0
Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối: Nêu Đích Danh Thủ Phạm (1)
TRI VŨ-PHAN NGỌC KHUÊ
Triết gia Trần Đức Thảo
(1917-1993)
Bực bội nói ra những lời trăn trối, trong đó tóm gọn sơ đồ cuốn sách đang trong nguy cơ không thể hoàn thành, bác Thảo giải thích:
- Trong cuốn sách đó, tôi thẳng thắn đánh giá lại tư tưởng Marx khi soạn ra phương pháp cách mạng đấu tranh giai cấp, dùng hận thù giai cấp đánh gục giai cấp tư sản, để xây dựng thế giới đại đồng với một xã hội không còn giai cấp bóc lột. Lénine, Staline, Mao, rồi Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro cho tới Pol Pot... mỗi con người ấy, ở vị trí lãnh đạo, đã tùy tiện khai triển cách mạng theo lời dạy của Marx. Qua những kinh nghiệm lịch sử ấy, cùng những di sản thảm khốc của nó, tôi đã giải mã Marx, Lénine, Mao, Hồ, Kim, Pol... đễ chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx!
Đặc biệt là bác Thảo đã nhắc đi nhắc lại câu "Chính ông Marx sai"!
- Chính tôi, trong những bước đầu nghiên cứu, đã thấy giai đoạn mình tự nguyện làm môn đệ của Marx, sùng bái Marx với tất cả lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, là giai đoạn cuồng tín, cứ nghĩ mình phải một lòng đi theo Marx như một tín đồ tin theo vị chúa cứu thế trên con đương giải phóng con người khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Bởi cuộc cách mạng này đã dựng lên cả một hệ thống chính trị chuyên quyền giam hãm, kìm kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư sản, tư bản. Mà quyền lực chuyên chính lại không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy. Tại sao kỳ lạ vậy?
- Nay già rồi tôi mới nhận ra là tất cả những sai trái ấy đều là do sự cuồng tín vào lý thuyết, vào ý thức hệ nên đã dẫn lối tới những bước quá trớn... Thế rồi các lãnh tụ, từ Lénine trở đi, đều đã tùy tiện theo cảm hứng mà suy diễn, mà đề ra những chính sách, những phương pháp triệt để, những hành động tuyệt đối, để rồi gây ra những tội ác của cách mạng!
Khởi đầu, nhà tư tưởng đã tung ra một học thuyết thật hấp dẫn, thật là cuốn hút nhân loại, nhất là thành phần nhân loại lao động nghèo khổ... Nhưng rồi học thuyết ấy, ý thức hệ ấy đã làm khổ con người, đã nô dịch con người, đã phản bội con người và đã không hề giải phóng con người!
Cuốn sách của tôi chứng minh rõ rằng chính cái phần xây dựng mô hình thế giới đại đồng của Marx đã làm hỏng học thuyết. Trừ ra khi phê phán chủ nghĩa tư bản, Marx đã sử dụng những sự kiện đã xẩy ra trong lịch sử đương đại, trong xã hội đương thời, để đả kích xã hội tư bản. Cách phê phán này có tính biện chứng duy vật sử quan không thể bắt bẻ. Nhưng bước qua phần lý luận căn bản để xây dựng xã hội mới bằng cách nêu mô hình thế giới đại đồng mà mọi người mơ ước, thì Marx bắt đầu lúng túng trong biện chứng. Vì cái mô hình thế giới đại đồng ấy là không có giai cấp, không có bóc lột. Nó được coi là nền tảng của khái niệm, của ý thức "đấu tranh giai cấp"! Cái mô hình ấy, thật ra là chưa hề thấy, chưa hề có ở đâu đó trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai! Làm như vậy trong lý luận là Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó lên trước hiện tại để dùng nó như một kinh nghiệm đã có, đã thấy...! Đấy là lối lý luận với một nền tảng siêu hình, đúng là thứ biện chứng của Hegel! Biện chứng đó không còn có chút gì là duy vật sử quan nữa.
Từ khái niệm thế giới đại đồng tốt đẹp theo dự báo, do mong ước ấy, Marx đã biến nó thành ý thức cách mạng đấu tranh giai cấp, để hành động, để đạt tới thắng lợi, để xóa bỏ giai cấp bóc lột, để hoàn thành một xã hội không còn giai cấp! Viễn ảnh quá đẹp ấy là một kinh nghiệm ảo, một ý niệm siêu hình của một thứ thiên đường ảo chưa hề có trên trái đất. Trong mô hình ảo ấy, giới công nông được giải phóng, được làm chủ chính mình! Từ kinh nghiệm ảo mơ ước ấy, Lénine khai triển một chủ nghĩa xã hội mới, bằng cách khơi dậy hận thù giai cấp để làm động lực đấu tranh của giai cấp vô sản, làm đòn bẩy để hoàn thành cuộc cách mạng, tạo ra sự đổi đời với một hệ thống giá trị mới của giai cấp công nông! Với một đảng cầm quyền "là đại diện cho giai cấp công nông", tức là "đảng cộng sản". Vậy là cách mạng đạt tới một chế độ mới, một nhà nước mới theo một chủ nghĩa xã hội mới. Trong chế độ mới ấy, "sẽ" không còn cảnh người bóc lột người vì quyền tư hữu đã bị bãi bỏ, thay thế nó bằng quyền sở hữu tập thể. Đặc điểm là tập thể sở hữu tư liệu sản xuất! Nghe lý luận như vậy, công nông nào mà không mê!
Như vậy là khi cách mạng thành công, giai cấp công nông sẽ sống và làm việc một cách sung sướng: vì mình sẽ không còn bị bóc lột, mình sẽ làm chủ! Con người từ đây được giải phóng! Sung sướng thay! Phấn khởi thay cái xã hội không còn giai cấp "sẽ" thành hình trong tương lai! Lời hô hào "vô sản thế giới hãy đoàn kết lại!" đã vang dậy khắp trái đất. Rồi vang lên khúc ca: "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!" Nó đã thôi thúc giai cấp bị bóc lột đứng dậy, quyết tâm vùng lên tiêu diệt giai cấp tư sản! Hoan hô con người mới xã hội chủ nghĩa, là con người vô sản chân chính! Lúc đó, các dân tộc đều là anh em một nhà. Và toàn thế giới sẽ là một tổ quốc vô sản duy nhất! Hoan hô tinh thần vô sản quốc tế! Hoan hô xã hội mới trong đó "mọi người sẽ làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu"! Sáng kiến của Marx lập tức bùng lên như một ngọn đuốc trong đầu mọi giới lao động. Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã náo nức ủng hộ, đã sùng bái Marx. Đây là bình minh của một kỷ nguyên quyền lực chuyên chính của giai cấp lao động! Đây chính là con đường vinh quang, con đường cứu rỗi của cả nhân loại.
Cả thế giới đã bị lung lạc vì luồng tư tưởng mới đầy hứa hẹn này, với niềm hi vọng tràn trề của nhân dân lao động, với lòng căm thù "giai cấp bóc lột" sôi sục trong đầu. Người người đều muốn đứng lên phá tan xiềng xích của xã hội tư bản!
Rồi bác Thảo lắc đầu giải thích, trong nước mắt:
- Biến khái niệm, biến học thuyết "đấu tranh giai cấp" chống bóc lột thành ý thức cách mạng. Lấy hận thù giai cấp làm nền tảng phát động một cuộc cách mạng xã lại chủ nghĩa trên toàn cầu. Đấy là một phát minh ý thức hệ vô cùng sắc bén và tinh vi! Bởi nó có một sức bùng phát phi thường, nhờ đánh thức dậy trong con người bản năng bạo lực của thời còn là muông thú, khi khơi dậy tâm lý hận thù! Lý thuyết cách mạng lấy hận thù giai cấp làm động lực, lấy ý chí tiêu diệt giai cấp bóc lột làm vũ khí! Không cần lý luận sâu xa, chỉ nghe sơ qua lý thuyết ấy, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng tin như thế là đúng, như thế là sẽ thắng, sẽ là đại thắng!
Với niềm tin tất thắng, ai cũng có thể tưởng tượng ra đủ thứ kết quả tốt đẹp... Để rồi cuồng tín đến độ sùng bái ý thức hệ ấy như là một thứ thánh kinh, "đảng" trở thành linh hồn của cách mạng, là "hội thánh," lãnh tụ là vị giáo hoàng! Khát vọng phát triển cuộc cách mạng xã hội theo ý thức hệ ấy làm cho con người sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó! Vì nó!
Thế nhưng cho tới nay, những ai, đã từng sống cả cuộc đời trong sự vận hành cách mạng do Lénine phát động, do Staline triệt để khai thác, do Mao hò hét vận động... đều đã thấy rõ kết quả tồi tệ của một tổ chức mang danh "đảng của giai cấp công nông", là một nhà nước chuyên chính vô sản cầm quyền... Tất cả mọi người đã được thấy tận mắt, đã được tận tay tham dự vào công cuộc xây dựng "con người mới xã hội chủ nghĩa" là như thế nào! Thực tế là tất cả đã nhận ra một cách khách quan và đau đớn rằng việc xây dựng xã hội mới ấy gây ra quá nhiều vấp váp, phạm quá nhiều tội ác, vì đã trắng trợn dẫm lên quyền sống của con người, đã trói buộc, giam hãm con người. Kết quả là con người trong công cuộc đấu tranh giai cấp, khi kết thúc, thì nó đã không hề được giải phóng! Đau đớn hơn hết là trong thục tại, con người lao động vẫn còn bị bóc lột! Trong xã hội mới này, thành phần công nông vẫn chỉ là thành phần thiệt thòi nhất!
Kết quả la "thế giới đại đồng" ấy đã không hiển hiện trong một chế độ xã hội chủ nghĩa nào cả! Sau này thì "cuộc cách mạng long trời lở đất ấy" đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín, vừa cuồng tín! Và bộ mặt thật của ý thức hệ ấy là đã dụng cụ hóa, đã nô lệ hóa con người bởi đủ thứ kìm kẹp, giam hãm, tuyên truyền xảo trá, chứ chẳng phải là đã giải phóng con người! Con người lao động đã chẳng hề được làm chủ, kể cả làm chủ bản thân mình. Vì mình cũng là của... "đảng"!
Vì trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới, vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp chuyên chính, chuyên quyền của đảng cộng sàn cầm quyền! Đó là giai cấp tư sản đỏ phát sinh từ tinh thân vô sản vùng lên đấu tranh cướp lại quyền lực trong tay giai cấp tư sản thống trị! Lớp người vô sản vùng lên cướp đoạt chính quyền, đồng thời nó cũng đã cướp đoạt tài sản của giai cấp tư sản để tự nó trở thành một nhà nước tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, vừa nặng tính chuyên quyền, vừa toàn quyền lũng đoạn kinh tế! Trước mắt giò đây, là một nhà nước tư bản đỏ độc quyền bóc lột kiếu mới, mang danh hiệu là "chế độ dân chủ nhân dân", được quảng bá là "dân chủ gấp ngàn lân dân chủ tư sản!" Mà rồi mãi sau này người ta đặt cho chế độ ấy, cho thời ấy một cái tên có tinh khinh thị là "Chế độ bao cấp! Thời bao cấp"!
Đặc biệt là ngay ở trong chế độ "vô sản" mới này, con người vô sản ở khắp nơi, đều tỏ ra vẫn giữ nguyên bán năng hữu sản! Họ gậm nhấm, xâm chiếm của công, cướp đoạt tài sản của tập thể, của kẻ yếu, cướp đoạt đất đai của nông dân... làm của riêng. Tư hữu kiểu cũ do làm ăn cần cù, do tích lũy lâu dài mà có được, nay đã bị xóa bỏ. Thay thế nó nay là tư hữu kiểu mới do chiếm đoạt bằng chữ ký của quyền lực, hoặc do móc ngoặc với quyền lực. Con người vô sản cầm quyền nay tha hồ bòn mót của công, cướp đoạt của tư, để tạo cho mình một tài sản vừa nhiều, vừa nhanh! Vì cái gì cũng là của chung, đặc biệt là "đất đai là sở hữu của toàn dân", nên ai cũng nghĩ rằng toàn dân có quyền nhúng tay vào cái sở hữu chung ấy! Bởi là của chung nên, trong thực tế, nó không được bảo vệ như của riêng. Rừng, núi, sông ngòi, ao hồ... bị con người mới trong xã hội vô sản mới ấy phá phách, lấn chiếm vô tội vạ! Con người vô sản đã tỏ ra là con người tham lam, phá phách, gậm nhấm, xâm chiếm những gì là của chung bất kể luật pháp! Vì là của chung nên ai cũng nghĩ là mình cũng có quyền xâm phạm, nhưng không thấy ai có nhiệm vụ phải bảo vệ, bảo trì! Trong thực tế trước mắt, con người vô sản có quyền hành, luôn luôn phấn đấu để chiếm hữu một cách rất tự nhiên của cải của xã hội, để trở thành nhà tư sản kiểu mới. Đấy là thứ tư sản đỏ, do tham nhũng, do hối mại quyền thế mà có: họ chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia đình, họ hàng, cho đồng chí, đảng viên, bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ!
Khi thấy của công, của tập thể bị xâm phạm, người ta không có phản ứng quyết liệt và nghiêm chỉnh như khi thấy sự xâm phạm của tư! Thói thường của xã hội, và nay đã thành một thứ tư duy phổ biến, một suy nghĩ tự nhiên rằng "lấy của tập thể, lấy của nhà nước không phái là ăn cắp"! Vì đấy là của chung!
Marx đã không ngờ rằng một giai cấp tư bản đỏ sẽ ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế. Giai cấp tư bản đỏ ấy đã phát triển một cách lộng hành, nó xâm chiếm, nó cướp đoạt vừa nhiều, vừa trắng trợn, gấp bội lần thứ tư bản tư sản cổ điển! Một điều khủng khiếp nữa mà Marx không thể ngờ là bởi tham lam quyền lực và quyền lợi, chính các lãnh đạo trong "đảng," cũng đã trắng trợn triệt hạ nhau, qui chụp cho nhau những tội lỗi tày trời để diệt nhau, đế tranh nhau địa vị, để được sống đế vương trên đầu nhân dân, để rồi tìm cách truyền ngôi, truyền gia tài cho con cái!
Thực tại cho thấy trong xã hội mới "xã hội chủ nghĩa", các phe cánh vô sản kình chống nhau. Trong khi đó, giai cấp công nông vẫn còn bị bóc lột, thật là trái ngược với biện chứng và hứa hẹn của Marx! Và kẻ là lột đây lại là những người của "đảng", của nhà nước, một nhà nước nắm toàn bộ vốn liếng, tư liệu sản xuất và mọi hình thức sinh hoạt khác trong xã hội, nhất là về mặt kinh tế! Trong thực tế, tất cả mọi thứ, từ đất đai cho đến con người, tất cả đều là "của đảng"! Các cá nhân, hội đoàn, các thành viên của nhà nước, các định chế như tòa án, viện kiểm soát, các tổ chức tập thể... tất tật cả đều phải thề trung thành với "đảng"! Trong chế độ vô sản nay có một ông chủ toàn quyền, toàn năng! Bởi nay "đảng" là ông chủ lớn nhất, duy nhất, sở hữu tất cả, từ vật chất tới tinh thần! "Đảng" đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý! Và "đảng" tự tuyên xưng "đảng" là nhân dân! Những ai chống lại "đảng" là chống lại nhân dân! Cụm từ "nhân dân" từ đây là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản!
"Đảng" con ngang nhiên tuyên bố: "Yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước"!
Quan sát những hiện tượng đã xẩy ra trước mắt, ngay tại Hà Nội sau 1954, và nhất là tại Sài Gòn sau năm 1975, là những nơi chế độ tư bản, tư hữu kiểu cũ đã bị đánh gục bằng bạo lực cách mạng, người dân bừng tỉnh và kinh ngạc trước hiện tượng phát sinh và bành trướng một tư bản đỏ: chưa bao giờ thấy xuất hiện những đảng viên cao cấp, cùng phe cánh, đã trở thành những nhà giàu mới, vơ vét nhiều và nhanh đến thế. Những cơ ngơi bất động sản khổng lồ đã lọt vào tay "giai cấp tư sản đỏ", nó thống trị một cách trắng trợn, như chưa từng thấy ở đất nước nghèo nàn, lạc hậu này. Mà những cơ ngơi và vốn liếng của giai cấp mới ấy đã được đánh giá hàng bao nhiêu tỉ đô-la Mỹ!
Đó là những hiện tượng kinh khủng mà Marx đã không hề tiên liệu.
Sai lầm cơ bản của lối lý luận ấy là đã mang cái mô hình ảo của tương lai, đặt nó lên trước hiện tại, coi nó như là kinh nghiệm lịch sử. Thế là từ một học thuyết mơ hồ, siêu hình ấy, Lénine muốn suy diễn ra sao cũng được, Staline cũng mặc sức tùy tiện khai triển nó, rồi đến Pol Pot lại càng tùy tiện khủng khiếp hơn nữa!
Rơi bác Thảo nhấn mạnh:
- Tôi ra đi kỳ này, là với dự tính qua Paris để công bố, trong cuốn sách, những lý luận chứng minh sự sai lầm bắt đầu từ lý luận siêu hình của Marx, rồi tư đó bước tới sai lầm trong phương pháp hành động dùng hận thù làm đòn bẩy, để từ đó tùy tiện xúc phạm quyền sống của con người.
Thế nhưng trong sáu tháng vừa qua tại Paris, sau những trao đổi với vài nhà tư tưởng tiến bộ hiện đại, trong đó đáng kể nhất là những góp ý của giáo sư Boudarel, thì tôi đã đẩy lý luận truy lùng thủ phạm gây ra "sai lầm và tội ác"ấy tới điểm tột cùng: chẳng những sai lầm do lý luận, do phương pháp hành động, mà trước cả những điểm đó là sai lầm của khái niệm, của học thuyết, của ý thức "đấu tranh giai cấp"! Đó là cái gốc của mọi sai lầm, cái gốc của mọi hành động quá trớn, cái gốc của bế tắc. Vì đấu tranh giai cấp để xóa bỏ giai cấp bóc lột, nhưng rồi lại nảy sinh một giai cấp bóc lột mới. Chính cái học thuyết, cái ý thức "đấu tranh giai cấp" ấy đã dẫn tới tình trạng con người vẫn bị bóc lột. Và con người không hề được "cách mạng" giải phóng.
Ý thức đã sai vì nó kìm kẹp con người, dụng cụ hóa con ngươi. "Con người mới" ấy đã bị chủ nghĩa cuồng tín (fanatisme) và chủ nghĩa ngu tín (obscurantisme) xỏ mũi lôi vào con đường của giáo điều, theo một thứ "tín ngưỡng cộng sản"... Vì thế trên đường đấu tranh giai cấp đế đi tới tương lai và hạnh phúc, nhưng cứ đi hoài mà không bao giờ tới đích! Đấy là thảm kịch lớn nhất của thế kỉ 20, tức là của chính chúng ta. Tác giả của học thuyết, của ý thức hệ ấy chính là ông Marx. Chính Marx là thủ phạm đã gây ra mọi sai lầm và tội ác!
Diễn giải như vậy rồi bác Thảo than thở:
- Tôi tinh ít ra cũng phải bốn tháng nữa thì mới có thể hoàn thành cuốn sách với kết luận hoàn toàn mới mẻ và khách quan về mặt triết học. Vì cũng phải lướt qua những bước biến đổi của xã hội, thông qua các giai đoạn phát triển của vật chất, của vũ trụ, trải nghiệm vấn đề môi trường bị tàn phá do phát triển... chứ không thể nhẩy ngay tới kết luận giản dị là mọi sự xấu xa đã xảy đến là do học thuyết sai lạc của Marx.
- Thật là bi thảm cho một nhà triết học như tôi, khi đã quyết tâm cống hiến cả đời mình cho lý tưởng cách mạng vô sản. Nhưng rồi cuối cuộc đời, tôi mới khám phá ra rằng mình đã bị lạc hướng vào con đường cách mạng không tưởng, con đường độc ác, không lối thoát, mà Marx đã vạch ra.
Để gò ép con người phải chấp nhận cái phương pháp xây dựng không tưởng này, các đảng cộng sản cầm quyền đã phải dùng tới chính sách tuyên truyền dối trá: "cứ nói hoài thì người ta phải tin!" Rồi dùng những phương pháp khủng bố tinh thần bằng cái sợ trước bạo lực, trước những trừng trị, tù đày và tử hình hàng loạt mà không cần xét xử bằng tòa án... Vì "cái sợ sẽ chi phối cả suy tư lẫn hành động"!
Xét cho cùng thì thủ phạm gây sai lầm cơ bản ấy không phải là Lénine, không phải Staline, hay là Mao. Cũng không phải là Pol Pot... vì tất cả những nhà "lãnh đạo dân tộc"ấy, đều do ý thức hệ mác-xít dẫn lối, do "đảng" nhào nặn ra... tất cả đều do một "thiện ý"(!) muốn xây dựng một xã hội không giai cấp như Marx đã chỉ ra, để cho loài người được hưởng thứ thiên đường không giai cấp của giới vô sản trên trái đất?
Phải thẳng thắn mà ghi nhận rằng cho tới nay, chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất đã thực hiện được đúng một hình thức xã hội không giai cấp mà Marx mơ ước. Đó là một chế độ vô sản, một xã hội không có tư hữu, không co tiền tệ để dùng làm dụng cụ bóc lột. Đó chính là cuộc cách mạng mà Pol Pot đã xây dựng tại Cam bốt, sau năm 1970. Trong suốt những năm tồn tại của chế độ Pol Pot, các chế độ xã hội chủ nghĩa khác đã im lặng đồng tình, đồng ý, vì tin là trong chế độ Pol Pot ấy thật sự là chỉ có giai cấp vô sản. Vì thê lúc ấy, không một nước xã hội chủ nghĩa nào đã dám lên tiếng phê phán, bắt bẻ để phản biện lại cuộc cách mạng của Pol Pot! Kể cả Liên Xô, Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc đã ủng hộ nó triệt để, và cả Việt Nam cũng đã nhìn nhận chế độ ấy! Tất cả khối xã hội chủ nghĩa và nhiều nước trên thế giới, kể cả Liên Hiệp Quốc, cũng đã nhìn nhận chế độ của Pol Pot, trong suốt mấy năm nó tốn tại! Đấy là một thử nghiệm cụ thể cao nhất của tư tưởng Marx trong công cuộc cách mạng vô sản. Nhưng...
Nhưng cho tới cuối năm 1977, khi Pol Pot bắt đầu công khai gây căm thù mang tính chủng tộc với Việt Nam, coi người Việt là kẻ thù của người Khmer, và bắt đầu thực thi chính sách phân biệt chủng tộc để bài xích, rồi sau là gây xung đột ở biên giới với Việt Nam, thì chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội mới xua quân đánh chiếm thủ đô Phnom Penh, và áp đặt ở đó một chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiều thông thường của khối "xã hội chủ nghĩa", mà ở đó vẫn còn mâu thuẫn giai cấp, vẫn còn mầm mống tư sản bóc lột... Lúc đó người ta mới dám phát giác chế độ Khmer đỏ của Pol Pot là chế độ diệt chủng đẫm máu. Dù sao thì đấy cũng là chế độ thuần túy vô sản duy nhất đã thành hình trên trái đất! Tuy nó đã là một chế độ của tội ác không thể tha thứ!
Thủ phạm, kẻ gợi ý, kẻ chuyển lửa của niềm tin đấu tranh giai cấp cho các nhà lãnh đạo, trong đó có cả Pol Pot, để đi vào con đường cuồng tín đến đẫm máu ấy chính là Marx! Lời tiên tri sẽ "xóa bỏ giai cấp" của Marx đã mê hoặc nhiều thế hệ. Và họ đã lao mình vào tội ác! Tại những nước đã có chính quyền vô sản triệt để "của giai cấp công nông" (Sự thực là của "đảng" cầm quyền, của nhà nước do đảng cộng sản nắm giữ), chính giai cấp công nông trong thực tại các chế độ ấy đã bị bóc lột và đàn áp một cách vô tội vạ! Vì đã không còn được ai bảo vệ, nên giai cấp công nông đã ngậm ngùi nguyền rủa Marx, coi Marx là một nhà tiên tri khốn nạn, đã lừa đảo, lấy cái khát vọng thế giới đại đồng không có bóc lột làm bả lừa dối công nông!
Cách mạng ta đã hứa với dân rằng: "đảng" là đày tớ của nhân dân lo trước, vui sau dân. Nhưng mặt trái của lời hứa ấy là "đày tớ" nay đã giành hết đặc quyền, đặc lợi, ngang nhiên vui sướng trên đầu nhân dân! Tình trạng này vẫn còn kéo dài dài cho tới nay. Đó là một chính sách hết sức trơ trẽn, chướng mắt, công khai, trong thời buổi khó khăn, mà "đảng" giành hết đặc quyền, đặc lợi cho cán bộ đảng viên cấp cao, cho các "diện" thuộc "gia đình cách mạng"! Người trong gia đình của "đảng" của quan chức cách mạng thì được ưu tiên sống no âm, được mua hàng tốt, hang ngon ở cửa hàng riêng(Nổi tiếng đã đi vào ca dao là chợ Tôn Đản ở Hà Nội). Chết thì được chôn tại nghĩa địa riêng! (Nghĩa trang Mai Dịch). Con cái của "đảng" đi thi được ưu tiên cho điểm cao, được ưu tiên vào học trong các trường tốt... Được ưu tiên nhận học bổng du học nước ngoài!
Thực tế là nhà nước vô sản cứ tùy tiện tiêu xài công quĩ, cấp phát bừa bãi đất đai để phục vụ riêng cho phe, cánh của "đảng", cứ thực thi chính sách tiêu xài hoang phí ấy rất tự nhiên, coi đấy là "công bằng xã hội"! Vì bao công lao đi tới chiến thắng là do "đảng"! Khi dân chúng tỏ ra công phẫn thì "đảng" hứa sẽ sửa sai, sẽ đọc lại Marx để sửa sai... nhưng rồi vẫn cứ mang ông Marx ra làm bình phong...
Đến nay tôi phải thành thật thú nhận là mình đã một thời đam mê, mù quáng coi Marx là người dẫn đường không bao giờ sai lầm! Giờ đây thì phải thoát ra khỏi sự u mê, bằng cách chứng minh, lý giải, theo phương pháp triết học, qua một "lô-gích vừa biện chứng, vừa hình thức" để hiểu rõ tại sao sai, sai lầm đã bắt đầu từ đâu, từ khâu nào, vào lúc nào và do ai!
- Thật là nhục nhã cho sự ngu tín ấy, vì trong thế giới ngày nay, phần lớn nhân loại đã biết sống theo ý thức sinh tồn, theo lương tri của trực giác, với khả năng thực tế nghiệm sinh, biết phân biệt thiện ác, đúng sai. Con người đã biết sống theo luân thường đạo lý tự nhiên do truyền thống tổ tiên, ông bà truyền dạy, mà không cần học tập, lý luận theo một chủ nghĩa hay một ý thức hệ chuyên chính nào cả.
Thực tại cho thấy không một ai muốn phấn đấu để trở thành con người vô sản, không một ai bằng lòng với cuộc sống trong chế độ kinh tế nhà nước độc quyền, qua sự phân phối hách dịch như bố thí bởi tập thể. Phải xếp hàng cả ngày để mua những thứ hàng rất tồi về phẩm chất, rất hạn chế về số lượng, thường thiếu hụt về cân, đo, tại các cơ quan "mậu dịch" nhà nước. Vậy mà cứ tuyên truyền đề cao "mậu dịch là bà nội trợ đảm đang của xã hội" coi đấy là công ơn nuôi dân của "bác và đảng"! Thật ra là ai cũng muốn phấn đấu để thoát ra hoàn cảnh vô sản túng thiếu như thế, để trở thành con người hữu sản, có quyền tư hữu, quyền sống, quyền tự do sản xuất, tự do kinh doanh! Dân giễu gọi chế độ bao cấp và hạn chế đó là chế độ Xếp Hàng Cả Ngày!
Vả lại chính lãnh tụ các đảng cộng sản cầm quyền, cũng sống theo bản năng của những con người đại tư sản, với sự hưởng thụ những đặc quyền, đặc lợi. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể mà sống, nhưng họ bắt dân phải tôn thờ chủ nghĩa ấy! Tư duy cách mạng đâu phải là làm như vậy! Vô sản gì cái lũ gian dối, tham lam ấy! Công nông gì cái lũ cán bộ mang bản chất nhà giàu kếch sù, ưa sống xa hoa hỗn xược ấy! Chúng chỉ là những tay chính trị gian tà quỉ quái, tận dùng thủ đoạn dối trá, đội lốt công nông, đế giữ chuyên quyền chính trị cho phe, cho "đảng" và cho chính chúng mà thôi.
Rồi Thảo thành thật thú nhận:
- Phát động hận thù giai cấp là đã đẩy lùi con người trở về với bản năng muông thú, phải cắn nhau để giành ăn ở thời nguyên thủy, dù là nói "để tạo niềm tin tất thắng"! Lý thuyết đấu tranh giai cấp ấy trong thực tế là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, văn hóa. Trước đây, vì tuyệt đối tin vào Marx mà tôi cứ lúng túng, cứ luẩn quẩn trong lý luận, cứ lẫn lộn trong mấy bậc phủ định, để tránh phủ định ông Marx! Vì tin rằng nếu có sai lâm là do mình chứ ông Marx không thể nào sai!
Nay tôi thấy phải can đảm, phải khách quan mà phân tích kỹ lại tất cả, qua sự hiểu biết về vận động của sự kiện thời gian hóa (mouvement de la temporisation), bằng cách soạn ra một cuốn sách, để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức "đấu tranh giai cấp". Và rồi sau này còn cần có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá thật khách quan, vô tư khác nữa về những tiết lộ của lịch sử, từ các hồ sơ mật, cất giấu kỹ trong các kho lưu trữ của các đảng cộng sản cầm quyền nữa, để cho nhân loại thấy rõ cái tầm tác hại vô cùng, vô tận của ý thức hệ "đấu tranh giai cấp" ấy.
Với vẻ mặt buồn bã, sầu thảm, vì thấy rõ rằng mình đã là kẻ đồng lõa, là kẻ đã đồng hành với tội ác trong một thời gian quá dài, đã gây quá nhiều đau khổ cho con người, bác Thảo lắc đầu thở dài:
- Khổ thế đấy! Làm cách mạng dân tộc để giành độc lập là đúng quá rồi, là đẹp quá rồi! Nhưng lại đem ông Marx vào! Chỉ vì muốn xây dựng cho bằng được cái thế giới đại đồng không tưởng ấy mà các đảng cộng sản và các môn đệ của Marx đã phải dùng đủ thứ phương cách, đủ thứ thủ đoạn nham hiểm, tồi tệ... Bởi biết rằng dùng thủ đoạn là xấu, là ác, là tội nên cứ phải che giấu, cứ phải bóp méo sự thật để tô hồng, rồi từ đó rất sợ phản biện, rất sợ đối lập, rất sợ tự do báo chí, nghĩa là rất sợ những định chế bảo vệ sự thật, sợ tất cả những ai đã nhìn thấy và muốn nói ra sự thật! Người lãnh đạo ngay thẳng, một chế độ trong sạch, tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý thì đâu có lý do gì mà sợ những quyền dân chủ tối thiểu ấy.
- Giờ đây, "đảng" đành phải ngả hẳn sang kinh tế thị trường của khối tư bản. Chính sách ấy thật ra là mang tố chất phản cách mạng xã hội. Làm như vậy chỉ cốt để chế độ và "đảng" tốn tại... "Đảng" vẫn phải nói vớt vát rằng đó là "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", tức là vẫn còn phải mang ông Marx ra làm bình phong! Nhưng khốn nỗi chinh ông Marx cũng đã sai! Tôn thờ ý thức hệ mác-xít là duy trì tư duy sai lầm từ cái gốc tổ tông của cách mạng, nghĩa là từ Marx! Nói kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nói dối, là vẫn mang thứ biện chứng không tưởng, siêu hình của Marx ra để bảo vệ chính sách "đổi mới", một chính sách đã bước ra ngoài hệ thống tư tưởng mác-xít...
Sự thực ở ta, nay không phải là đang áp dụng chính sách "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", mà thực tế là ta đang thi hành thứ "chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường"! Nghĩa là ngày nay "đảng" vẫn duy trì hình thức cai trị của chế độ chuyên chính, nhưng là theo một thứ chủ nghĩa tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng vẫn là thứ lý luận của xã hội chủ nghĩa. Thứ chủ nghĩa tư bản mới dã man này ở Mỹ không có. Vì ở đó dân có quyền của dân, dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị không vừa ý dân, bằng lá phiếu. Còn ở nước ta, thực sự là sự "đổi mới" này, là đang theo một thứ chủ nghĩa tư bản rất mới so với thời bao cấp trước đây, nghĩa là nay cái gì cũng bị coi là hàng hóa, cái gì cũng có thể rao bán: từ lý thuyết, nghĩa vụ, từ con người, từ trẻ thơ tới thanh niên, phụ nữ, cái gì cũng có thể bán, bán cả tài nguyên, cả đất đai, lãnh thố, cả sức lao động cho nước ngoài, cốt để thu đô-la về... Vì tất cả đối tượng đều được coi là hàng hóa để kinh doanh buôn bán, để sinh lợi nhuận...
Vì thế mà trong thực tế, nay đồng đô-la Mỹ đang làm chủ nước ta! Độc hại của sự định hướng theo kinh tế thị trường này là đã coi các nghĩa vụ cao quí, thiêng liêng nhất như giáo dục để phát triển con người, như y tế để cứu chữa con người... thì nay những nghĩa vụ đó cũng đều là hàng hóa, cũng phải chịu luật hạch toán kinh tế, cũng phải tính lời, tính lỗ. Do vậy mà nghĩa vụ chức năng thiêng liêng, thuần túy phục vụ con người, nay đã hoàn toàn bị phá sản.
Phát triển xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường như hiện nay là sự thống trị của tư bản man rợ, là một sự phá hoại tinh thần về mọi mặt, từ lương tri tới lý tưởng, từ trật tự kỷ cương tới truyền thống văn minh, văn hóa của tổ tiên... Tất cả nay đều bị đồng đô-la lững đoạn, hoạch định, xỏ mũi lôi đi vào một cuộc sống cuồng nhiệt quá trớn. Bây giờ là thời tự do sa đọa, tự do chui luồn luật lệ.
Để cho giới trẻ mặc sức bị cuốn hút theo lối sống phù phiếm, sống cuồng, sống vội, sống giả. Và cứ tưởng thế là văn minh, là hiện đại, ai ngờ đó chỉ là thứ phản văn minh, là đi tụt lùi, là thứ phản văn hóa vì nó mất gốc, mất lý tưởng, mất trật tự kỷ cương mà tổ tiên đã dày công xây dựng...
Tại các nước dân chủ như ngay tại nước Mỹ, chính sách kinh tế thị trường luôn luôn bị quyền tự do dân chủ kiềm chế, bị tự do báo chỉ canh chừng, nên nó không thể tự do tung hoành phá phách được, vì ở đó có sức phản bác của người dân. Vì dân ở đó có quyền dùng lá phiếu của mình để lật đổ một chính phủ không tôn trọng và bảo vệ quyền dân. Ở nước ta cho tới nay, lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của "đảng", để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Thực tế là chế độ ta nay đã không hề bảo vệ dân. Thực chất của lá phiếu ở ta là nó không có quyền lực gì cả. Nó chẳng thể đào thải được một chính quyền tham nhũng thối nát đã bị dân chúng oán ghét, nguyền rủa.
- Giờ đây phải làm sao cho mọi người thấy rõ sự thật là như vậy. Vì chỉ có sự thật ấy mới giải thoát, giải phóng được con người khỏi những "giấc mơ vô sản không tưỏng", với tất cả đam mê cuồng tín và ngu tín của nó! Nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của "ông cụ", không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta.
Rồi bác Thảo lại thú nhận một cách đau đớn:
- Nay tôi già rồi mới nhận ra điêu ấy. Gần đất xa trời rồi mới có cơ hội để nói ra. Khổ thế đấy! Vi vậy mà quyền lực đã muốn bịt miệng tôi, đã xua đuổi tôi ra khỏi quê hương... Tôi đã chấp nhận ra đi, dù là vào lúc tuổi già, sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng: "Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx!"
Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê
Nguồn: Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối
Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2014
Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối: Nêu Đích Danh Thủ Phạm (2)
TRI VŨ-PHAN NGỌC KHUÊ
Triết gia Trần Đức Thảo
qua nét vẽ của Vũ Tuân
Từ lúc tôi khám phá ra là tôi đã sai lầm, đã một thời đứng trong hàng ngũ của tội ác, đã mù quáng cả tin vào ý thức đấu tranh giai cấp của Marx, thì sự tỉnh thức ấy làm tôi thấy sung sướng. Bởi như thế là tôi đã tự giải thoát chính tôi, đã tự giải phóng tôi. Tôi đã trở lại thành con người tự do! Tôi đã đạt tới tâm trí thanh thản, trong sáng của con người tự do, tư tưởng không còn bị gông cùm của ý thức hệ! "Và nay dĩ nhiên là tôi phải phủ nhận tất cả những gì đã viết lúc đang sùng bái Marx!"
Những gì đã viết mà dựa vào Marx, thì vẫn bao hàm một định kiến, một ngộ nhận, một căn bản không tưởng, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm khác, có thế phạm vào tội ác. Bởi một phần tư tưởng tranh đấu của Marx, lúc nào cũng như cái bóng ma quái, muốn thúc đẩy con người lao vào các hành động quá trớn, quá khích, do hận thù và bạo lực cách mạng, để giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội, của con người. Thật sự là trong chiều dài lịch sử nhân loại, bạo lực cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không hề giải quyết được vấn đề bất công trong xã hội loài người! Và cũng chưa hề giải phóng được ai!
Trong thực tế, chính Milovan Djilas, nhà lãnh đạo và cũng là nhà văn của Nam Tư (cũ), đã tố cáo sự tồn tại của giai cấp thống trị trong những cuốn như "Giai cấp mới", "Đất đai không công lý". Djilas là cây viết cộng sản đầu tiên đã mạnh mẽ nêu ra sai lầm và tội lỗi cửa chế độ xã hội chủ nghĩa trong tất cả các tác phẩm của ông, tuy ông ta chưa chứng minh được những sai lầm ấy về mặt triết học! Nhưng ông ta đã thấy chúng là sai lầm ,là tội ác trong thực tại.
Còn tôi, vì đã sống trong thời suy mạt của ~x~l hội chủ nghĩa nên đã thấy rõ, về mặt triết học kế từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, thì tất cả những gì xảy ra trên thế giới sau ngày 30 tháng tư năm 1975, đều thì làm chứng cho một sự thật đã bừng sáng. Vì hòa bình ở Việt Nam là một mốc thời gian, đưa tới giai đoạn mà sự thật đã chứng minh rằng, dù đã phá tan cơ cấu kinh tế tư bản, nhưng rối đã không thể hình thành một xã hội chủ nghĩa vô sản nào, một chính quyền vô sản nào cả! Vì thế mà nay cái gọi là Đệ Tam Quốc Tế nay đã sụp đổ hoàn toàn, từ căn bản tư tưởng, từ bên trong xương tủy của nó!
Cái gọi là tinh thần, là nghĩa vụ quốc tế vô sản, là Đệ Tam Quốc Tế ấy chỉ là cái vỏ bề ngoài, là một tấm màn che mắt, là một con số không. Đệ Tam Quốc Tế chỉ là công thức giúp đế quốc sô-viết giữ lại toàn thể di sản đế quốc do các Sa hoàng để lại. Toàn thể khối Liên-xô tại Đông Âu đã sụp đổ từ bên trong vì sự trống rỗng tư tưởng giải phóng của nó. Cuộc cách mạng vô sản của Pol Pot đã bị bộ đội cộng sản Việt Nam dẹp tan, cuộc chiến tranh ngắn ngày do đảng cộng sản Trung Quốc phát động chống chế độ cộng sản ở Việt Nam năm 1979... tất cả các cuộc chiến tranh ấy chỉ là hành động của thực dân đế quốc bành trướng kiểu mới! Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc, của Việt Nam... cũng là do thành phần tư sản, tư bản đỏ đã bùng lên cấu kết mạnh mẽ với tư bản man rợ nước ngoài, rất lấn át, rất tàn nhẫn, rất vô luật lệ... để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, nhưng cũng vô cùng tai hại!
Chân lý của sự mở mang phát triển ngoạn mục ở Trung Quốc, ở Việt Nam là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà nhân dân lao động đã phải trả giá: thợ thuyền vẫn bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột bằng hành động cướp đất, đuổi nhà! Nhà nước tư bản đỏ đã bóc lột bằng cách tận thu, tích lũy vốn tư bản để phát triển một sự phồn vinh giả tạo "hoành tráng" bề ngoài, mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo khổ ở nông thôn, ở vùng sâu, vung xa. Tại Trung Quốc, dân lao động bị bóc lột rất dã man: lương rẻ mạt, lao động không an toàn. Con số tai nạn lao động ở TQ là cao nhất thế giới.
Thật là tội nghiệp cho thành phần cùng dân lao động bây giờ bị bóc lột mà không có ai bênh vực. Trước các vụ oan ức chồng chất vì bị bóc lột, bị mất đất, mất ruộng, mất nhà! Lao động trong điều kiện tính mạng luôn luôn bị đe dọa! Và mỉa mai thay: cái bóng ma của Marx nay lại hiện ra để kêu gào "Ở đâu có bóc lột, ở đó phải có đấu tranh!", nhưng đấu tranh để bị đàn áp, tù đày... bởi vì đây là một nhà nước của chuyên chính tư bản chủ nghĩa đỏ! Nó nhân danh "nhân dân", nó có trong tay một guồng máy công an cực kỳ thủ đoạn và thô bạo! Sai lầm, tội lỗi của Marx, chính là cái vòng luẩn quẩn của ý thức "đấu tranh giai cấp" như thế. Dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp! Dẹp bỏ bóc lột này thì lại mọc ra thứ bóc lột khác, tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ! Bởi sự bùng phát tư bản đỏ là một tội hình của "đảng", phát xuất tứ gợi ý của Marx. Mà "đảng" sai thì bất trị, không có một cơ chế nào hay một đạo luật nào trừng trị được "đảng". Nay người ta nói tới tư bản chủ nghĩa man rợ, nhưng người ta quên rằng cái gốc của nó, chính là do cái xã hội chủ nghĩa ấy, là do cái ý thức thô bạo của "đấu tranh giai cấp" ấy!
Rồi bác Thảo lắc đầu than một cách thất vọng:
- Bây giờ thì tôi thấy nhiệm vụ là phái nêu ra sự thậ,~ phải lật ra cái mặt trái, mặt thật của "đấu tranh giai cấp", phải chỉ cho rõ đấy là thứ vi-rút vô cùng độc hại! Vì đấy là thứ xã hội chủ nghĩa phản nhân đạo. Vì vậy mà nay, các cuộc thuyết trình của tôi đã bị áp lực, bị đe dọa phải ngưng lại. Nay thì tôi không còn diễn đàn để công bố sự thật ấy! Và thế là cuốn sách có xu hướng giải thoát, giải phóng của tôi đã bị bóp chết trong trứng nước!
Anh Lê Tiến tới lúc này thì thúc giục:
- Bây giờ có lẽ bác phải làm sao hoàn thành cuốn sách cho được nhanh lẹ, cho nóng hổi... phải giản dị nội dung để cuốn sách sớm được xuất bản, vì thời gian không còn nhiều, bởi sức khoẻ của bác cũng không còn nhiều!
- Tôi biết! Tôi biết hoàn cảnh của tôi chứ! Vì vậy mà tôi tính sẽ phải lướt sơ qua một số luận chứng và vận động của thời gian hóa như đã dự trù. Nhưng dù thế nào, thì cũng phải nêu ra một số vấn đề liên quan tới quyền dân để bảo vệ ba thực thể của cuộc sống là con người, là xã hội, là môi trường thiên nhiên... để cho cuốn sách có đủ sức lý luận thuyết phục về mặt triết học... Nhưng cũng phải vài tháng nữa! Không thể sớm hơn được!
Lúc chia tay, tôi hỏi thêm:
- Một khi cuốn sách được hoàn thành và xuất bán thì như vậy là bác đã đặt xong nền tảng để giải quyết tất cả các vấn đề của cách mạng ta chưa?
- Cuốn sách của tôi chỉ là mới giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Còn các vấn đề thực tế hơn, như các hậu quả tai hại của những cơ chế, những phương pháp, những di sản độc hại do chủ nghĩa xã hội để lại, như cách thức tổ chức và điều hành guồng máy đàn áp, là ngành công an, mật vụ, như chính sách chia rẽ dân tộc vì ý thức hệ, và nhất là của các món nợ, các vết thương mà cách mạng và chiến tranh để lại như tâm thức dùng thủ đoạn, dùng bạo lực, như tù nhân lương tri (objecteur de conscience), như phế binh, như nạn nhân "da cam"... thì những cái đó dù lâu dài cũng không thế nào thanh toán được. Nhưng để giải quyết tốt các vấn đề do chiến tranh và cách mạng đã gây ra, thì trước hết phải dựa trên những phân tích biện chứng lịch sử trong cuốn sách của tôi. Đây là một công trình có tính khai thông bế tắc tư tưởng, mổ xẻ các .hía cạnh bi thám của cách mạng, tình trạng thiếu luật pháp, thiếu kiểm soát, thiếu chế tài đối với "đảng" và chính quyền cách mạng.
- Thú thực với bác là chúng tôi vẫn chưa hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của "lý thuyết hiện tại sống động" mà bác đang bận tâm khai triển. Và chúng tôi cũng chẳng muốn tới nghe bác để đi sâu vào vấn đề ấy. Điều chúng tôi muốn biết, như đã nói với bác nhiều lần, là tại sao bác phải đánh giá lại tư tưởng của Marx, tại sao cho tới lúc này vẫn cứ phải lôi Marx ra? Thế giới hiện nay đã chôn Marx sâu vào dĩ vãng rồi, trừ ra vài lý thuyết gia cộng sản trong mấy nước độc đảng toàn trị như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam ta thôi. ông Marx đã hết thời rối. Bác có thấy vấn đề cơ bản và cấp bách nhất hiện nay của ta là vấn đề gì khác không?
- Tại ở nhà bây giờ, họ vẫn cứ lôi ông Marx ra làm bệnh phong để tự bào chữa, nên tôi phải lôi ông ấy ra để dứt khoát chứng minh, bằng lý luận vừa biện chứng, vừa hình thức, để thấy rằng ông ấy là nguồn cội của mọi sai lầm, tội lỗi, bế tắc của các cuộc cách mạng mà Lénine, Staline, Mao, Hồ và cả Pol Pot nữa... đã phát động. Và từ chứng minh cơ bản ấy, để đi tới kết luận là những gì đã xây dựng dựa trên tư tưởng Marx một cách tùy tiện như thế là phái vĩnh viễn đào thải hẳn. Không thể sửa sai, sửa lại, đổi mới, cách tân nó mà dùng lại.
Vấn đề cơ bản và cấp bách nhất của ta hiện nay là nhất định không sửa sai, không sửa đổi, không đổi mới những gì đã dùng và đã thất bại... để rồi dùng lại. Vấn đề cấp bách, cơ bản và lớn nhất của ta hiện nay là phải biết hoàn toàn thay thế hẳn nó, từ cơ sở lý luận tới phương cách tổ chức, cách hành động quá tùy tiện trong đảng, trong những định chế, trong các cơ quan, hội đoàn, nghĩa là trong nhà nước và trong toàn chế độ. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là tội ác của "đấu tranh giai cấp". Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã nhận ra điều đó khi đưa ra lý luận "không cần phân biệt mèo trắng hay mèo đen, miễn là mèo biết bắt chuột". Đấy là lãnh tụ họ Đặng đã can đảm thay thế hẳn quan điểm cơ bản của đảng cộng sản là "Hồng hơn Chuyên". Bây giờ người ta mới chịu nhìn nhận, không thể nào lấy "hồng" thay "chuyên". Bởi "hồng" mà dốt, mà gian thì hỏng hết! Điều này tuyệt đại đa số nhân loại đã biết. Chỉ có mấy lãnh đạo các đảng cộng sản đang cầm quyền và mấy tay lý luận mác-xít là ù lì, vì tham quyền, tham lợi, nên chưa chịu nhận tội và thú tội! Một số lãnh đạo còn muốn đề bạt con cái lên nối ngôi lãnh đạo cứ y như dưới thời phong kiến! Lý do là vì họ đang có trong tay cả một guồng máy lộng quyền cai trị nên họ cứ tùy tiện dẫm lên luật pháp, cứ mưu tính tuyên truyền gian dối, cứ dùng bạo lực để kiềm chế, đàn áp. Họ nghĩ với thứ quyền lực không bị kiểm soát ấy, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, bất chấp sự phẫn nộ của dân!
- Trong một chế độ chính trị như vậy, bây giờ bác có ân hận, hối tiếc là đã uổng công, uổng thời giờ trong những hoạt động triết học của bác hay không?
- Dĩ nhiên là tôi rất ân hận vì đã im lặng đồng lõa, mãi tới lúc cuối đời mới thấy tường tận, cội nguồn những sai lầm là bắt nguồn từ Marx, và cũng là từ thái độ, cúi đầu cam chịu của chính tôi. Ân hận vì đã chứng kiến, đã im lặng trước biết bao nhiêu tội ác trong quá trình khai triển cách mạng!
Lúc cùng với bác Thảo buồn rầu bước ra khỏi "Nhà Việt Nam" tôi nói nửa đùa, nửa an ủi:
- Thôi bác ạ, bác nên tạm gác qua một bên cái công việc viết sách ấy đi để nghỉ ngơi, cho khỏe cái thân già. Cả đời bác đã đa mang nhiều quá rối.
- Không phải là tôi ưa đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là mình cũng đã làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoát, nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí đã là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn của cả một cuộc đời, một cuộc đời đã bị lãng phí! Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi. Thế nên tôi phải tìm cách chuộc tội, phải chỉ ra cho mọi người cùng thấy cái sai lầm của mình, cái lối thoát của mình. Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến minh thành một tên trí thức đồng lõa khốn nạn, đáng nguyền rủa. Đây là món nợ phải trả cho dân tộc, cho triết học...
Mà thực sự bây giờ chỉ côn một cách chuộc tội là gấp rút hoàn thành cuốn sách... này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước mọi người. Chứ tôi có muốn đa mang gì đâu! Không đền được tội, không trả được món nợ này, thì đến chết minh vẫn còn ân hận... Chết mà chưa truyền lại cho người đi sau những trải nghiệm đau đớn, để mà thấy cái sự độc hại vô cùng của con đường "đấu tranh giai cấp"...! Không làm được việc này, thì chết cũng không thể yên nghỉ! Vi thế việc biên soạn cuốn sách của tôi là điều bắt buộc phải làm cho bằng được. Phải điểm mặt từ gốc, cái thứ "vi-rút" tư tưởng đã phá hoại xã hội, phá hoại con người. Vì thế mà tôi phải cố hoàn thành cuốn sách... Chính vì thế mà nay chúng nó muốn đè đầu tôi, ngăn cản tôi, không muốn để cho sống!
- Bộ bác thật tâm thấy mình đã phạm tội hay sao mà phải tâm cách chuộc tội?
- Sống trong thời cách mạng, chạy theo cách mạng như thế... thì làm sao mà không phạm tội! Riêng tôi thì còn phạm tội nặng hơn mọi người nữa ấy chứ! Người ta phạm tội mà không biết mình phạm tội, không biết tội ấy nặng nhẹ ra sao. Còn tôi, đã bao phen biết mình phái nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình đã phạm tội, tội giả dối, tội a dua hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình... Đã biết là tội là như vậy, mà vẫn cứ nói, cứ làm!
- Nghe bác than thở tôi cũng thấy nhột. Tôi cũng từng nhiều phen, cùng đám người chung quanh, phải vỗ tay hoan hô cái xấu, cái ác. Không vỗ tay là khó sống, vì sợ bị chụp ngay lên đầu cái tội phản động. Trong những lần học tập chính trị, tôi cũng đã bao phen mạnh miệng hô: "Nhất trí! Nhất trí!" để đi với cái xấu, cái ác. Cứ nghĩ nói thế cho xong chuyện, cốt để được yên thân. Bây giờ nghe bác phân tích cái tội của bác, cái hèn của bác làm tôi cũng thấy cái tội, cái hèn của tôi...
- Anh có nói như vậy, có làm như vậy, cũng là thường thôi , vì không ai coi anh là mẫu mực, là nêu gương... Còn tôi thì khác, đi đâu, tới đâu cũng đã được trịnh trọng giới thiệu là thạc sĩ triết, là trí thức ở bên tây về ủng hộ cách mạng... thì nói một câu, làm một cư chỉ như thế, là như cấp chứng minh thư cho những cái sai, cái ác. Tội của tôi nặng nề là như vậy. Nay cũng nghĩ lại càng thấy cái sự giả dối, cái sự hèn hạ khốn kiếp của mình mà hối hận, không thể tha thứ. Mỗi trí thức hèn một tí, thì cánh bảo thủ, cánh ít học, ít suy nghĩ, lại lấn tới một tí, rồi cứ thế mà làm cho cách mạng vấp váp thêm, làm cho xã hội sống quen trong gian dối thêm, thêm... mãi. Nhìn lại quá khứ, biết bao trí thức cũng hèn như tôi, chỉ biết theo đuôi ca ngợi lãnh tụ và đảng như vậy, thì nhân dân và tổ quốc còn biết trông cậy vào ai? Tội ác cứ tiếp tục phát triển, xã hội cứ tiếp tục suy đồi vì giả dối, vì tội lỗi. Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắm! Đau lòng lắm!
Nghe những lời thú tội rơm rớm nước mắt ấy, tôi không còn biết nói gì để an ủi bác. Mà an ủi bác thì khác nào như tôi cũng muốn chạy tội cho tôi. Nhìn bác Thảo buồn rầu thu nhận "cái sự hèn khốn nạn, khốn kiếp" của mình, tôi bỗng thấy vóc dáng bác trong sáng hơn lên, cao cả hơn lên. Thật không thể ngờ cuộc đời trí thức Trần Đức Thảo đột nhiên đi tới giai đoạn hối hận dằn vặt bi thảm nặng nề đến như thế. Nghe những tâm sự khe khắt với chính mình như vậy, bỗng cũng thấy mình phải có cái nhìn khác đối với mọi sự, tức là phải biết chân thành nhìn lại chính mình. Sau mỗi lần gặp bác Thảo, lúc nào về cũng thấy trong lòng thêm căng thẳng, trĩu nặng ưu tư. Quả thật những ưu tư trăn trở trong đầu bác Thảo, cứ như một khối nham thạch đang sôi sục bùng cháy ở độ áp xuất loãng lỏng fusion, với sức ép ở một nhiệt độ kinh khủng sắp nổ tung ra, sắp phun ra ngoài vòng khí quyển như một núi lửa. Nỗi niềm tâm sự ưu tư, dằn vặt về thời thế, là một căn bệnh rất truyền nhiễm. Bởi nó bắt người nghe cũng phải thành khẩn nhìn lại chính mình.
Rồi thì một loạt tin khủng khiếp ập tới. Từ bế tắc tuyệt vọng vì mất diễn đàn, tới bị xua đuổi khỏi nơi đang trú ngụ, với nguy cơ bị cưỡng bách phải trở về nơi lặng câm cũ... Lúc ấy bác Thảo nói mà mắt tập trung như đang nhìn vào chính mình, như đang thấy trong nội tâm ngọn lửa trăn trở, phẫn uất đang ngùn ngụt bùng cháy! Chúng tôi ngậm ngùi đề nghị đưa bác ra về... nhưng bác từ chối một cách buồn bực:
- Thôi! Các anh cứ để tôi về một mình, tôi muốn được đi một mình trong lúc này!
Nói rồi bác Thảo lặng lẽ, lủi thủi rời nhà Việt Nam. Nhìn bác cô đơn đi về phía trạm xe điện ngầm, y như bác không muốn chia xẻ với ai tất cả nỗi đau, nỗi tuyệt vọng đang hành hạ tâm trí!
Nhưng rồi sau đó, bỗng nhiên ùa tới toàn là tin vui mừng lạc quan vượt quá mong đợi: một diễn đàn mới khang trang đã sẵn sàng. Một khoản trợ cấp rất khả quan và lâu dài đã được chấp thuận. Đấy là tất cả điều kiện khả dĩ đám bảo bền vững cho một cuộc sống độc lập về kinh tế, tự do về tư tưởng! Không thể mong ước gì hơn!
Nhưng niềm vui mừng bỗng vụt tắt. Một đột biến đã kết thúc số mệnh thật là nghiệt ngã.
Mấy ngày đầu, sau khi bị mất diễn đàn, bác tỏ ra vô cùng chán nản, bi quan... làm chúng tôi áy náy thương bác vô cùng. Bác nói với chúng tôi:
- Có lẽ tôi sẽ phải qua tạm trú ở Đức hoặc ở Bỉ. Vì hai nơi ấy vừa trả lời mấy bức thư của tôi, họ ngỏ ý bằng lòng đón tiếp tôi, sẵn sàng chu cấp nơi ăn ở để cho tôi tiếp tục hoàn thành cuốn sách. Nhưng tôi vẫn cứ luyến tiếc Paris, bởi nơi đây, anh em, bạn bè đã quá thân quá tốt với tôi. Và ai cũng muốn níu kéo tôi ở lại với Paris. Thật sự là ngoài quê hương ra, không có nơi nào tôi thấy thân thuộc, tình nghĩa bằng cái đất Paris này. Vì thế tôi chưa có quyết định chọn lựa rời bỏ Paris.
Canh và tôi cũng nhiệt liệt muốn giữ bác ở lại Paris với chúng tôi. Nhưng tinh hình trở nên đen tối, phức tạp, khi sứ quán đã dứt khoát thúc bách, ép buộc bác phải trở về lại Việt Nam!
Thế rồi một buổi chiều Canh điện thoại cho tôi với giọng hốt hoảng:
- Này, đã biết tin động trời chưa?
- Tin gì mà động trời?
- Chuẩn bị đi nghe bác Thảo họp báo chính thức ly khai, để tuyên bố chọn tự do!
- Trời đất quỉ thần ơi! Thật không? Nói giỡn chơi đấy chứ?
- Tin thật nghiêm túc đấy. Chỉ còn đang chọn nơi và ngày để họp báo thôi. Chính bác gọi điện thoại cho tôi, nhờ huy động anh em sẵn sàng tới dự cuộc họp báo cho thật đông. Ông nghĩ sao về tin dự tính họp báo này?
Thật sự là tin này làm tôi chới với, không thể ngờ... Một người như bác Thảo đâu đến nỗi phải họp báo để tuyên bố chọn tự do ngay giữa Paris này! Tuy bác Thảo đã cho biết trong mấy ngày qua, ở số 2 Le Verrier "chúng nó" đã gây căng thẳng, thúc bách bác quá... làm bác hết kiên nhẫn, chịu không nổi. Nên nay đã đi tới quyết định phải chọn con đường chính thức công bố ly khai... Nếu có họp báo, thì anh có đi dự không?
- Phải dự chứ! Một biến cố như vậy mà không tới chứng kiến thì thật là một thiếu sót không thể tha thứ. Nhưng tôi vẫn không tin nổi là sự việc sẽ phải đi tới chỗ đó. Bao nhiêu đầu óc, trí tuệ ở chung quanh mà để xẩy ra sự việc tai tiếng động trời như vậy sao! Mà giận dữ đến mức nào thì cũng thủng thẳng mà đối phó chứ. Cần gì phải dùng tới biện pháp li khai, chọn tự do như những người cùng đường phải xin ty nạn chính trị như vậy.
- Bác cho biết vấn đề là ngay sau khi họp báo thì dĩ nhiên là bác sẽ không thể về lại căn nhà số 2 đường Le Verrier được nữa. Nhưng nay bác vẫn chưa quyết định được là sẽ dọn về đâu. Bởi đã có vài gia đình tỏ ý sẵn sàng mời bác về tá túc tạm thời, đợi khi tìm ra chỗ ở đàng hoàng. Nhưng bác bảo, tất cả các nơi sẵn sàng mở cửa đón bác đều hơi chật chội, bác sợ làm phiền gia đình người ta, nên còn do dự... Ông có quen gia đình nào có nhà cửa rộng rãi, thì thử tìm giúp xem...
- Việc tới ở nhờ một gia đình nào ở vùng Paris này cũng khó, vì ở đây nhà nào cũng chỉ đủ ở, ít có gia đình nào khá giả, có phòng dành cho bạn bè từ phương xa lúc ghé thăm... Nhưng tôi có quen bác sĩ Quyền, có phòng mạch riêng khá rộng ở vùng ngoại ô Cachan, có phòng dư để đó. Thỉnh thoảng nhiều bạn bè tôi qua đông để thăm Paris, thì tôi vẫn mượn phòng ở đấy... Để tôi dọ ý xem sao. Ông "tu-bíp" này là một Việt kiều chính cống, sống ở đây từ nhỏ, nhưng lại rất thương quí người Việt tị nạn, nên ông ta được họ coi là một ân nhân.
Vậy thì ông hỏi thử xem sao, có gì thì cho biết kết quả gấp. Vì Bác Thảo đang nóng ruột bồn chồn lắm.
Tôi gọi điện thoại ngay cho ông bạn bác sĩ ấy. Ông ta rất ngạc nhiên khi tôi nói Trần Đức Thảo sắp họp báo tuyên bố chọn tự do... rồi ông la lớn:
- Trời ơi! Sao vậy? Sao mà đến nông nỗi bi thảm như thế?
Tôi kể sơ qua lý do. Ông bạn bảo:
- Với ai thì tôi còn phải suy nghĩ, chứ với Trần Đức Thảo, thì tôi rất sẵn sàng. Bởi chỗ phòng mạch của tôi là một căn hộ, còn một phòng lớn và một phòng nhỏ, định cho một bác sĩ khác thuê cùng làm phòng mạch và phòng thư ký, nhưng sau thấy hành nghề chung đụng như vậy cũng bất tiện. Vậy thì ông trả lời ngay đi. Tôi sẵn sàng cho Trần Đức Thảo mượn phòng lớn để ở, phòng nhỏ làm việc, mà đấy là một căn hộ đã có đầy đủ tiện nghi cho một gia đình, sẵn nhà bếp, nhà tắm, cứ việc dọn tới là sống thoải mái.
Tôi vội gọi Canh để báo tin mừng là đã tìm được nơi tạm trú cho bác Thảo. Nhưng Canh đã đi ra ngoài. Lát sau, bs Quyền lại gọi tôi và tỏ vẻ lo ngại, một cách am hiểu:
- Này ông ơi! Tin ấy làm tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trần Đức Thảo, thì bảo ông ta "zọt" ngay cho lẹ! Bởi khi họ biết dự tính sắp họp báo để chọn tự do, thì coi chừng không đủ thời giờ mà họp báo nữa đâu. Nguy lắm đấy! Phải thúc ông ta thoát ra khỏi nơi ấy ngay đi, kẻo quá trễ mà nguy tới tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường!
Tôi cười và trấn tĩnh anh bạn:
Không đến nỗi như vậy đâu! Ngay giữa Paris chứ có phải bên ta, bên tầu hay bên châu Phi đâu! Nhưng mà tôi sẽ cố tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh. Cảm ơn anh.
Rồi cả ngày hôm sau nữa, dù cố công đi tìm, tôi không gặp được Canh, mà gọi trực tiếp cho bác Thảo ở nhà số 2 đường Le Verrier, thi ở đấy trả lời như quát tháo:
- Đồng chí Thảo đi vắng từ mấy bữa nay chưa thấy về. Chắc còn lâu ông ấy mới về. Ở đây không biết ông ấy đi đâu. Từ sáng tới giờ toàn phải trả lời điện thoại cho ông ấy. Chúng tôi không rảnh để trực điện thoại đâu. Đừng gọi lại nữa nghe không!
Cả gần tuần sau, tôi mới gọi được Canh, thì được biết mọi căng thắng đã lắng dịu, mọi sự nay trở thành tốt đẹp. Vì có nhiều tin mừng. Thứ nhất là vợ chồng bà Bình và ông Jacques, đã vận động và vừa lập ra ra được một diễn đàn mới là Nhà Văn Hóa Việt Nam, ở đường Rue des Ecoles, cũng quận 5, Paris, ở ngay mặt tiền một đường phố lớn, rất sầm uất. Cơ ngơi sang trọng, rộng rãi gấp bội lần Nhà Việt Nam ở đường Cardinal Lemoine. Bác Thảo đã được mời tới đó xem và tỏ ý rất hài lòng. Vậy là bác đã có một diễn đàn mới để nối lại được nguồn hi vọng. Mọi ngươi đều mừng vì đã có nơi hoạt động văn hóa đẹp đẽ sang trọng mới này.
Tin mừng thứ như la hội "Les Amis des Sciences" (Những người bạn của khoa học), đã gửi thư báo cho bác Thảo biết là hội đã chấp thuận từ nay, thường xuyên chu cấp cho bác mỗi tháng, một số tiền là mười ngàn francs (10.000 frs) để tiếp tục hoàn thành cuốn sách. Cùng với thư ấy là một tấm ngân phiếu đầu tiên đề tên Trần Đức Thảo. Đây là một khoản trợ cấp hàng tháng đáng kể, vì lương tháng tối thiểu cho một công nhân viên chức ở Pháp lúc ấy là một ngàn năm trăm francs.
Vậy là từ nay bác Thảo vừa có diễn đàn khang trang, vừa dư sức "độc lập về kinh tế", để thuê nhà ra ở riêng, và sẽ yên trí lớn mà tiếp tục lo viết và xuất bản cuốn sách.
Nhưng rồi hôm ấy là thứ năm, 22 tháng tư 1993, một buổi sáng đẹp trời, ông bạn Việt kiều Mặc Lâm đã tới đưa bác ra một ngân hàng gần nhà ga Montparnasse, để bảo lãnh cho bác mở một chương mục, rồi ký thác tấm ngân phiếu do hội khoa học tài trợ vào chương mục ấy. Ngân hàng trao cho bác cuốn ngân phiếu để sử dụng khi tiêu dùng. Vậy là từ nay, bác không còn lo sợ bị thiếu tiền, thiếu diễn đàn nữa. Rồi bác Thảo hãnh diện và hào hứng thông báo cho sứ quán biết là sẽ dọn đi trong một tương lai thật gần.
Những thân hữu của bác, nghe tin này, ai cũng mừng. Phải vậy chứ! Cuộc đời bác Thảo cũng phải có lúc được sống đầy đủ về vật chất, thoải mái, tự do về tinh thần chứ!
Triết gia Trần Đức Thảo
qua nét vẽ của Vũ Tuân
0 Awesome Comments!