Những Cánh Chim Hồng Hạc

0

Đến hồ Nakura ngắm sân chim hồng hạc đẹp nhất thế giới.

Đến với Kenya (một quốc gia Đông Phi), du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh ngập tràn chim hồng hạc chao lượn đẹp mắt trên mặt hồ Nakuru.
Nakuru là một trong 3 hồ lớn nối liền nhau nằm ở Rift Valley của Kenya.
Những hồ nước này đã trở thành ngôi nhà quy tụ 13 chủng loại chim quý hiếm đang bị đe dọa cùng với một số loại chim khác trên thế giới.
Hồ Nakuru được giới nghiên cứu chim ca ngợi là “thiên đường”, sân chim lớn nhất thế giới; với đàn chim hồng hạc đặc trưng.
Cảnh tượng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con hồng hạc xếp hàng chật kín bờ hồ trải dài bất tận, thảnh thơi dạo chơi và kiếm ăn chỉ có thể bắt gặp ở hồ Nakuru.
Hồng hạc tụ lại dày đặc ven bờ hồ. Hàng nghìn con khác tản về phía lòng hồ kiếm ăn.
Hàng triệu hồng hạc đậu chật kín mặt hồ.
Số lượng của chim hồng hạc ở Nakuru lên đến hàng chục nghìn, thậm chí lên đến hàng triệu con.
Những chú chim hồng hạc nhỏ ở đây có thể được phân biệt với các loại khác bởi bộ lông màu hồng và phần mỏ màu đỏ son, không giống như các con chim hồng hạc lớn – loại này thường có mỏ màu đen ở phần chóp.
Những chú chim hồng hạc nhỏ là loại thường được ghi hình và chụp ảnh và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim tài liệu bởi chúng có số lượng nhiều hơn chim hồng hạc lớn.
Nguồn tảo rất phong phú, đa dạng trong hồ là “vũ khí” thu hút và “giữ chân” loài chim quý, tuyệt đẹp này bởi chim hồng hạc chủ yếu ăn tảo.
Trong khi đó, phân chim hồng hạc cùng nhiệt độ lý tưởng của vùng nước có tính kiềm ở hồ Nukaru cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển các loài tảo.
Trên thực tế, đây là khu vực có nguồn thức ăn dồi dào nhất đối với loài hồng hạc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, tại hồ Nakuru tập trung khoảng hơn 1 triệu, thậm chí, 2 triệu hồng hạc, mỗi năm tiêu thụ khoảng 250 nghìn kg tảo/hecta.
Ngoài ra, hồ Nakuru còn là nơi làm tổ và kiếm ăn lý tưởng của loài bồ nông trắng lớn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng chim hồng hạc đã giảm xuống đáng kể, nguyên nhân chính có lẽ là do có quá nhiều khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây.
Nguyên nhân khác cũng là do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy công nghiệp gần đó thải ra hồ, điều này làm cho chất lượng nước hồ thay đổi.
Ô nhiễm môi trường và lụt lội đã phá hủy không gian sống cũng như nguồn thức ăn của loài chim hồng hạc. Các loại khuẩn tảo lục (Cyanobacteria) và tảo xanh đã trôi đi nơi khác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn.