0
“Hơi thở của quỷ”
loại thuốc thôi miên nguy hiểm nhất thế giới
đã có ở VN?
đã có ở VN?
Một cuốn phim tài liệu mới đây tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc này được giới giang hồ dùng như một loại ma túy hay ma dược, có tên là Scopolamine. Nó được bào chế từ cây Borrachero - một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thứ dược liệu vô cùng nguy hiểm này “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải.
“Bẫy người”
Gần đây, nhiều phụ nữ ở Columbia trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương rằng họ bị bỏ “bùa”, bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hãm hiếp. Điều làm người ta khó tin nhất là phương pháp gây án của những nghi phạm hết sức xảo quyệt. Thậm chí gia đình những người bị hại cũng không biết người thân của mình bị xâm hại. Những người bị hại có độ tuổi từ 8 đến 60 tuổi, đặc biệt có cả người bị tâm thần và một phụ nữ có thai. Rất nhiều nạn nhân không thể nhớ được mình có bị hãm hiếp hay không, lừa tiền như thế nào vì họ bị “bỏ bùa” và hoàn toàn không biết gì. Chỉ đến khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau đớn và quần áo rách nát, tiền thì bị mất hết, họ mới biết chuyện không may đã xảy ra với mình.
Khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã phát hiện đây không phải bùa mê thuốc lú, mà chính là tác hại của loại cây Borrachero có nguồn gốc từ chính xứ sở Columbia. Theo lời một số nạn nhân, bọn gian thường xuất hiện ở Costco, hoặc ngay tại nhà thờ. Cách thức “lừa” thường hỏi thăm cách thức trao tặng tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin “lành” như thế, giới phụ nữ sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Và kết quả là nạn nhân bị mê đi, bị đưa về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang “tự nguyện” đưa cho hắn. Khi tỉnh thuốc thì sự việc đã quá muộn.
Trong đó cũng đã có 2 người phụ nữ gốc Việt, trú tại San Jose là nạn nhân của loại thuốc mê này. Họ bị mất tiền bạc, nữ trang một cách ngớ ngẩn.
Những vụ lừa đảo ở Việt Nam có phải bị thôi miên?
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây cũng có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức. Điển hình như vụ chiếm đoạt tài sản của ông Hồ Đức Phúc, 42 tuổi, trú tại thôn Đăk Hòa I, xã Đăk Hòa, huyện Đăk. Hôm đó, tại cửa hàng thu mua nông sản của ông, có hai người nước ngoài đi ô tô đến mua 2kg ca phê. Họ bằng nói tiếng Việt bập bõm. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền mua hàng, ông Phúc thấy đau đầu, chóng mặt cũng ngay lúc đó một kẻ đề nghị ông Phúc đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt để dễ giao dịch.
Ông Phúc đồng ý mở két sắt lấy tiền và đưa tiền cho hai người trên nhưng không nhận lại tiền do hai khách đưa và không nhớ được loại tiền người nước ngoài định đổi là tiền nước nào, mệnh giá bao nhiêu. Khi giao dịch xong hai người đàn ông lên xe nhanh chóng bỏ đi. Ông Phúc vào nhà nghỉ vẫn cầm chìa khoá két sắt. Đến 17h cùng ngày, vợ ông Phúc kiểm tra lại, phát hiện bị mất 34 triệu đồng.
Anh Đỗ Văn Đông (cụm 5, xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ) không khỏi tiếc nuối số tiền gần chục triệu đồng bị chiếm đoạt một cách dễ dàng. Được biết anh Đông đang chở hàng trên QL 32 thì một chiếc taxi chạy sát lại, trên xe có 3 người, cả tài xế lẫn khách đều là người nước ngoài. Một người da đen cao lớn mở cửa, chào hỏi, bắt tay anh bằng tiếng Việt rồi đưa tấm bản đồ hỏi đường đi Lào Cai. Anh Đông đã chỉ đường một cách tận tình. Người khách này lại hỏi thăm địa chỉ quán ăn gần đó rồi rút ra tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, nhờ đổi lấy 2 tờ 50.000 đồng. Anh cũng không hiểu vì sao lại sẵn sàng lôi cả bọc tiền 20 triệu đồng ra đưa cho vị khách nước ngoài. Khi chiếc xe mất hút, anh Đông mới choàng tỉnh, vội kiểm tra bọc tiền thì đã bị lấy mất đi một nửa.
Qua các vụ phạm tội trên cũng chưa có kết luận cuối cùng về khả năng đối tượng có thể dùng biện pháp thôi miên để trộm cắp tài sản hay không. Trong trên thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng vì một cách nào đó đã khiến nạn nhân nghe theo mọi lời đề nghị để đưa tiền cho chúng. Hiện nay cũng có nhiều người bị mắc lừa với thủ đoạn như sau: các đối tượng thường vô tình gặp nạn nhân (thường là phụ nữ, những người già) rồi vờ nói ra bệnh tật hoặc một nhược điểm trên khuôn mặt của họ kiểu như bị mộng mắt, bị nám da… rồi mách thuốc chữa… Hoặc nhiều đối tượng còn đến các cửa hàng kinh doanh nói có mối hàng giá rẻ, rồi lòng vòng dùng các trò “ảo thuật”… Và không hiểu với các chiêu thức lừa tinh vi đánh vào tâm lý muốn chữa bệnh, đánh vào lòng tham của nạn nhân hay là dùng các biện pháp thôi miên mà nhiều người đã nghe theo sự dẫn dụ của đối tượng tháo tất tật đồ trang sức đeo trên người, thậm chí còn về tận nhà mở tủ đưa tiền cho chúng…
“Bẫy người”
Gần đây, nhiều phụ nữ ở Columbia trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương rằng họ bị bỏ “bùa”, bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hãm hiếp. Điều làm người ta khó tin nhất là phương pháp gây án của những nghi phạm hết sức xảo quyệt. Thậm chí gia đình những người bị hại cũng không biết người thân của mình bị xâm hại. Những người bị hại có độ tuổi từ 8 đến 60 tuổi, đặc biệt có cả người bị tâm thần và một phụ nữ có thai. Rất nhiều nạn nhân không thể nhớ được mình có bị hãm hiếp hay không, lừa tiền như thế nào vì họ bị “bỏ bùa” và hoàn toàn không biết gì. Chỉ đến khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau đớn và quần áo rách nát, tiền thì bị mất hết, họ mới biết chuyện không may đã xảy ra với mình.
Khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã phát hiện đây không phải bùa mê thuốc lú, mà chính là tác hại của loại cây Borrachero có nguồn gốc từ chính xứ sở Columbia. Theo lời một số nạn nhân, bọn gian thường xuất hiện ở Costco, hoặc ngay tại nhà thờ. Cách thức “lừa” thường hỏi thăm cách thức trao tặng tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin “lành” như thế, giới phụ nữ sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Và kết quả là nạn nhân bị mê đi, bị đưa về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang “tự nguyện” đưa cho hắn. Khi tỉnh thuốc thì sự việc đã quá muộn.
Trong đó cũng đã có 2 người phụ nữ gốc Việt, trú tại San Jose là nạn nhân của loại thuốc mê này. Họ bị mất tiền bạc, nữ trang một cách ngớ ngẩn.
Những vụ lừa đảo ở Việt Nam có phải bị thôi miên?
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây cũng có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức. Điển hình như vụ chiếm đoạt tài sản của ông Hồ Đức Phúc, 42 tuổi, trú tại thôn Đăk Hòa I, xã Đăk Hòa, huyện Đăk. Hôm đó, tại cửa hàng thu mua nông sản của ông, có hai người nước ngoài đi ô tô đến mua 2kg ca phê. Họ bằng nói tiếng Việt bập bõm. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền mua hàng, ông Phúc thấy đau đầu, chóng mặt cũng ngay lúc đó một kẻ đề nghị ông Phúc đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt để dễ giao dịch.
Ông Phúc đồng ý mở két sắt lấy tiền và đưa tiền cho hai người trên nhưng không nhận lại tiền do hai khách đưa và không nhớ được loại tiền người nước ngoài định đổi là tiền nước nào, mệnh giá bao nhiêu. Khi giao dịch xong hai người đàn ông lên xe nhanh chóng bỏ đi. Ông Phúc vào nhà nghỉ vẫn cầm chìa khoá két sắt. Đến 17h cùng ngày, vợ ông Phúc kiểm tra lại, phát hiện bị mất 34 triệu đồng.
Anh Đỗ Văn Đông (cụm 5, xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ) không khỏi tiếc nuối số tiền gần chục triệu đồng bị chiếm đoạt một cách dễ dàng. Được biết anh Đông đang chở hàng trên QL 32 thì một chiếc taxi chạy sát lại, trên xe có 3 người, cả tài xế lẫn khách đều là người nước ngoài. Một người da đen cao lớn mở cửa, chào hỏi, bắt tay anh bằng tiếng Việt rồi đưa tấm bản đồ hỏi đường đi Lào Cai. Anh Đông đã chỉ đường một cách tận tình. Người khách này lại hỏi thăm địa chỉ quán ăn gần đó rồi rút ra tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, nhờ đổi lấy 2 tờ 50.000 đồng. Anh cũng không hiểu vì sao lại sẵn sàng lôi cả bọc tiền 20 triệu đồng ra đưa cho vị khách nước ngoài. Khi chiếc xe mất hút, anh Đông mới choàng tỉnh, vội kiểm tra bọc tiền thì đã bị lấy mất đi một nửa.
Qua các vụ phạm tội trên cũng chưa có kết luận cuối cùng về khả năng đối tượng có thể dùng biện pháp thôi miên để trộm cắp tài sản hay không. Trong trên thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng vì một cách nào đó đã khiến nạn nhân nghe theo mọi lời đề nghị để đưa tiền cho chúng. Hiện nay cũng có nhiều người bị mắc lừa với thủ đoạn như sau: các đối tượng thường vô tình gặp nạn nhân (thường là phụ nữ, những người già) rồi vờ nói ra bệnh tật hoặc một nhược điểm trên khuôn mặt của họ kiểu như bị mộng mắt, bị nám da… rồi mách thuốc chữa… Hoặc nhiều đối tượng còn đến các cửa hàng kinh doanh nói có mối hàng giá rẻ, rồi lòng vòng dùng các trò “ảo thuật”… Và không hiểu với các chiêu thức lừa tinh vi đánh vào tâm lý muốn chữa bệnh, đánh vào lòng tham của nạn nhân hay là dùng các biện pháp thôi miên mà nhiều người đã nghe theo sự dẫn dụ của đối tượng tháo tất tật đồ trang sức đeo trên người, thậm chí còn về tận nhà mở tủ đưa tiền cho chúng…
Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới
Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “Hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Phóng viên Ryan Duffy của hãng tin VICE, đã trực tiếp đến Bogota (Colombia) làm một phóng sự mang tên “World’s scariest drugs” (Tạm dịch: Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới). Đoạn phóng sự dài 25 phút của anh được đăng trải trên Youtube đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa. Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không biet kẻ đó là ai”.
Đây chính là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây. Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương.
“Hơi thở của quỷ” giống với một loại hoa dại ở Đà Lạt?
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “Hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “Araceae” hay “cây Chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt... Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn, loại hoa được cho là giống với Borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc ở Đà Lạt. Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.
Trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ (quyển 2), xuất bản năm 2003 viết về cây hoa loa kèn Đà Lạt là cây Brugmansia suaveolens (Wild) như sau: Tiểu mộc, vạm vỡ, cao đến 4 - 5m; cành trăng trắng. Lá có phiến dạng như lá thuốc lá, to, dài 15 - 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 - 3cm. Hoa thòng, trắng, to, dài đến 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm. Trồng nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp, gốc Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid, in vitro, chống siêu khuẩn measles.
So sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn rất giống nhau. Tuy nhiên tên Borrachero có thể chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt có phải là một hay không. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt là cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
Theo ANTĐMột cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “Hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Phóng viên Ryan Duffy của hãng tin VICE, đã trực tiếp đến Bogota (Colombia) làm một phóng sự mang tên “World’s scariest drugs” (Tạm dịch: Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới). Đoạn phóng sự dài 25 phút của anh được đăng trải trên Youtube đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa. Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không biet kẻ đó là ai”.
Đây chính là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây. Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương.
“Hơi thở của quỷ” giống với một loại hoa dại ở Đà Lạt?
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “Hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “Araceae” hay “cây Chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt... Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn, loại hoa được cho là giống với Borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc ở Đà Lạt. Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.
Trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ (quyển 2), xuất bản năm 2003 viết về cây hoa loa kèn Đà Lạt là cây Brugmansia suaveolens (Wild) như sau: Tiểu mộc, vạm vỡ, cao đến 4 - 5m; cành trăng trắng. Lá có phiến dạng như lá thuốc lá, to, dài 15 - 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 - 3cm. Hoa thòng, trắng, to, dài đến 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm. Trồng nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp, gốc Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid, in vitro, chống siêu khuẩn measles.
So sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn rất giống nhau. Tuy nhiên tên Borrachero có thể chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt có phải là một hay không. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt là cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-
0 Awesome Comments!