Bí ẩn thế kỷ về khả năng tái sinh của loài giun dẹp đã được giải mã bởi trí thông minh nhân tạo

0
Tinhte-giun-dep-nhan-doi-2.

Giun dẹp là loài sinh vật mang những khả năng kỳ lạ mà nhiều năm qua các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu nổi: cho dù bạn có cắt nó ra làm đôi, nó vẫn sẽ tự tái sinh lại và tiếp tục sống gần như bất tử. Tuy nhiên, nhờ vào sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo (AI) thì cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng lý giải được điều đó.

Hàng trăm năm qua, con người luôn tìm cách tìm hiểu tường tận mọi loài động vật khác và đôi khi, một số loài còn ẩn chứa những bí ẩn chưa thể lý giải. Nếu bạn cắt đầu của giun dẹp, đầu nó sẽ được mọc mới. Khi bạn cắt nó ra làm nhiều phần khác nhau, mỗi phần sẽ tự phát triển lại thành 1 cơ thể hoàn chỉnh. Và thậm chí là chiếu tia phóng xạ vào khiến cơ thể thì nó vẫn có thể tự hồi phục phần bị tổn thương. Trong suốt 1 thế kỷ qua, các nhà sinh vậy học luôn đau đầu về khả năng bí ẩn nói trên của loài giun dẹp.

Do đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts, Massachusetts muốn xác định làm cách nào giun dẹp có thể phục hồi lại những phần mô bị mất hoặc chính xác hơn: Các tế bào của giun dẹp có điểm gì đặc biệt, giúp nó có thể từ 2 phần cơ thể bị cắt ra tái sinh thành 2 cơ thể mới hoàn thiện và độc lập nhau. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã nhờ tới sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo và thật bất giờ, máy tính đã giải quyết bí ẩn tồn tại hàng trăm năm qua chỉ trong vòng 42 giờ đồng hồ.

Tinhte-giun-dep-nhan-doi-vn.
Sơ đồ quá trình nghiên cứu khả năng tái sinh của loài giun dẹp

Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu sử dụng một thuật toán liên tục mô phỏng và tinh chỉnh toàn bộ những biến thể có thể xảy ra trong mạng lưới gen của giun dẹp. Đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất trong quá trình tìm hiểu trước đây: lượng dữ liệu quá lớn, phức tạp và tốn nhiều thời gian đối với con người. Chỉ sau 3 ngày, máy tính đã xây dựng thành công mô hình mạng lưới gen của giun dẹp. Tác giả của nghiên cứu, giáo sư Michael Levin: "Một trong những thành công nhất của dự án chính là mô hình mà máy tính tìm thấy không quá rối rắm và thật ra, nó đơn giản đến nỗi có thể dễ dàng thấu hiểu."

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là AI có thể hoàn toàn thay thế vai trò của các nhà khoa học trong nghiên cứu. Suy cho cùng, thành công lần này thuộc về các nhà nghiên cứu bằng việc thiết lập nên thuật toán đủ mạnh để giải quyết vấn đề này. Dù vậy, thành công của nghiên cứu đã chứng tỏ tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong một lĩnh vực ít được chú ý tới. Giáo sư Levin cho biết thêm: "Việc phát minh ra một mô hình máy tính có khả năng giải thích được hoạt động của tự nhiên là điều sáng tạo nhất mà các nhà khoa học có thể làm được. Đây không chỉ là thu thập số liệu thống kê hoặc phân tích, đây là trái tim và linh hồn của hoạt động nghiên cứu." 

Tham khảo PLOSWired