‘Làng ma’ ở Nhật Bản, nơi hình nộm nhiều hơn cư dân

0

‘Làng ma’ ở Nhật Bản, nơi hình nộm nhiều hơn cư dân

Ngôi làng nơi xảy ra chuyện kỳ thú nằm sâu trong khu vực miền núi gồ ghề ở miền nam Nhật Bản, nơi đây từng là nhà của hàng trăm gia đình nhưng hiện nay chỉ có 35 người còn bám trụ lại. Khắp các ngõ ngách trong ngôi làng heo hút là những hình nộm với số lượng đông gấp 3 số người đang sinh sống tại đây.

Hình nộm tại làng Nagoro.

Nơi đâu cũng là hình nộm

Bà Tsukimi Ayano 65 tuổi hiện là một trong những công dân... trẻ nhất tại ngôi làng Nagoro và là tác giả đã tạo ra những hình nộm với kích thước người thực trên. Sau hàng thập kỷ ly hương, bà Ayano đã quyết định chuyển về Nagoro từ Osaka, thành phố lớn thứ ba Nhật Bản, để chăm sóc người cha 85 tuổi.

Bà Ayano bộc bạch về lý do khiến bà tạo ra các hình nộm: “Chúng mang lại cho tôi những kỷ niệm”, đối với bà chúng là sự thay thế cho cư dân nơi đây, những người đã rời đi hoặc đã khuất. 

Câu chuyện bắt đầu từ cách đây 13 năm, khi bà Ayano mới hồi hương và quyết định bắt tay vào việc làm nông. Cho rằng các hạt giống củ cải có thể đã bị quạ ăn vì vậy bà bắt đầu làm các hình nộm để dọa và xua đuổi loài chim này. 

Việc trường tiểu học ở Nagoro đóng cửa cách đây 2 năm dường như là “giọt nước tràn ly”. Các phòng học nơi đây giờ chỉ còn giáo viên và học sinh là... hình nộm.

Hiện nay có khoảng 100 hình nộm rải rác khắp Nagoro và các thị trấn gần đó. Không chỉ "nhóm họp" tại trang trại của bà Ayano, các hình nộm còn "lang thang thơ thẩn" khắp các hàng rào, gốc cây, trạm dừng xe buýt... ở làng Nagoro.

Mỗi hình nộm lại có một biểu hiện khuôn mặt, trang phục riêng không hề giống nhau. Có những hình nộm lim dim ngủ với đôi mắt nhắm nghiền, có hình nộm lại đang làm ruộng...

Bà Ayano thường có một hình nộm làm bạn đồng hành trong chuyến hành trình dài 1 tiếng rưỡi đến cửa hiệu gần nhất để mua sắm. Hầu hết những hình nộm còn lại của bà hiện đã trở thành điểm thu hút du khách chụp ảnh lưu niệm khi họ đi qua con đường núi khúc khuỷu gần làng Nagoro trong chuyến du lịch.

Nagoro là trường hợp điển hình của hàng nghìn cộng đồng khác đã trở thành các thị trấn ma hay còn được gọi là bảo tàng miễn phí ngoài trời hoặc nơi thời gian bị đóng băng. Hầu hết những ngôi làng, thị trấn ma đều bị bỏ hoang, dân cư lác đác thưa thớt, thậm chí không có người sinh sống, các ngôi nhà thì xơ xác hoặc luôn đóng cửa im lìm.

* Dân số- vấn đề không hề nhỏ của Nhật Bản


Ngoài những quan ngại hiện nay liên quan đến kinh tế và chính trị thì tình trạng dân số ngày càng giảm đã trở thành một thách thức vô cùng lớn của Nhật Bản. Không chỉ có đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe hay các đảng đối lập đang loay hoay tìm phương pháp "hồi phục cư dân" mà đây là một vấn đề đã làm rối trí các nhà lãnh đạo Nhật Bản trong hàng thập kỷ.

Hơn 10.000 thị trấn và ngôi làng tại Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng có thể không có cư dân, tại đó chỉ còn nhà cửa và các cơ sở hạ tầng hoang vắng, tiêu điều. Hiện tượng này bắt nguồn từ tình trạnh dân số già hóa và tỉ lệ sinh thấp trong thời gian qua tại đất nước Mặt Trời mọc.

Bà Ayano bên các hình nộm của mình.

Tình trạng kỳ lạ xảy ra tại vùng nông thôn lại chính là hệ quả của thành tựu kinh tế Nhật Bản. Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần tốc sau chiến tranh thế giới thứ hai, thanh niên Nhật Bản thi nhau đến các thành phố để tìm việc, để lại những người già cả ở vùng nông thôn. Hiện nay dân số tại Tokyo là hơn 13,35 triệu người và tại Osaka và Kobe là 11,5 triệu người, chiếm đến gần 20% dân số đất nước 127 triệu dân.

Dân số Nhật Bản giảm đáng kể từ năm 2010, thêm vào đó, với tỉ lệ sinh ngày càng thấp và việc hạn chế khắt khe trong việc nhập cư đã dẫn tới dự báo đáng lo ngại. Theo đó Nhật Bản sẽ còn 108 triệu dân trong năm 2050 và chỉ còn 87 triệu dân trong năm 2060. Đến thời điểm đó, 4 trong 10 người Nhật hơn 65 tuổi.

Hiện nay, các cộng đồng địa phương đang cố gắng thực hiện biện pháp "khuyến mại" để thu hút người trẻ tuổi quay lại. Lãnh đạo tại Kamiyama, khu vực gần thủ đô Tokyo nơi phần lớn cộng đồng làm nông,  đã sáng tạo ra kế hoạch để hút nghệ sĩ và các công ty công nghệ.

Hình nộm được bà Ayano tạo ra thay thế cho những người dân đã rời đi.

Còn Miyoshi, thị trấn láng giềng của Nagoro, là nơi đã chứng kiến hiện tượng giảm dân số mạnh từ 45.340 người năm 1985 xuống còn 27.000 trong năm 2013. Một phần tư cư dân tại đây hơn 75 tuổi. Để khuyến khích tăng dân số, thị trấn đã đề xuất chu cấp chăm sóc miễn phí cho con thứ 3, miễn phí tã giấy và sữa bột cho trẻ em đến năm 2 tuổi và chăm sóc sức khỏe miễn phí cho thanh thiếu niên đến hết cấp hai.

Thị trưởng Miyosh, Seiichi Kurokawa cho biết ông muốn người dân chuyển đến hoặc quay trở về đây. Nhưng đó không phải là điều dễ dàng mặc dù có sự thu hút từ bầu không khí trong lành và không gian thoáng đạt. 

Trong khi đó, Kamiyama vẫn gặp khó khăn, Shinya Ominami lãnh đạo một nhóm công dân địa phương đã chỉ về một địa điểm trên con phố buôn bán của thị trấn, điểm khuyết bên những căn nhà bỏ hoang là một vài tòa nhà kinh doanh với quán rượu nhỏ, công ty thiết kế… Ông Ominami nói: “Một khi đã chấp nhận thực tế, chúng tôi có thể tìm ra cách để giải quyết nó”.


Hà Linh (Theo AP)
人形村“かかしの里”に見る限界集落の現実
原野 城治 【Profile】
[2014.07.28]他の言語で読む : ENGLISH | 简体字 | 繁體字 | ESPAÑOL |
人間そっくりの“かかし”が、集落のあちこちにまるで生活をしたり、働いたりしているように置かれている。その人形の数は、集落の人数(約40人)より多い約100体に上る。人形たちにはそれぞれの個性があり、ほのぼのとする光景を醸し出している。しかし、人口減少社会の中における「限界集落」の現実を浮き彫りにしているだけに、見様によっては、怖ささえ感じられる。

11年で350体制作、現在約100体

徳島県の名頃集落。
かかしの里がある場所は、徳島県三好市の山里である標高800メートルの名頃(なごろ)集落。空に近いので、別名「天空の里」ともいう。四国のほぼ中央の中山間地帯で、徳島市内から車で片道約3時間、平家の落人が隠れ住んだ集落よりもさらに奥の集落だ。広島に留学中のドイツ人学生が2014年春に訪れ、動画撮影し投稿したところ、世界から50万回以上も再生され評判になった。
人形を作成したのは、12年前に大阪から故郷に戻った綾野月見(あやの・つきみ)さん(64)。今は父親との2人暮らしだ。人形作りのきっかけは「故郷に戻ってから畑に種をまいたけれど、何も生えてこなかった。それで、かかしを作ってみようと思った」という。畑に野生の動物を寄せ付けないためだったが、11年になる人形作りは、実に350体に上るという。
かかしの製作者・綾野月見さん。
作り方は、まず表情豊かな顔づくり。次に、木枠に新聞紙を80枚以上巻いて胴体を作り、要らなくなった洋服やブラウス、スニーカーや長靴などを着せて完成する。
制作は、1体2日間程度で、洋服などは全部リサイクルだ。しかし、家の軒先や畑の中に設置するので、2年くらいしか持たないという。それで、これまでに制作した数は350体に上る。現在、集落に点在するに人形は約100体だそうだ。

人形には、自由閲覧の「基本台帳」あり

かかし村に置かれた「かかし基本台帳」。
面白いのは「かかし基本台帳」があることだ。綾野さんの実家近くにある休憩場所にその台帳が置いてあり、訪れる人ならそれを自由に閲覧できる。そこの掲示板には「わしらは普通のかかしさんとはちーっと違うんでよ。みんなに名前があって、性格もあり、人生の物語をもっとって、それが全部台帳にのっとんのよ」と記されている。
で、かかし村の第1号は、村長の続裕次郎さん(68)。台帳によると「子供のころは、ガキ大将。某有名大学を卒業後、大手商社に勤務。30歳の時、幼馴染のきよちゃんと結婚を機に故郷に。地元森林組合に勤務し山を守る。実直な人柄。現在3期目」とある。さらに「作業着からアルマーニのスーツまでそつなく着こなす」との特徴が記載されており、実際の村長さん人形は紺のアルマーニの背広を着ているようだった。

作者の綾野さん、「元気なうちは作り続ける」

綾野さんは、現在、月に1回徳島市内で、主婦や若い人たちに人形作りを教えている。3時間かけて来る愛車には、青年の人形がしっかりと助手席にのせられていた。
綾野さんは、「人形のおかげでいろんな人に会えた。元気なうちは作っていきたい」と淡々と語ってくれたが、かかしの里が大きな反響を呼んだことについては「趣味でやっていることなので」と繰り返すばかりで、それ以上は説明しようとしなかった。でも、集落の住民は「かかし」による村おこしを歓迎している。
綾野さんによると、集落の一番若い人は中学生2人だそうで、あとはほとんどが高齢者だという。

「限界集落」の現実映し出す“かかしの里”

過疎化と高齢化で、共同生活の維持が難しくなり、社会単位としての存続が危ぶまれる集落を「限界集落」という。総務省調査によると、2013年4月の時点で限界集落は、日本全国で1万91か所にも上る。
取材に訪れた2014年7月初め、かなりの雨が降り続き、見かけた住人は1人だけ。通過した車は約1時間半のうち軽トラック3台だけ。雨に濡れた人形は、不思議な存在感を感じさせ、ユーモラスな人形にはなんとなく傘を差しだしたくなった。
しかし、これがもし夜間の本当に真っ暗な中で、人形たちの姿を見たらどうだろう。分かっていてもドキッとするだろう。限界集落の現実の厳しさを思い知らされるかもしれない。
少子・高齢化という急速な人口減少社会の中で、名頃集落のように本当に自然に恵まれた美しい集落が、「人形だけの村」となってしまうのは、そう遠くない日かもしれない。米国のニュースサイト・ハフィントン・ポストは、「見捨てられた日本の村」として、かかし村を紹介した。