Mâm Ngũ Quả Ngày Tết ở 3 Miền Đất Nước

0

Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết cổ truyền dân tộc thêm phần sinh động và thiêng liêng hơn.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ngũ quả - thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 1

Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. Mỗi loại quả được lựa chọn để sắp xếp trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng nhất định:

Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.


Đào: thể hiện sự thăng tiến.


Mai: hạnh phúc, không cô đơn.


Quả phật thủ giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.


Táo: có nghĩa là phú quý.


Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.


Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.


Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.


Nải chuối như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.


Quả trứng gà như hình đào tiên: lộc trời.


Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.


Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.


Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.


Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 2


Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. 
Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 3
Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.


Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 4
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!
Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.


Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 6
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước 7
Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 

http://www.cuocsongviet.com.vn/userfiles/images/VANHOA/Phong%20t%E1%BB%A5c-%20T%E1%BA%ADp%20qu%C3%A1n/nguqua2%5B1%5D.jpg

http://lehuongngan.vnweblogs.com/gallery/10894/5f6a7257067265d92f647452fdabce1b.jpg


http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2011/01/29/qua1.jpg


http://data.kenhsinhvien.net/hinhanh/2013/02/06/af213d5db7a986a37ff45e5e5cb108d3-293297-2212.jpg

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2011/01/29/134.jpg


http://images.vietpress.vn/Images/Uploaded/Share/2013/01/28/84.jpg

http://www.amthuc365.vn/uploads/content/2013-01-24.08.11.46-mam-ngu-qua.jpg


http://chuaphuclam.com/images/stories/2012/T1/nguqua.jpg


http://images.vietpress.vn/Images/Uploaded/Share/2013/01/28/83.jpg


http://www.avala.vn/data/ckf/images/T133_200.jpg


http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/02/01/660-nguqua-1-jpg-1359708167-1359708375_500x0.jpg

http://file1.batdongsan.com.vn/file.258539.jpg


http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2013/01/mien-trung-0daa3/kham-pha-mam-ngu-qua-ngay-tet-o-3-mien-dat-nuoc.jpg

http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/so/solaodongthuongbinhxahoi/PublishingImages/Anh%20Van%20phong/Trung%20thu%20IMG_5253.jpg


http://farm4.static.flickr.com/3007/2933671758_ce81282309_o.jpg


http://data.xzone.vn/Upload/270/Nam_2013/Thang_2/Ngay_5/82.jpg


http://www.travinh.gov.vn/wps/wcm/connect/cf90f9004e649679abbabfe13ad7a826/444.JPG?MOD=AJPERES&CACHEID=cf90f9004e649679abbabfe13ad7a826

http://chuaphuclam.vn/images/stories/2011/T9/10nguqua2.jpg


http://chuaphuclam.vn/images/stories/2011/T9/10nguqua1.jpg


http://i383.photobucket.com/albums/oo271/yeutraicay/2236834450_b27e0a7596.jpg?t=1228044100


http://farm3.staticflickr.com/2329/2271951982_8072b34752_z.jpg

http://media.lamsao.com//Thumbnail/ExtraLarge/Resources/CommunityUpload/huongptp/05012013/images/traicay_15e4d.jpg

http://chuaphuclam.vn/images/stories/2012/T1/7nguqua.jpg


http://sgtt.vn/HTMG/2010/0211/63101/01.jpg

http://www.amthuc365.vn/uploads/content/2013-01-25.02.14.09-nguqua2.jpg

http://tintuclamdep.com/wp-content/uploads/2013/01/mam-qua-tet-6-500x330.jpg

http://img26.imageshack.us/img26/2858/mamnguqua.jpg


http://vietnamsoul.files.wordpress.com/2011/01/ngu_wa02964402.jpg


*****************************************

Ngày Tết - 

Nói về hai mươi bốn loài hoa mai


http://images.yume.vn/blog/201101/30/1296322323_20100825_HoaMaiVang.jpg
 
Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.
 
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQke1AMiwNwOqOzZ3B8T8_Lf4FaNMWcdVnTc0HCblwDsw6wYQ2AHw
 
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn  giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.
 
http://www.gdtd.vn/dataimages/201101/original/images464781_1.JPG

Bạch Mai  
 
Hoa mai tại Việt Nam có mười tám loại như sau:
 
1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.
 
Mai 5 cánh
 
 
2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
 
http://new.dalatrose.com/imageUpload/maihoang84/11192008/20081119193545633862159.jpg
 
3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).
 
 http://images.yume.vn/blog/201101/30/1296322363_hoa%20mai-cuc%20%281%29.jpg
 
4 - Mai động, mai sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loa mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..
 
Mai sẻ
 
 
5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEid3G7HU8B05_kc7rx4TgXY8QuHdr_8gPmpS92H6151qeyV-PRRXPPYHB3VfYlREu3-AieN7DOegSFak4utfM__joWnmrwMIHufR8CoE3YvSRKkntmh6og0qgqPGwO0AymNLnlovWw8aAYO/s400/Mai+chum+gui.jpg
 
 
6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".
 
mai ngự
 
7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".
 
8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.
 
9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
 
 http://images.yume.vn/blog/201101/30/1296321972_hoa.mai.rs.21_500.jpg
 
 
10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.
 
11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.
 
http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/201002/original/images305584_san-mai3.jpg
 
12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7L2b7rIYNL7EuyLW3HErxuYm6FYn4ikGK178t37gb9EbhsLmHAgUbdEw9AxUAMPzUR8h6SsKxjHyuqSztsVTHye_peMIrsqAIATysnx_t2JhAoMgDGX_1OJBtv4f4zlMVERKRz65lR56b/s400/Mai+tu+quy.jpg
 
Mai tứ quý:
 
13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai Tết.
 
 http://www.gdtd.vn/dataimages/201101/original/images464777_P1000433.jpg
 
 http://images.yume.vn/blog/201101/30/1296322690_hoamai%20%281%291.jpg
 
 
Sáu loại mai trên thế giới:
 
1 - Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung. Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.
 
Ochna integerrima Ochna integerrima Ochna integerrima
 
http://1.bp.blogspot.com/_T0hvAtbJkTA/SXsTZSmW-iI/AAAAAAAACJo/RpUmyLrSpj0/s400/IMG_4008.JPG
 
2 - Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 3 7m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, nhánh thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.
...

[Thư đã được cắt bớt]  Xem toàn bộ thư
8 tệp đính kèm — Tải xuống tất cả tệp đính kèm   Xem tất cả ảnh   Chia sẻ tất cả hình ảnh  
ATT00020ATT00020
24K   Xem   Chia sẻ  
ATT00021ATT00021
242K   Xem   Chia sẻ  
ATT00022ATT00022
61K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
ATT00023ATT00023
83K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
ATT00024ATT00024
70K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
ATT00025ATT00025
20K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
ATT00026ATT00026
10K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
ATT00027ATT00027
36K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống