"Tám chuyện" dưới góc nhìn khoa học

0
gossiping. ​

Buôn chuyện (tám chuyện, nói chuyện phiếm, ngồi lê đôi mách,...) là một hành vi phổ biến, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của nhiều người, từ trong gia đình, tại nơi làm việc hay khi ở cùng bạn bè, hàng xóm. Đa phần, điểm chung của những chủ đề được mang ra "tám" là những chuyện của người khác. Trong 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nguồn gốc của hành vi buôn chuyện ở con người. Tại sao con người buôn chuyện? Hành động này có ảnh hưởng như thế nào và làm cách nào để hạn chế?

"Tám chuyện" dưới góc nhìn khoa học

Có hàng tỷ chủ đề để người ta có thể "tám" với nhau, từ việc "Ông A vừa mua nhà mới, anh B đang hẹn hò với chị C, con ông D đang muốn đi du học nước T, nữ ca sĩ E ly hôn với chồng, quan chức nước F đang bị nghi vấn nhận hối lộ,..." Tất cả các chủ đề để có thể mang ra buôn chuyện, có thể là điều tốt hoặc chuyện xấu, nhưng chúng đều có 1 đặc điểm chung là đa phần đều nói về chuyện của người khác. Thậm chí, dù đó là người họ rất ghét nhưng vẫn luôn chú ý nghe và bàn luận những vấn đề có liên quan tới người đó.

gossip_in_office. ​

Nhà tâm lý học Laurent Bègue đã chỉ ra rằng trên mặt lý thuyết, buôn chuyện là một hành vi phổ biến của con người. Khoảng 60% nội dung các cuộc đàm thoại của người trưởng thành là về một người không có mặt tại đó. Mục tiêu chủ yếu là để phán xét người đó. Một số người dù biết nói xấu người khác là không tốt và không ai muốn làm điều đó. Vậy tại sao họ lại luôn có xu hướng tham gia vào các cuộc buôn chuyện để "thưởng thức niềm vui đầy tội lỗi" này.

Các nhà tâm lý học cũng kết luận rằng những người thường hay ngồi lê đôi mách thường có mức độ lo lắng rất cao. Thậm chí, một số người rõ ràng biết các thông tin không chính xác nhưng vẫn bị chúng ảnh hưởng và dao động. Đồng thời, việc truyền bá các thông tin sai lệch sẽ khiến người bị đem ra "mổ xẻ" buồn lòng và người buôn chuyện cũng bị đánh giá thấp. Dù một số người rất ghét những người hay buôn chuyện, nhưng khi họ đang có một câu chuyện mới sắp kể thì không thể nào cưỡng lại được việc lắng nghe tin tức bí mật đó.

Nhà phê bình Nicholas Lezard từng nói rằng: "Sự ham muốn buôn chuyện ở con người dường như là vô tận. Đôi khi, chúng ta luôn xem nhẹ câu nói "đừng kể với ai khác nha. Đây là vấn đề cá nhân và tôi không muốn cho ai biết hết." Nhưng rõ ràng, việc giữ kín bí mật là điều khá khó khăn đối với một số người. " Nói xấu về một người khác cũng có nghĩa là bạn đang có sự lo ngại về điều đó, và cuộc buôn chuyện sẽ cho người nghe cảm thấy rằng câu chuyện trên hoàn toàn là sự thật. Từ đó, người nghe có xu hướng sẵn sàng chia sẻ bí mật đó cho một người khác.

Vậy tại sao người ta tám chuyện?

140228155048-whispering-gossip-story-top. ​

Qua nhiều nghiên cứu về xã hội học, tâm lý học hành vi, tâm thần học,... các nhà khoa học đã hình thành nên các nguyên nhân cơ bản khiến con người ta luôn muốn tám chuyện và đặc biệt là "khá nhạy cảm" với các tin đồn. Cac nguyên nhân chủ yếu là:
  • Để cảm thấy giá trị được tăng cao: Một số người luôn cảm thấy lo lắng và không hài lòng về bản thân họ. Khi đó họ sẽ cám thấy tốt hơn khi họ đánh giá người khác dưới góc nhìn tiêu cực.
  • Để xua đi sự buồn chán: Khi con người không thể nào tạo ra các cuộc nói chuyện thú vị dựa trên những kiến thức hoặc ý tưởng, những tin đồn sẽ là chủ đề được đưa ra nhằm gây sự chú ý cho mọi người.
  • Tránh cảm giác ghen tỵ: Khi một số người ghen tỵ về sự nổi bật, tài năng, phong cách sống,.. của ai đó, họ có xu hướng mang những tin đồn xoay quanh người đó ra buôn chuyện để cố gắng hạ bệ người đó.
  • Để hòa nhập vào những người xung quanh: Những người tham gia tám chuyện sẽ cảm thấy họ là một phần của nhóm.
  • Gây sự chú ý: Một người được cho là trung tâm của sự chú ý khi họ đang tiết lộ một câu chuyện bí mật về người khác. Dù vậy, việc tuyên truyền các tin đồn cũng giống như mua sự chú ý trong nhất thời, nó không bền vững và tồn tại lâu dài.
  • Giảm sự tức giận hoặc bất hạnh: Một người có thể cảm thấy là mình đang trừng phạt hoặc chiến thắng người khác khi họ nói xấu người đó.
Các tác động của tám chuyện: Tốt hay xấu?

Dưới góc độ khoa học, buôn chuyện có khả năng tăng cường mối quan hệ xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là nếu 2 người có cùng ý kiến không thích một hiện tượng, con người nào đó thì mỗi quan hệ sẽ càng được thắt chặt hơn so với việc chia sẻ các ý kiến tích cực. Nghiên cứu đã chứng minh rằng 2 người hoàn toàn không quen biết gặp gỡ nhau lần đầu tiên, họ sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn nếu cùng chia sẻ về một người thứ 3 thay vì nói nói về cuộc sống của nhau. Đây chính là cách con người thể hiện suy nghĩ và sự hài hước của họ.

Friendly-People-1. ​

Việc "tám" về các tin đồn còn có chức năng tích cực trong việc thiết lập tiêu chuẩn giá trị cho một nhóm người. Tiêu chuẩn được đặt ra ở đây chính là dùng sự xấu hổ để thuyết phục ai đó gia nhập vào nhóm. Nhà nhân loại học Robin Dunbar đã chỉ ra rằng buôn chuyện là một yếu tố tiến hóa quan trọng trong sự phát triển của não bộ, nhu cầu tám chuyện đã thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ. Tám chuyện cho phép con người nói về những người không có mặt tại đó. Đồng thời, nó cho phép người nói áp đặt những quan điểm của họ về người khác lên người nghe.

Về căn bản, hầu hết con người đều có nhu cầu tự nhiên là tò mò về những chuyện đang xảy ra với những người trong cộng đồng. Đó cũng là lý do các cuốn sách về tiểu sử của người khác được bán ra khá chạy. Tuy nhiên, khác với nội dung tám chuyện, những quyển sách tiểu sử đúng nghĩa thường cung cấp cho người đọc sự phức tạp và đầy màu sắc trong cuộc sống của nhân vật chính thông qua các sự kiện khách quan. Trong khi đó, việc tám chuyện là nơi những quan điểm cá nhân, 1 phía và có phần võ đoán về người khác.

Tuy nhiên, quan trọng là người nói chuyện nên xem xét mục đích cuối cùng khi muốn đề cập tới người khác trong cuộc nói chuyện. Nếu nhằm hiểu thêm về bản chất của người khác dựa trên các sự kiện có thật và để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ thì đó có thể là một cuộc buôn chuyện thích hợp. Tuy nhiên, nếu việc đề cập tới người khác trong cuộc nói chuyện chỉ nhằm mục đích cảm thấy chiến thắng trong thời điểm nói hoặc làm giảm giá trị người khác thì bạn chỉ vô tình càng làm giảm giá trị của bản thân mà thôi.

Làm thế nào để tránh tham gia nói xấu người khác?

monastary_silence_rect. ​

Chúng ta sẽ xét tới trường hợp ai đó đang nói cố gắng nói xấu về cô A và bạn không muốn nghe hoặc tham gia vào câu chuyện đó. Do đó, không nên tỏ ra tò mò, tán thành hoặc đặt thêm các câu hỏi. Cách tốt nhất là nên thay đổi chủ đề một cách khéo léo. Dưới đây là một số phản ứng thích hợp được đề xuất bởi tiến sĩ tâm lý học Alison Poulsen.