Cảm biến ống nano các bon dùng theo dõi trình trạng của bệnh nhân tiểu đường

0

  1. nanotube.

    Trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa đã phát triển được nhiều sản phẩm từ chất liệu nano các bon, có ứng dụng hữu ích trong việc giám sát sức khoẻ của con người, chẳng hạn là dùng để theo dõi độc tố hay mức độ các chất hoá học quan trọng. Nhưng để chất liệu này hữu ích thì trước hết chúng phải có thể được đưa vào cơ thể người mà không gây ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

    Các nhà nghiên cứu của MIT vừa mới công bố thông tin rằng họ đã tạo ra được các cảm biến có thể tồn tại được trong cơ thể người đến một năm. Đây là những cảm biến nano đầu tiên có thể tồn tại được lâu như vậy trong cơ thể người.

    Các cảm biến này được làm từ ống nano các bon cực nhỏ, chỉ dày cỡ một nguyên tử. Các ống các bon có thể bắt được từng phân tử đơn lẻ vì thế chúng sẽ là những cảm biến tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi họ kết hợp các ống nano với các phân tử khác nhau, chúng có thể nhận biết được các chất hoá học đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ con người.

    Cảm biến đầu tiên mà các nhà khoa học tạo ra có thể nhận biết nitric oxit, đây là một loại hoá chất có liên quan đến viêc phát triển bệnh ung thư. Sử dụng các ống nano để dò tìm nitric oxit sẽ giúp có thêm thông tin về vai trò của nitric oxit đối với sức khoẻ và các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm tới việc phát triển một cảm biến có thể đo được lượng đường trong cơ thể, để có thể cấy vào trong người một bệnh nhân tiểu đường và cung cấp một hệ thống giám sát tự động lượng đường cũng như insulin của bệnh nhân.

    Cho đến hiện tại thì các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cảm biến của họ trên da của chuột, nơi nó đã tồn tại chừng 400 ngày. Vì cơ thể người thường sẽ đào thải các đối tượng xâm phạm ra ngoài thông qua da, vì thế cảm biến được phủ một lớp gel nhựa dạng tảo để bảo vệ nó khỏi hệ miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học hy vọng, những cảm biến ống nano các bon mới sẽ có thể được sử dụng để giám sát tình trạng viêm và cấy lên trên cơ thể của những người có xu hướng đào thải các thiết bị như vậy.

    Ảnh: ScienceDaily