muốn Facebook theo dõi các hành vi của mình, bạn có thể cài đặt tiện ích Facebook Disconnect cho cả trình duyệt Chrome và Firefox.
Một khi đã kích hoạt tiện ích này, bạn có thể yên tâm rằng Facebook sẽ không theo dõi bạn nữa.
5. Cho phép ai có thể biết bạn online
Mặc định, khi bạn đang trực tuyến trên Facebook, ngay cạnh tên của bạn sẽ có một hình tròn màu xanh để cho biết rằng bạn đang trực tuyến và sẵn sàng trò chuyện.
Trong khi, đôi lúc bạn không có tâm trạng để trò chuyện với tất cả mọi người thì bạn có thể chọn để hiển thị trực tuyến với một số người.
fb-phunutoday-vn
Cho biết online
Để làm được như vậy, hãy nhấn vào biểu tượng Cài đặt hình bánh xe ngay góc phải ở cửa sổ danh sách trò chuyện và chọn Cài đặt nâng cao.
Sau đó bạn nhập tên những người mà bạn không muốn họ biết bạn đang trực tuyến. Sau đó nhấn Lưu.
6. Chặn quảng cáo Facebook với tiện ích mở rộng của Chrome
Nếu bạn cảm thấy các quảng cáo Facebook là quá phiền phức thì có thể sử dụng tiện ích mở rộng AdBlock trên Facebook. Chỉ cần cài đặt và kích hoạt nó để tận hưởng một trải nghiệm hoàn toàn mới, không có quảng cáo. Thật tuyệt phải không?
fb-phunutoday-vn
Chặn quảng cáo.
7. Nhận tóm tắt hoạt động Facebook trong email
Đây là một mẹo cực hữu ích đối với những người nghiện Facebook. Liệu bao giờ bạn ao ước rằng có một bản tóm tắt nhanh chóng những sự việc đã xảy ra trên Facebook thay vì phải đăng nhập vào Facebook hàng ngày.
fb-phunutoday-vn
Tóm tắt hoạt động.
NutshellMail sẽ giải quyết điều đó. ứng dụng này hoạt động tốt trên Facebook và Twitter. NutshellMail cũng có rất nhiều tùy chỉnh, cho phép bạn chọn các loại thông báo mà bạn muốn nhận được từ Facebook.
8. Bỏ theo dõi ai đó
Nhiều người có thói quen cập nhật trạng thái, đăng ảnh hay  quá nhiều. Nếu bạn cảm thấy phiền phức nhưng không thể ngăn cản được sở thích này của họ thì có một cách giúp bạn dễ thở hơn. Bạn vẫn có thể duy trì tình bạn với họ và họ không biết rằng bạn đã chọn để không theo dõi các cập nhật của họ.
Bạn nhấn vào mũi tên nhỏ ở góc phải của bài đăng, nhấn vào Unfollow [tên người nào đó] để ngừng theo dõi các cập nhật của họ.
9. Tải lại tin nhắn từ bạn bè đã thất lạc
Không nhiều người biết điều này nhưng Facebook có một hệ thông lọc tin nhắn tự động. Các tin nhắn đến sẽ được chia vào hai danh mục: Hộp thư đến và khác. Thư mục Khác sẽ chứa các tin nhắn về chương trình khuyến mại, thư rác... nhưng sau một thời gian, bạn có thể thấy các tin nhắn của bạn bè, người thân đã lâu không liên lạc nằm ở thư mục Khác. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra thưc mục này.
10. Xóa bỏ tài khoản Facebook
Facebook thật tuyệt vời với cả tỷ người dùng. Tuy nhiên, đối với một số người, Facebook là một mối phiền toái. Nếu bạn không muốn sử dụng Facebook nữa và muốn xóa bỏ hoàn toàn tài khoản Facebook thì hãy làm nhưu sau:
Vào Cài đặt > Bảo mật > Vô hiệu hóa tài khoản. Sau đó, bạn sẽ được hỏi về lý do muốn vô hiệu hóa tài khoản. Chọn một trong số các lý do được đưa ra. Nếu bạn đang sở hữu các fanpage Facebook, bạn sẽ nhận được một cảnh báo cho biết rằng các fanpage này sẽ ngừng hoạt động trừ khi bạn chỉ định ai đó là quản trị viên.

Ứng dụng iOS đi học: xe buýt, từ điển, Office, thời khóa biểu, ghi chú, vẽ, dự án...

0

  1. Tinhte_ung_dung_iOS_di_hoc_HEADER.
    Nếu đang có trong tay một thiết bị iOS, tại sao lại không tận dụng nó cho việc học của các bạn nhỉ? Những ứng dụng miễn phí mà mình chia sẻ trong bài này sẽ giúp bạn áp dụng công nghệ vào việc học tập của mình một cách hiệu quả hơn. Chúng trải dài trên nhiều loại khác nhau, từ ứng dụng tìm đường bằng xe buýt, từ điển Anh Việt cho đến các ứng dụng ghi chú, viết vẽ và không thể thiếu app máy tính. Nếu bạn có thêm app nào hay đang hoặc đã xài cho việc học tập của mình thì xin mời chia sẻ với mọi người luôn nhé.

    Xem thêm: Ứng dụng Android dành cho việc học tập

    1. Tìm đường đi bằng buýt - Google Maps, BUSITUS

    Mình có thử kiếm trên App Store những ứng dụng chỉ đường bằng xe buýt nhưng tìm mãi không có ứng dụng nào ngon, thôi thì chia sẻ với các bạn cách dùng Google Maps để đáp ý cho nhu cầu này vậy. Để sử dụng, bạn chạy Google Maps lên, chọn điểm đi và điểm đến, sau đó kiếm đường như bình thường. Nhưng đến màn hình chọn phương tiện, nhớ chuyển sang biểu tượng hình chuyến tàu hỏa, tức là phương tiện công cụ. Lập tức dữ liệu về xe buýt, tuyến xe, trạm xe sẽ xuất hiện. Thậm chí Google Maps còn gợi ý cho bạn là phải đi bao nhiêu trạm thì xuống xe nữa.

    Xe_bus_iOS.

    Trong trường hợp cần tra cứu thông tin về xe buýt và tuyến xe, các bạn ở TP.HCM có thể cài ứng dụng BUSITUS. Tuy giao diện app không đẹp nhưng thông tin khá đầy đủ, bạn sẽ biết được tuyến số mấy đi đường nào, cũng có luôn tính năng chỉ đường bằng buýt nữa.

    Anh em Hà Nội và các tỉnh thành khác có gợi ý cho mình app nào có chức năng tương tự về buýt không?

    Tải về Google Maps (yêu cầu phải có tài khoản Store Mỹ)
    Tải về BUSITUS

    2. Từ điển - Laban Dict

    Phần mềm từ điển trên iOS thì xin giới thiệu đến các bạn ứng dụng Laban Dict, hỗ trợ Anh-Việt, Việt-Anh và Anh - Anh. Phần mềm này có dữ liệu được biên soạn dựa trên từ điển Anh - Việt của Giáo sư Lê Khả Kế. Điểm mình thích ở app đó là nó có thể tự đọc các đoạn văn đã copy rồi hỗ trợ dịch một cách nhanh chóng, không cần paste xuống thủ công. Thậm chí Laban còn có thể tách các từ, cụm từ đã copy ra riêng, bạn chỉ việc nhấn chữ đó để tra thông tin mà thôi. Laban Dict cho phép tải dữ liệu về để sẵn trong máy để dịch offline, tiện khi đi vào trường mà không có Wi-Fi. Bạn cũng có thể đánh dấu yêu thích một số từ nhất định, xem lại lịch sử tra từ cũng như xem bảng chia thì của động từ.

    Tải về Laban Dict

    Tu_dien_iOS_Laban.

    3. Ứng dụng văn phòng - Microsoft Office

    Nổi tiếng quá rồi, chắc không cần giới thiệu gì thêm, và có đủ cả OneNote, Word, Excel, PowerPoint. Điểm đáng yêu nhất của Office trên iOS đó là bạn có thể thoải mái chỉnh sửa, tạo mới và biên tập tài liệu mà không cần phải trả chi phí gì cả, thật tuyệt vời, chỉ cần bạn tạo hoặc đăng nhập tài khoản Microsoft Account vào là xong. Bộ Office này còn được tích hợp với OneDrive và Dropbox nên bạn có thể vào giảng đường và mở ngay file tài liệu trên mây của mình, xem, sửa rồi lưu trực tiếp lại lên mây mà không cần qua công đoạn download/upload thủ công.

    Bạn nào thường hay thuyết trình cũng có thể xài PowerPoint trên iPhone hoặc iPad để thuyết trình một cách tiện lợi, có điều bạn sẽ cần mua thêm một sợi cáp xuất hình ảnh ra cổng VGA hoặc HDMI tùy theo máy chiếu ở trường của bạn.

    Tải về bộ Office dành cho iOS (nhấn vào đây, chọn thiết bị của bạn)

    Office_iOS_di_hoc.

    4. Quản lý thời khóa biểu - Pocket Schedule

    Pocket Schedule sẽ giúp bạn xem thời khóa biểu, phòng học và giáo viên bộ môn một cách hợp lý hơn, ít bị quên hơn, nhất là vụ quên phòng. Ứng dụng này hỗ trợ quản lý lịch học theo từng học kì, từng môn học rõ ràng. Không dừng lại ở đó, Pocket còn có cho phép quản lý luôn cả bài tập và các kì kiểm tra cho từng môn nữa, khi đến gần thời điểm đó thì app sẽ hiện thông báo nhắc nhở cho bạn.

    Tải về Pocket Schedule

    Thoi_khoa_bieu_di_hoc.

    5. Ứng dụng máy tính - PCCalc Lite

    Ngoài tính năng tính toán cơ bản, PCalc Lite còn hỗ trợ các phép tính khoa học và những chế độ chuyển đơn vị nữa, khá hay mà lại miễn phí. Giao diện của app được tối ưu tốt cho các thiết bị iOS mới trong khi vẫn giữ lại vẻ đơn giản và dễ dùng. Điểm hay của PCalc Lite còn nằm ở chỗ bạn có thể gắn một widget máy tính vào trung tâm thông báo của hệ điều hành luôn, nhờ vậy mà bạn có thể nhanh chóng tính toán các phép tính cơ bản mà không cần phải mở app PCalc lên.

    PS: đi ăn hàng mà cần chia tiền thì dùng PCalc Lite từ thanh thông báo cho nhanh nhé :D mình toàn làm thế.

    Tải về ứng dụng PCalc Lite

    May_tinh_di_hoc.

    6. Ghi chú, nhắc việc - Evernote, OneNote, Wunderlist

    Evernote và OneNote là hai ứng dụng ghi chú "đồ sộ" và có rất nhiều tính năng nâng cao. Thậm chí bạn ghi cả bài học vào, in đậm in nghiêng đổi font chữ chèn hình ảnh đều chấp hết. Cả hai đều miễn phí, đều đồng bộ lên mạng nên bạn không lo bị mất dữ liệu trong trường hợp điện thoại hay tablet bị hỏng. Bạn cứ cài hết cả hai và thử dùng xem, thích cái nào thì giữa lại cái đó (cá nhân mình thì thích Evernote hơn). Evernote và OneNote cũng có bản cho máy tính nên ghi chú tạo trên máy tính có thể đồng bộ sang điện thoại để xem.

    Evernote_Wunderlist_di_hoc.

    Wunderlist thì hơi khác một chút, nó là app tạo danh sách việc cần làm. Ví dụ, bạn có thể soạn một danh sách những thứ cần chuẩn bị trước một kì kiểm tra, những thứ cần mang theo cho chuyến đi chơi xa với lớp, hay chỉ đơn giản là những món bạn muốn tặng bồ. Wunderlist đơn giản, dễ dùng, miễn phí, hỗ trợ phân nhóm một cách hiệu quả, lại có thể chia sẻ dữ liệu với nhiều người dùng khác (tiện khi cần phân việc cho những đồ án nhóm).

    Tải về Evernote
    Tải về OneNote
    Tải về Wunderlist

    7. Ứng dụng vẽ, ghi chú bằng bút - Penultimate

    Phần mềm này cho phép bạn vẽ tay hoặc dùng bút cảm ứng với iPad, sau đó dữ liệu sẽ được đồng bộ lên tài khoản Evernote của bạn. Thứ tuyệt nhất là bạn vẫn có thể chỉnh sửa nó về sau chứ không phải là vẽ rồi lưu lại dưới dạng ảnh tĩnh như nhiều app khác trên iOS. Mình hay xài Penultimate để vẽ phác thảo đồ thị, sơ đồ tư duy cũng như ghi chú những thứ không thể nhập bằng văn bản. Lưu ý là Penultimate chỉ tương thích iPad, không hỗ trợ iPhone.

    Tải về Penultimate

    Penultimate_di_hoc_iOS_iPad.

    8. Một số ứng dụng cần thiết khác

    Feedly - đọc tin tức từ nhiều nguồn trong cùng một giao diện
    Simple Mind+ - ứng dụng tạo sơ đồ tư duy mindmap
    Ghi âm - dùng app ghi chú mặc định của iOS
    Slack - tiện khi cần chat nhóm bạn bè thân thích, chat với các thành viên trong team dự án
    Asana - quản lý dự án nâng cao, có rất nhiều tính năng mạnh mẽ về thời gian, giao việc cho từng người...
    Trello - tương tự như Asana, cũng là công cụ quản lý dự án

Hướng dẫn cách cài Windows 10 trên máy tính Mac

0

Windows 10 không chỉ chạy được trên PC, mà thông qua công cụ Boot Camp, máy tính Mac của Apple cũng có thể dùng được hệ điều hành này.

Windows 10 đã được Microsoft chính thức phát hành từ 29/7 và được đánh giá là hệ điều hành (HĐH) rất đáng nâng cấp nhờ hàng loạt cải tiến so với các phiên bản trước. Tuyệt vời hơn nữa là Windows 10 không chỉ cài được trên PC, mà ngay cả người dùng Mac cũng có thể trải nghiệm nó. 
Để cài Windows 10 trên Mac, bạn sẽ cần chuẩn bị những công cụ sau:
Máy Mac mà bạn định cài Windows 10 trên đó
Một USB trống ít nhất 5 GB
Một máy tính thứ hai chạy Windows 
Kết nối Internet tốc độ cao
Lưu ý rằng tuy không cần phải có bản quyền Windows 10 trong quá trình cài đặt, nhưng bạn sẽ phải mua bản quyền nếu muốn tiếp tục sử dụng HĐH này trên Mac sau khi thời gian dùng thử 30 ngày kết thúc. 
Làm theo hướng dẫn dưới đây giúp bạn chạy Windows 10 trên Mac song song với OS X. Mỗi lần bật máy Mac lên, bạn có thể lựa chọn dùng Windows 10 hoặc OS X để sử dụng. 
Hướng dẫn này dành cho máy Mac chưa được cài Windows. Nếu Mac của bạn đang dùng Windows 7 hoặc Windows 8, bạn có thể update lên Windows 10 theocách thông thường.
Phần 1: Tải file Windows 10 về Mac
Bước 1: Kết nối USB vào máy tính Windows và tải về công cụ tạo file cài đặt HĐH này từ trang web của Microsoft. Sẽ có hai phiên bản Windows 10 để bạn lựa chọn: 32-bit và 64-bit. Bạn phải chọn đúng phiên bản tương ứng với phiên bản Windows mà PC của mình đang dùng. Nếu chọn sai, công cụ của Microsoft sẽ không thể hoạt động. Nếu không biết chắc chắn máy tính của mình đang dùng Windows 32-bit hay 64-bit, Microsoft cung cấp cho bạn hướng dẫn nhận biết tạiđây.
Bước 2: Chạy công cụ vừa tải về, chọn Create installation media for another PC rồi click Next.


Bước 3: Bạn chọn ngôn ngữ (Language), phiên bản (Edition) Windows 10 muốn cài. Ở phần kiến trúc (Architecture), một chú ý quan trọng là bạn phải chọn 64-bit, trừ khi máy Mac của bạn chỉ hỗ trợ kiến trúc 32-bit (rất ít máy Mac có tính năng này). Nếu chọn 32-bit hoặc Both (cả hai), bạn có thể gặp phải lỗi ở các bước sau.

Bước 4: Ở cửa sổ tiếp theo bạn chọn ISO file rồi click Next. Đây là định dạng file thường được dùng để ghi (burn) đĩa, tuy nhiên, bạn đừng lo bởi về sau bạn có thể dùng file này để cài Windows 10 mà không phải ghi ra đĩa DVD. Bạn cũng lưu ý không chọn "USB Flash drive" bởi theo kinh nghiệm, cách cài này không chạy trơn tru trên Mac.

Bước 5: Chọn nơi lưu file ISO Windows. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ lưu file vào USB, tuy nhiên, bạn có thể lưu nó bất kỳ đâu trên máy tính rồi copy vào USB sau.

Thời gian tải file trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào tốc độ Internet của bạn. Sau khi file đã được tải về ổ USB, bạn gỡ USB ra khỏi máy tính Windows và kết nối nó vào Mac.
Kể từ đây bạn cũng không cần tới máy tính Windows cho việc cài đặt nữa.
Phần 2: Chuẩn bị USB và phân vùng cho ổ đĩa trên Mac
Lưu ý: Hệ thống sẽ hiện dấu nhắc yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản admin của Mac. Bạn cần nhập đúng mật khẩu quản trị để tiếp tục cài đặt.
Bước 1: Kết nối USB vào Mac rồi copy file ISO Windows vào màn hình desktop trên Mac. Bạn lưu ý ổ USB phải luôn được kết nối với Mac trong suốt quá trình cài, đồng thời đảm bảo rằng trên Mac lúc này không có bất kỳ USB hay ổ cứng gắn ngoài nào khác đang kết nối.

Bước 2: chạy Boot Camp Assistant, click vào Continue. Boot Camp Assistant được lưu trong thư mục Applications\Utilities. Bạn cũng có thể dùng Spotlight để tìm nhanh công cụ này.

Bước 3: Bạn tích chọn vào cả ba ô checkbox: Create a Windows 7 or later version install disk, Download the latest Windows support software from Applevà Install windows 7 or later version. Tiếp theo bạn ấn Continue.

Bước 4: Nếu bạn đã copy file ISO Windows lên desktop của Mac theo bước 1, file sẽ được tự động nhận diện. Nếu không copy ra desktop, bạn click nút Choose để duyệt tìm đến vị trí lưu file. USB sẽ tự động được chọn làm ổ đĩa cài đặt nếu nó là chiếc USB duy nhất đang kết nối vào máy Mac của bạn.

Bạn xác nhận các thông tin rồi click vào Continue. Boot Camp Assistant sau đó sẽ xác nhận xóa ổ USB trước khi biến nó thành một đĩa cài đặt Windows 10.
Bước 5: Boot Camp Assistant sẽ hiện dấu nhắc để bạn chọn kích thước của phân vùng dùng để cài Windows. Bạn sử dụng thanh trượt để lựa chọn kích thước. Windows 10 yêu cầu ít nhất bộ nhớ trống 20 GB để cài, do đó, bạn sẽ phải chọn con số lớn hơn yêu cầu này để có chỗ lưu dữ liệu và phần mềm về sau.

Lưu ý rằng bạn không thể thay đổi kích thước phân vùng về sau, do đó, hãy lựa chọn sao cho về sau không phải "hối tiếc". Sau khi đã đưa ra quyết định, bạn nhấnInstall. Công cụ sẽ bắt đầu phân vùng ổ đĩa của Mac và máy Mac sẽ khởi động lại. Lưu ý: không tháo USB ra khỏi Mac dưới bất kỳ hình thức nào khi đang cài đặt.
Phần 3: Cài Windows 10
Bước 1: Mac sẽ tự động khởi động từ USB và bắt đầu quá trình cài đặt Windows. Bạn sẽ thấy hệ thống hiện ra dấu nhắc cài đặt ngôn ngữ (Language), thời gian (Time), và bàn phím (Keyboard) cho Windows. Sau khi chọn xong, bạn nhấnNext.

Lưu ý: Nếu vì lý do nào đó mà Mac không khởi động từ USB, hãy khởi động lại máy. Khi âm thanh khởi động của Mac xuất hiện, bạn nhấn giữ phím Option và chọn khởi động từ ổ đĩa flash USB.
Bước 2: Nếu đã có key bản quyền Windows 10, bạn nhập key vào. Nếu chưa, bạn nhấn Skip rồi chọn Next.

Trong quá trình cài, hệ thống sẽ hiện dấu nhắc để xác nhận phiên bản Windows mà bạn muốn cài đặt. Bạn cũng nhớ chấp thuận các điều khoản sử dụng dịch vụ của Microsoft.
Bước 3: Bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ toàn bộ các phân vùng ổ cứng, trong đó một phân vùng được đánh dấu bằng chữ BOOTCAMP. Đây sẽ chính là phân vùng bạn cài Windows 10 lên. Bạn chọn nó rồi click Format.

Bước 4: Windows Setup sẽ hỏi để xác nhận việc format phân vùng, bạn click OK, sau đó click Next.

Bước 5: Windows Setup sẽ tự động làm phần việc còn lại - trong thời gian từ 10 đến 20 phút, tùy thuộc vào tốc độ của máy Mac. Sau đó Mac sẽ khởi động vào Windows 10. Bạn sẽ phải trải qua quá trình thiết lập một chiếc máy tính Windows mới, bao gồm cả việc tạo tài khoản người dùng.

Bước 6: Khi lần đầu tiên đăng nhập, bạn sẽ được "chào đón" bằng dòng thông báo cài đặt BootCamp. Bạn click vào Next và làm theo các bước cài đặt còn lại, khởi động lại máy và như vậy là quá trình cài đã kết thúc. 

Mặc dù đang có cả hai HĐH: OS X và Windows 10 trên cùng một máy, bạn chỉ có thể chạy một trong hai HĐH này ở một thời điểm. Để lựa chọn (theo cách thủ công), trong quá trình khởi động, bạn chờ tới thời điểm xuất hiện âm thanh khởi động của Mac rồi nhấn giữ phím Option, dùng phím mũi tên trái/phải để chọn hệ điều hành bạn muốn sử dụng, sau đó nhấn Enter.
Minh Thống (Theo Cnet)
 

Popular Posts

Labels

Coolbthemes.com .