Làm thế nào để kiếm tiền từ Youtube?

0

Làm thế nào để kiếm tiền từ Youtube?

07:50 15/05/2015

BizLIVE - 
Công việc upload đối với những người làm MMO có thể coi là một công việc mang tính an toàn cao. An toàn ở đây là vì người tham gia các hoạt động này có thể làm việc trực tiếp với đơn vị có nhu cầu mà không phải lo lắng về việc đơn vị trung gian có bỗng dưng “biến mất”. Nếu Upload video lên Youtube thì bạn còn có thể thu về số tiền lớn hơn.

Làm thế nào để kiếm tiền từ Youtube?
Upload đối với một người làm việc online chỉ là tìm kiếm bất kỳ nội dung nào được nhiều người thích, upload nó lên một trang chia sẻ file nào đó. Càng nhiều lượt tải về, người thực hiện càng được trả nhiều hơn. 
Bên cạnh đó còn một hoạt động khác chính là việc upload các video lên các trang chia sẻ và người upload sẽ được trả tiền khi đạt được một lượng người xem nào đó theo yêu cầu của trang cung cấp. Hiện nay Youtube đang là một trang quen thuộc với người dùng nhưng cũng mang lại thu nhập khá tốt cho những người upload video.
Youtube quy định rất rõ ràng về mức chi trả cho mỗi Video 
Để có thể kiếm tiền từ Youtube, bạn chỉ cần thực hiện một số bước rất đơn giản.
Đầu tiên xây dựng một kênh video riêng trên Youtube. Tải lên một số đoạn video và bắt đầu kích hoạt việc kiếm tiền từ video bằng cách vào Cài đặt tổng quan, Xem tính năng bổ sung, và bật chế độ Kiếm tiền. Sau khi hoàn thành một số lựa chọn về những vị trí bạn chấp nhận đặt quảng cáo, bạn sẽ được chuyển về phần quản lý video và bật ký hiệu $ ở mỗi video để kiến tiền từ video đó. Đến lúc này, nếu bạn chưa từng đăng ký chương trình Google AdSense (chương trình quảng cáo trên các trang web của Google) thì bạn sẽ phải hoàn thành bản đăng ký này để có thể nhận được tiền.
Youtube trả bao nhiêu cho mỗi lượt xem?
Trên thực tế thì con số này không thể tính trước được. Khi bạn đăng ký kiếm tiền bằng video thì Youtube đã quy định rõ con số bạn nhận được là 55% lợi nhuận của quảng cáo đó trên video của bạn. Như vậy có nghĩa là những gì bạn nhận được phụ thuộc vào giá của quảng cáo đó mà Adsence quy định.
Tối đa hoá lợi nhuận bằng cách nào?
Do quảng cáo của Google không chỉ phụ thuộc vào lượt hiển thị quảng cáo mà còn phụ thuộc vào hành vi của người xem đối với quảng cáo đó như bấm vào nên bạn cần có một giải pháp cho việc này. Đó là sử dụng Google Adword để tối ưu từ khoá cho video của mình. Như vậy có thể phần nào tăng lượt hiển thị quảng cáo cho video.
Bên cạnh đó bản thân video của bạn cũng phải có chất lượng thật sự. Chất lượng thể hiện ở việc khán giả có thể ngồi xem trọn vẹn video của bạn, video đó có nhiều like hoặc comment. Cũng có thể là được chia sẻ nhiều và bạn có thêm nhiều người đăng ký xem kênh của bạn.
Khi đạt mức trong vòng 90 ngày tích luỹ được 15.000 giờ người đăng ký xem video thì bạn có thể nâng lên mức Youtube Partner. Ở mức này bạn sẽ được nhiều ưu đãi hơn về hiển thị, kết quả tìm kiếm video…
Chính vì điều này bạn có thể thấy trên Youtube có rất nhiều vlogger, hay những nghệ sỹ chuyên cover lại các ca khúc nổi tiếng có thu nhập khá tốt từ Youtube. Họ có tới hàng triệu người đăng ký theo dõi video, một số vlogger trong nước cũng có thể kiếm được hàng nghìn USD nhờ nội dung video của họ hấp dẫn, được chia sẻ nhiều, lượng người xem cao. 
Kiếm tiền "trên lưng người khác"?
Bên cạnh việc cố gắng tự sản xuất ra một video có chất lượng nội dung tốt thì nhiều người lại chọn cách dễ dàng hơn để kiếm tiền từ Youtube là upload lại video của người khác.
Việc này sẽ làm bạn có video hay có lượng khán giả cao, có thêm người đăng ký kênh. Nhưng vì đây là hành động vi phạm bản quyền nên hoàn toàn có thể bị Youtube xử lý vi phạm. Nếu nhẹ nhàng, bạn sẽ bị tắt tiếng video. Nặng hơn là chặn video trên toàn cầu và cuối cùng là bạn bị xoá kênh. Như thế coi như toàn bộ công sức và những gì bạn đã làm được sẽ không thể thu hồi vì hành động của bạn là ăn cắp bản quyển. 
Một số người dùng hiện nay có một cách khác đó là dịch lại các video quốc tế. Cách này có thể hạn chế một phần việc bị xử lý vi phạm bản quyển từ các chủ sở hữu đích thực của video đó.  
Youtube hiện nay vẫn đang là mỏ vàng của khá nhiều người làm MMO. Nhưng cũng chính vì thế mà nội dung của các video tải lên mạng xã hội này ngày càng bị kiểm duyệt chặt chẽ. Nếu như bạn có ý định kiếm tiền tại đây thì việc đầu tư cẩn thận cho mỗi video tải lên sẽ là phương án đảm bảo nhất cho hoạt động của kênh.
VIỆT KHÔI

Thiết bị EmDrive là gì và liệu nó sẽ giúp con người di chuyển nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng?

0
Tinhte-phi-thuyen-nasa-2.
Ảnh minh họa

NASA tuyên bố đã thử nghiệm thành công EmDrive - động cơ đẩy điện từ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời được cho là sẽ giúp con người di chuyển với tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng! Sau các thí nghiệm đầu tiên được thực hiện trong môi trường chân không dưới mặt đất, các nhà khoa học tin rằng EmDrive có thể tiếp tục được phát triển, hứa hẹn ngày nào đó giúp con người liên hành tinh, đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng trong thời gian cực ngắn và chỉ mất 1 tuần để tới sao Hỏa,... Phải chăng khoa học viễn tưởng đã sắp sửa biến thành sự thật?

EmDrive là gì?

Tinhte-em-drive.
Thiết bị EmDrive do nhà khoa học Roger Shawyer chế tạo

EmDrive là công nghệ động cơ được sáng lập và phát triển bởi nhà khoa học người Anh mang tên Roger Shawyer. Ông đã dành nhiều năm để thực hiện nghiên cứu mặc dù phần lớn các ý kiến đều cho rằng đây là điều điên rồ không tưởng. EmDrive được phát triển dựa trên thuyết tương đối hẹp, cho rằng có thể chuyển hóa năng lượng điện thành lực đẩy mà không cần đốt nhiên liệu để tạo ra phản lực như trước giờ. Giới phê bình cho rằng theo định luật bảo toàn động lượng, một vật muốn tiến về phía trước thì phải có một lực khác cùng phương nhưng ngược chiều đẩy ra phía sau.

Tuy nhiên, EmDrive không vi phạm định luật bảo tồn động lượng và năng lượng. Nó có cấu tạo và hoạt động khá đơn giản: chuyển dòng điện thành vi sóng bên trong một khoang khép kín, khi đó chúng sẽ tự va chạm, sinh ra lực đẩy giúp thiết bị tăng tốc tiến về phía trước. Thậm chí Shawyer còn chứng minh rằng nếu bạn có một con tàu vũ trụ100 kg, lực đẩy sẽ được tạo thành theo chiều kim đồng hồ và con tàu sẽ di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

NASA tuyên bố EmDrive đã hoạt động khi thử nghiệm trong chân không

Tinhte-em-drive-dg.
Mô tả nguyên lý hoạt động của thiết bị EmDrive

Trước đây, NASA đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm về EmDrive và hồi ngày 29/4 vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Johnson dã thử nghiệm thành công một động cơ đẩy điện từ trong môi trường chân không và mặc dù trông có vẻ như bất khả thi, nhưng trên thực tế thì động cơ đã hoạt động. Trước đây cũng có nhiều nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính khả thi của EmDrive, nhưng phần lớn đều bị bác bỏ do chưa thử nghiệm trong chân không.

Giới vật lý cho rằng các hạt trong chân không lượng tử không thể bị chia tách, nên do đó không thể dùng chúng để tạo ra lực đẩy, nhưng NASA tuyên bố rằng giả thuyết của Shawyer đã thực sự được chứng minh. Nhóm nghiên cứu tại NASA cho biết: "NASA đã kiểm chứng thành công EmDrive trong môi trường chân không hoàn toàn. Đây là điều đầu tiên mà chưa tổ chức nào thực hiện được. Đồng thời, NASA tiếp tục đặt giả thuyết rằng bản chất của lực đẩy trên chính là do đối lưu nhiệt."

NASA tiết lộ rằng thử nghiệm lần này được thực hiện thành công là do những đóng góp to lớn từ cộng đồng đông đảo các người đam mê, kỹ sư và nhiều nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới hội tụ tại diễn đàn thảo luận Nasaspaceflight.com. Sắp tới, họ sẽ tiếp tục phát triển ra thế hệ thứ 2 của EmDrive, sử dụng chất siêu dẫn và khoang chứa bất đối xứng để tăng cường độ của lực đẩy.

EmDrive sẽ làm được gì? Máy bay cất cánh thẳng đứng, phóng vệ tinh giá rẻ và tàu không gian di chuyển với tốc độ ánh sáng

Tinhte-phi-thuyen-nasa.
Ý tưởng tàu không gian với vận tốc ánh sáng của NASA

Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2014, Shawer cho biết rằng "EmDrive có thể sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, đồng thời nó còn là minh chứng cho những thiếu sót của vật lý. Các công ty và tổ chức không muốn tìm hiểu nó vì nó khá gây rối. Nếu các khách hàng sẵn sàng trả hàng trăm triệu đô la để phóng vệ tinh theo cách cũ thì tại sao bạn lại làm ra nó rẻ hơn? Công nghệ này sẽ là một bước nhảy vọt lượng tử, cho phép máy bay có thể cất cánh thẳng đứng, hoạt động êm ái và sử dụng hydro lỏng để làm nhiên liệu, thân thiện với môi trường."

Ngoài ra, nếu thành công thì EmDrive có thể sẽ giúp ý tưởng tàu không gian di chuyển với tốc độ ánh sáng biến thành sự thật. Trước đây, NASA đã nhiều lần cho biết họ đang tìm cách chế tạo tàu không gian có thể "nhảy" giữa các điểm rất xa trong vũ trụ bằng cách bẻ cong không gian và trượt lên đó. Trong bài đăng trên diễn đàn, NASA cho biết rằng khi họ bắn laser vào trong buồng cộng hưởng của EmDrive, mọt số tia laser đã di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Điều này đã củng cố cho tính khả thi của tàu không gian mà NASA vẫn hằng mơ ước.

Liệu điều đó có thể trở thành hiện thực? Nếu đúng như vậy, ngoài việc thay đổi diện mạo của ngành hàng không vận tải trên Trái Đất, EmDrive còn giúp con người đi tới rất nhiều nơi khác trong vũ trụ, không chỉ lên Mặt Trăng sau một cú nháy mắt, lên sao Hỏa trong vài tuần mà còn có thể thực hiện rất nhiều chuyến hành trình liên sao trong khắp vũ trụ này. Hãy cùng chờ đợi nhé.

Tham khảo IbtimesNASAVMForbes

phần mềm iWork bản quyền

0

  1. Đầu năm xin gửi tặng đến anh em bộ ứng dụng iWork làm quà tết. Về tính năng của bộ ứng dụng này thì chắc anh chị em nào đang xài hệ điều hành Mac đều biết cả rồi thì mình xin không giới thiệu lại.

    Về lí do mình gọi bộ ứng dụng này là bản quyền vì trước đây anh em hay tải bộ iWork từ những nguồn trên internet về sau đó chép vào máy để sử dụng, nhưng khi có bản cập nhật dành cho iWork thì anh em không thể cập nhật được vì lí do phần mềm đã được định danh vào Apple ID của người khác. Mỗi lần có một bản cập nhật thì anh em lại phải tải lại bộ ứng dụng mới chứ không thể cập nhật trực tiếp từ App Store được.

    Vậy bộ ứng dụng này có gì hay so với những bộ iWork khác? Điều khác biệt đó chính là bộ ứng dụng này chưa được định danh vào bất kì tài khoản Apple ID nào, tức là anh em có thể sử dụng tải khoản của riêng mình để gán vào bộ ứng dụng, sau này vẫn được cập nhật miễn phí lên bản mới, và tất nhiên là bản này sau khi tải về thì hoàn toàn hợp lệ và có bản quyền chính chủ. Tiện lợi hơn sử dụng không bản quyền rất nhiều nhé.

    Cách để đăng ký bản quyền bộ ứng dụng:
    View attachment 2863198 
    • Ấn Update All, khung Sign - In Required mở lên, điền thông tin Apple ID và mật khẩu vào, ấn OK là xong. :D Từ nay bộ ứng dụng được xác nhận đã mua bằng tài khoản của bạn ;)
    View attachment 2863204
     

Cảm biến nhịp tim trên Apple Watch hoạt động như thế nào và tại sao không hoạt động với hình xăm?

0
  1. apple-watch-tattoo-1.
    Một số người dùng cho biết rằng vài chức năng trên Apple Watch như đo nhịp tim, nhận diện cổ tay,… có thể hoạt động không bình thường đối với cổ tay có hình xăm.Vậy nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là do đâu? Các chuyên gia công nghệ và y khoa cho rằng nguyên nhân chính là nhược điểm cố hữu của kỹ thuật xác định nhịp tim bằng xung ánh sáng vốn đang được sử dụng phổ biến trên các thiết bị đeo lẫn dụng cụ y tế hiện nay.

    Hồi đầu tuần vừa rồi, một người dùng đã cho biết trên trang Reddit rằng Apple Watch sẽ tự động khóa khi đeo trên tay có hình xăm do nó không thể hiểu là đang được đeo. Vài người dùng khác lại báo cáo trên iMore rằng cảm biến đo nhịp tim cho kết quả không trùng khớp khi đeo trên 2 cánh tay có và không có hình xăm. Một số suy đoán cho rằng có thể mực xăm tối màu chính là nguyên nhân của vấn đề.

    Apple Watch đo nhịp tim của bạn như thế nào?

    Tinhte-PPG.
    Sơ lược về kỹ thuật dùng ánh sáng đo lường độ bão hòa oxy trong máu, từ đó suy ra nhịp tim

    Kỹ thuật được sử dụng để đo nhịp tim mà Apple và một số hãng khác sử dụng gọi là thông qua thể tích đồ PPG (Photoplethysmography - dùng ánh sáng để đo lường thể tích của một cơ quan trong cơ thể). Bằng cách chiếu các xung ánh sáng lên da và đo lường sự thay đổi của lượng ánh sáng bị hấp thụ, các cảm biến sẽ xác định được lượng máu tưới đến các mô và lớp hạ biểu bì dưới da. Toàn bộ kỹ thuật này được thực hiện bởi Pulse Oximeter - máy đo độ bão hòa oxy trong máu dựa trên cơ sở phép đo quang phổ kế và xung động kế.

    Mỗi chu kỳ, tim sẽ bơm máu tới các mạch ngoại biên khắp cơ thể. Mặc dù áp lực mỗi lần bơm máu đã giảm dần khi chảy tới da, nhưng độ lớn của nó cũng đủ làm phồng các động mạch và tiểu động mạch trong mô dưới da. Nếu thiết bị đo được gắn vào bên ngoài da, một áp lực dù rất nhỏ trong hệ mạch cũng có thể được phát hiện. Sự thay đổi về thể tích gây ra bởi áp lực này có thể được phát hiện bằng cách dùng ánh sáng đèn LED chiếu lên da và đo lượng ánh sáng phản xạ trở lại diode cảm quang. Lượng máu tưới mô trong mỗi chu kỳ tim có liên quan tới nhiều hệ thống sinh học khác nhau, do đó PPG có thể được dùng để đo và theo dõi nhịp tim, nhịp thở và các hệ thống tuần hoàn khác.

    Mặc dù đây là một kỹ thuật đo không xâm lấn, nhưng PPG vẫn mắc phải một số nhược điểm so với cách lấy máu xét nghiệm truyền thống. Theo các bác sĩ, độ chính xác của kết quả đo được có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
    • Màu sắc da (quy định bởi sắc tố Melanin) hoặc móng tay móng chân (do sơn móng)
    • Máu bất thường (ngộ độc CO,…)
    • Nhiễu do cử động
    • Nhiễu do ánh sáng phòng (hiện đã khắc phục được)
    • Tình trạng giảm tưới máu mô (do dùng thuốc, hạ thân nhiệt,…)
    • Do độ sai tiêu chuẩn của máy (± 2%)
    Tinhte-cam-bien-anh-sang-Apple-Watch.
    Cảm biến và các đèn LED trên Apple Watch nhằm đo lường nhịp tim bằng PPG

    Apple cũng giải thích là họ sử dụng 2 ánh sáng xanh lục và hồng ngoại để chiếu vào mạch máu. Họ cho biết rằng máu màu đỏ vì nó phản xạ ánh sáng đỏ và hấp thụ ánh sáng xanh lục. Apple Watch sử dụng đèn LED xanh lục đi kèm với diode cảm quang độ nhạy cao để phát hiện ra lượng máu chảy qua mạch ở cổ tay tại một thời điểm cụ thể. Khi tim bạn đập, lượng máu chảy qua cổ tay tăng lên, ánh sáng xanh bị hấp thụ nhiều hơn.

    Đèn LED trên Apple Watch sẽ chớp hàng trăm lần mỗi giây nhằm tính toán số lần tim đập mỗi phút và đó chính là kết quả nhịp tim của người dùng. Mặt khác, cảm biến trên Apple Watch cũng sử dụng ánh sáng hồng ngoại để đo nhịp tim của người đeo trong 10 phút. Tuy nhiên, nếu ánh sáng hồng ngoại không thể cung cấp dữ liệu khả dụng thì Apple Watch sẽ chuyển sang dùng LED xanh lục. Mặt khác, bộ cảm biến nhịp timđược thiết kế với khả năng tự bù đắp tín hiệu thấp bằng cách tăng độ sáng đèn LED và tỷ lệ lấy mẫu.

    Tại sao Apple Watch hoạt động không chính xác khi tay có hình xăm? Các chuyên gia nói gì?


    Apple Watch hoạt động khi có hình xăm (tay phải) và không có hình xăm (tay trái)

    Trong đoạn video trên đây do người dùng Michael Lovell thực hiện, bạn sẽ thấy rằng Apple Watch hoạt động hoàn hảo trên cổ tay trái không có hình xăm, nhưng khi chuyển sang bên phải có xăm hình thì một vài chức năng không còn hoạt động chính xác nữa. Người dùng Abeliangrape trên trang Reddit đã đưa ra lập luận nhằm giải thích cho điều này:

    "Tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra được nguyên nhân. Có thể dùng ánh sáng với vài tần số khác nhau như xanh lục, vàng, hồng ngoại,… nhằm xác định nồng độ Oxyhemoglobin (OxyHb - nôm na là máu mang oxy). Apple sử dụng 2 ánh sáng là hồng ngoại và xanh lục. Tuy nhiên, điểm mấu chốt xuất hiện ở đây. Cả Melanin và mực xăm đều hấp thụ tốt ánh sáng với bước sóng trên 500 nm - tức là bao gồm cả màu xanh lục. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ của melanin suy giảm rất nhanh chóng nên vào cuối quang phổ hồng ngoại, nó gần như không hấp thụ ánh sáng nữa. Cộng với việc Apple Watch có thể tự điều chỉnh độ nhạy và cường độ ánh sáng đèn LED nên có lẽ những người có màu da đen vẫn có thể sử dụng được Apple Watch. Ngược lại, mực xăm vẫn có khả năng hấp thụ ánh sáng khá tốt, do đó ngay cả tia hồng ngoại vẫn không thể hoạt động được."

    Giáo sư Sijung Hu, giám đốc Nhóm nghiên cứu y tế và kỹ thuật quang tử học tại Đại học Loughborough cũng bày tỏ sự tán thành với ý kiến nêu trên. Đồng thời, ông mở rộng luận điểm rằng: "Tôi đã nhận thấy vấn đề này xuất hiện tại nhiều hãng (nhà sản xuất thời trang hoặc smartwatch)và vài chuyên gia y tế cũng nhận thấy điều này. Về cơ bản, nguồn gốc của vấn đề chính là các thiết bị thông minh hiện tại vẫn còn thiếu hiểu biết về tương tác sinh lý khi đo lường."

    "Cần phải hình thành nên "cửa sổ quang phổ" có khả năng ghi lại chính xác sự biến động trong hệ thống mạch bằng các bước sóng khác nhau nhằm giảm thiểu tác động của yếu tố sắc tộc, melanin,… Chúng tôi (ông) đã phát triển một cảm biến điện tử có thể vượt qua được thách thức này. Trong khi hiện tại, rất nhiều hãng sản xuất chỉ đơn thuần là sử dụng PPG (được phát minh vào năm 1930 và tới năm 1970 thì có máy pulse oximetry) để trực tiếp đo lường ánh sáng hấp thụ bởi HbO2 và Hb. Điều đó đã giới hạn chức năng và hiệu suất của những thiết bị này."

    Đến đây, có lẽ chúng ta đã phần nào hiểu được nguyên lý hoạt động của cảm biến đo nhịp tim trên Apple Watch và vì sao nó lại hoạt động không được khi cổ tay có hình xăm. Nếu theo như các lập luận từ chuyên gia, có thể Apple phải xem xét tới việc thay đổi kỹ thuật đo lường và rất có thể, biện pháp của giáo sư Hu sẽ được hãng chú ý tới. Nếu quan tâm về kỹ thuật của mà giáo sư cho là ưu việt hơn, các bạn có thể tham khảo thêm tại trang web của nhóm. Cám ơn đã theo dõi bài viết và chúc vui.

    Tham khảo HM, Wiki (1), (2), RedditHEWTNWIHApple 
 

Popular Posts

Labels

Coolbthemes.com .