Tại sao Bitcoin quan trọng? (Kỳ 1)

0

Bitcoin được tạo ra từ các thuật toán máy tính đã thu hút được nhiều sự chú ý của thế giới nhờ giá trị đang tăng liên tục, song song đó là những vấn đề pháp lý liên quan.


Tại sao Bitcoin quan trọng? (Kỳ 1)
Nội dung nổi bật:

Đầu tiên, ở cấp độ nền tảng nhất, Bitcoin là một sự đột phá trong computer science. Nó được xây dựng trên một nền tảng 20 năm nghiên cứu về tiền tệ mật mã (cryptographic currency) nói riêng, và 40 năm nghiên cứu về mật mã học (cryptography) nói chung.

- Tất cả thanh toán diễn ra theo một phương cách mà chỉ có chủ nhân của tài sản đó mới có thể gửi đi được, và chỉ đúng người nhận mới nhận được, tài sản chỉ có thể tồn tại ở một nơi tại một thời điểm.

Bitcoin là một loại tiền tệ điện tử, giá trị của nó được trực tiếp dựa trên hai điều: sự sử dụng của hệ thống thanh toán ngày hôm nay, và sự đầu cơ/đầu tư vào sự sử dụng trong tương lai của cơ chế thanh toán. 



Bitcoin là một cái tên được nhắc đến rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Loại tiền tệ được tạo ra từ các thuật toán máy tính đã thu hút được nhiều sự chú ý của thế giới nhờ giá trị đang tăng liên tục, song song đó là những vấn đề pháp lý liên quan. 
Dưới đây là một bài viết của tác giả Marc Andreessen đăng trên trang New York Times để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuyện này.​ Marc Andreessen là người đồng sáng lập ra Andreessen Horowitz, một công ty nổi tiếng chuyên về đầu tư vốn phiêu lưu (venture capital). Được CNET xếp thứ nhất trong danh sách các nhà đầu tư có ảnh hưởng nhất 2011. Họ đã từng đầu tư vào Twitter, Skype, Facebook, Tumblr, Zanga, Airbnb, Lytro, Jawbone, Foursquare, Intagram…

Bitcoin là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển

Một công nghệ bí ẩn mới xuất hiện, dường như là cũng chẳng biết từ đâu, nhưng thật sự nó chính là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển miệt mài bởi các nhà nghiên cứu.

Cuối cùng thì các sản phẩm đại trà, các công ty và các ngành công nghiệp cũng đã mọc lên để kinh doanh với nó; ảnh hưởng của nó trở nên sâu sắc; và sau đó, nhiều người tự hỏi tại sao họ không thấy được sự hiển nhiên trong lời hứa hẹn lớn lao của nó ngay từ đầu.

Tôi đang nói về công nghệ gì? Máy vi tính cá nhân năm 1975, mạng lưới Internet năm 1993, và—tôi tin—Bitcoin năm 2014.

Một người có thể đổ lỗi rằng Bitcoin là một chủ đề chưa được nhiều người khai phá, song khoảng cách giữa báo chí và nhiều người bình thường (về chuyện họ nghĩ Bitcoin là gì) vẫn còn quá lớn. Trong bài này, tôi sẽ giải thích tại sao Bitcoin hiện tại đang có rất nhiều lập trình viên và doanh nhân từ Thung Lũng Silicon (nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực công nghệ) chú ý đến nó, và những tiềm năng tương lai của Bitcoin.

Đầu tiên, ở cấp độ nền tảng nhất, Bitcoin là một sự đột phá trong computer science. Nó được xây dựng trên một nền tảng 20 năm nghiên cứu về tiền tệ mật mã (cryptographic currency) nói riêng, và 40 năm nghiên cứu về mật mã học (cryptography) nói chung, bởi hàng ngàn nhà nghiên cứu khắp thế giới.

Bitcion là giải pháp thực tế đầu tiên cho một vấn đề nan giải trong thế giới vi tính, vấn đề đó được gọi là (the) Byzantine Generals Problem. Định nghĩa về vấn đề BGP này được trích ra từ văn bản gốc như sau:

“[Tưởng tượng] một nhóm tướng lĩnh (generals) của quân đội Byzantine đang cắm quân của họ xung quanh thành địch. Liên lạc chỉ qua người đưa tin, các vị tướng phải đồng ý và thống nhất với nhau về một kế hoạch chung. Tuy nhiên, một hoặc nhiều hơn trong số họ có thể sẽ là kẻ gian và sẽ tìm cách đưa tin giả tới những nhóm khác. Làm cách nào để tìm ra được một phương pháp bảo đảm rằng những vị tướng tốt sẽ đi đến được một sự thống nhất?”

Nói tóm lại, the BGP đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra được sự tin cậy giữa đôi bên song phương trong một môi trường (nơi những đối tác thường là không quen biết nhau) như Internet?

Giải pháp thực tế Bitcoin đưa ra cho chúng ta, trước đây chưa từng có, một phương cách giúp cho một người dùng Internet có thể chuyển giao một mảnh tài sản điện tử tới một người dùng khác, sự chuyển giao này được bảo đảm an toàn và bảo mật, mọi người trong mạng lưới sẽ biết rằng giao dịch đó đã diễn ra, và không ai có thể thách thức tính cách hợp lệ của giao dịch. Những hệ quả của sự đột phá này khó lòng có thể được nhấn mạnh quá mức.

Những loại tài sản điện tử nào có thể được chuyển giao thông qua cách này? Hãy nghĩ tới những chữ kí điện tử, chìa khóa điện tử, sở hữu điện tử của những tài sản vật lý chẳng hạn như xe hơi và nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu điện tử… và tiền điện tử.

Tất cả giao dịch này đều được trao đổi thông qua một mạng lưới tín nhiệm được phân bố, nó không yêu cầu hay phải dựa vào một cơ quan trung gian trung tâm chẳng hạn như một ngân hàng hay một đại lý. Tất cả được diễn ra theo một phương cách mà chỉ có chủ nhân của tài sản đó mới có thể gửi đi được, và chỉ đúng người nhận mới nhận được, tài sản chỉ có thể tồn tại ở một nơi tại một thời điểm, và tất cả mọi người đều có thể xác minh tính hợp lệ của các transactions và sự sở hữu của tất cả tài sản bất cứ khi nào họ muốn.

Quyển sổ cái (ledger) Bitcoin là một cơ chế thanh toán mới. Bất kì một người nào trên thế giới cũng có thể trả cho một người khác bất cứ khoản giá trị bitcoin đơn giản chỉ bằng cách chuyển giao sự sở hữu của khoanh tương ứng trong sổ cái. Đặt giá trị vào, chuyển giao nó, người nhận lấy giá trị ra, không cần đến thẩm quyền, và trong nhiều trường hợp, không tốn phí.

Câu cuối cùng cực kì quan trọng. Bitcoin là hệ thống thanh toán toàn cầu đầu tiên, nơi các giao dịch diễn ra hoặc là hoàn toàn không tốn phí, hoặc là tốn rất ít phí (có thể xuống thấp đến phần trăm của một cent). Các cơ chế thanh toán hiện tại thu phí khoảng 2 đến 3 phần trăm – đó là đang nói về các nước phát triển. Tại rất nhiều nơi khác, hoặc là không hề có được những cơ chế thanh toán hiện đại đó hoặc là mức phí cao hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau. 

Thêm vào đó, không có chargebacks*, điều này làm cho nó trở nên giống như tiền mặt theo nghĩa đen, nếu bạn có tiền, bạn có thể chi tiền, nếu bạn không có, bạn không thể. Điều này chưa bao giờ tồn tại dưới hình thức điện tử trước đây.

*chargeback xảy ra khi một khách hàng (có thể là gian dối) (đã mua hàng, bằng thẻ tín dụng) yêu cầu công ty thẻ tín dụng trả lại tiền cho mình, (có thể là với một lý do giả dối). Vì các công ty tín dụng thông thường muốn bảo vệ người mua hơn người bán nên thường là sẽ tin vào lời khai của người mua và họ sẽ thực hiện yêu cầu của khách hàng đó, kết quả là người bán vừa mất tiền, vừa mất hàng. Vấn đề này xảy ra khá nhiều đối với những doanh nghiệp nào nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Bitcoin là một loại tiền tệ điện tử, giá trị của nó được trực tiếp dựa trên hai điều: sự sử dụng của hệ thống thanh toán ngày hôm nay, và sự đầu cơ/đầu tư vào sự sử dụng trong tương lai của cơ chế thanh toán. Nói tới đây nhiều người sẽ thấy khó hiểu. Không phải đồng tiền tệ Bitcoin có sẵn một giá trị tự ý nào đó rồi người ta mới bắt đầu trao đổi với nó; mà là người ta có thể trao đổi với Bitcoin (bất cứ đâu, không có lừa đảo, không lệ phí, hoặc lệ phí rất thấp) và vì thế, nó có giá trị.

Có lẽ nó đúng ngay tại thời điểm này khi giá trị của đồng tiền tệ Bitcoin được dựa trên sự đầu cơ/đầu tư hơn là khối lượng giao dịch, nhưng cũng hoàn toàn đúng khi sự đầu cơ/đầu tư đang thiết lập ra được một mức giá đủ cao cho dòng tiền tệ khiến thanh toán đã trở nên có thể thực hiện được trong thực tế. Dòng tiền tệ Bitcoin phải đáng giá như thế nào đó trước khi nó có thể gánh vác bất kì khối lượng thanh toán thực tế. 

Đây cũng chính là một vấn đề kinh điển “gà và trứng” với những công nghệ mới: Công nghệ mới không đáng giá gì nhiều cho tới khi nó rất đáng giá. Và vì thế sự kiện Bitcoin đã tăng giá, một phần là do đầu cơ/đầu tư, đang biến sự hữu dụng của nó thành một thực tế, thực tế này đến nhanh hơn nhiều nếu nó là ngược lại.


Theo Nguyễn Hoàng Huy

0 Awesome Comments!

Leave Your Response

 

Popular Posts

Labels

Coolbthemes.com .