Đại học Michigan phát triển máy tính nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ bằng một hạt gạo

0
michigan-micro-mote-m3-970x646-c.

Michigan Micro Mote (M3) là chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới với kích thước chỉ bằng 1 hạt gạo do Đại học Michigan, Hoa Kỳ phát triển. Họ cho biết rằng M3 là một hệ thống hoàn toàn tự động với đầy đủ chức năng như bất cứ cỗ máy tính nào và có thể dùng làm hệ thống cảm biến thông minh. M3 hứa hẹn sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong quá trình phát triển củaInternet Of Things trong tương lai không xa.

David Blaauw, giảng viên tại Đại học Michigan và là người dẫn dầu nhóm phát triển cho biết:"Để có thể "hoàn toàn tự động", một hệ thống máy tính phải có dữ liệu đầu vào và phải có thể xử lý dữ liệu đó - quá trình này bao hàm cả xử lý và lưu trữ. Đồng thời, nó còn phải biết tự quyết định phải làm gì tiếp theo và cuối cùng là tạo ra dữ liệu đầu ra."

M3 sử dụng pin năng lượng Mặt Trời và có thể hoạt động với ánh sáng trong nhà. Nhóm phát triển tiết lộ rằng kích thước của pin mới chính là thành công lớn nhất mà họ giải quyết được. "Nếu như chip có thể làm nhỏ được nhưng pin thì không thể áp dụng logic này. Do đó, nếu cải thiện được tỷ lệ kích thước/năng lượng, giảm lượng điện tiêu thụ thì chúng ta có thể giảm kích thước của toàn hệ thống." Hiện tại, viên pin năng lượng Mặt Trời của M3 có kích thước 1 mm2 và sản sinh ra lượng điện năng 20 nW. Nó có thể tận dụng được cả ánh sáng trong nhà để giúp M3 vận hành liên tục trong thời gian dài. Khi ở chế độ nghỉ, M3 tiêu tốn khoảng 2nA. Nhóm phát triển tuyên bố con số này "thấp hơn hàng triệu lần so với những chiếc smartphone ở chế độ nghỉ".

Tinhte-may-tinh-m3-0.
Các thành phần của M3 được bố trí theo từng lớp bó lại với nhau, 2 lớp giao tiếp với nhau đều hình thành nên một cảm biến

Tất cả các thành phần của M3 được bố trí theo dạng từng lóp bó lại và giao tiếp với nhau thông qua giao thức M-Bus. Theo đó, chỉ cần 2 lớp giao tiếp với nhau sẽ tạo thành một hệ thống cảm biến. M3 nhận thông tin dưới dạng xung ánh sáng tần số cao và dữ liệu đầu ra sẽ được chuyển đi dưới dạng sóng radio. Toàn bộ hệ thống M3 có thể thu thập và truyền dữ liệu trong phạm vi 2 mét. Một ứng dụng tiêu biểu, M3 có thể được dùng đê theo dõi sự thay đổi nhiệt độ và áp suất hoặc chuyển động trong 1 căn phòng, sau đó gởi dữ liệu về trạm trung tâm. Nhóm cho biết rằng sắp tới họ sẽ tiếp tục mở rộng khả năng của M3, cho phép nó giao tiếp được với nhiều thiết bị hơn và có phạm vi lên tới 20 mét.

Về ứng dụng trong tương lai của M3, nhóm sẽ hướng tới dùng làm cảm biến cho các thiết bị trong hệ thống Internet of Things - lĩnh vực luôn đòi hỏi những cỗ máy tính đầy đủ chức năng nhưng có kích thước nhỏ. Ngoài việc giúp tự động hóa trong nhà, M3 còn có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, y học và môi trường,… Kaustubh Katdare, một thành viên trong nhóm đã chia sẻ: "Ngày càng ngày có nhiều thứ được kết nối với nhau nên đòi hỏi kích thước của những chiếc máy tính hoạt động đằng sau các thiết bị cũng phải nhỏ hơn. Chính cỗ máy tính siêu nhỏ M3 sẽ mở ra một cánh cửa mới đưa con người gần hơn với giấc mơ Internet of things."

Tham khảo PhysicsUmich