CÀ PHÊ

0



Để nhận biết thế nào là một ly cà phê nguyên chất cách đơn giản nhất là bạn hãy mua cà phê hạt về, xay ra, pha và tự cảm nhận về nó.
Hiện nay, thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giới kinh doanh - dùng mọi thủ đoạn để thu lợi, bất chấp sức khỏe, tính mạng của người dân để đạt được lợi nhuận đã gây ra biết bao bức xúc cho người tiêu dùng. Nó gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt mình.Đó là một thực tế vô cùng đáng buồn và là dấu hỏi lớn về trách nhiệm của các nhà quản lý. Rồi mai đây sức khỏe của chúng ta, của con cháu chúng ta sẽ như thế nào? Đạo đức, lương tâm xã hội sẽ đi về đâu???...Trong khi chờ đợi câu trả lời từ các nhà quản lý thì chúng ta - trước hết phải tự cứu lấy mình. Hãy là những “nhà tiêu dùng thông thái” - trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, dùng những sản phẩm sạch, an toàn để cứu lấy sức khỏe của chúng ta, của con cháu chúng ta.Nhân đọc loạt bài về cà phê của nhiều tác giả, tôi - một người nghiền cà phê như bao người Việt khác- cũng xin mạn phép “đàm đạo” đôi chút về cà phê.Trong khuôn khổ trao đổi xung quanh "thú uống cà phê" này tôi không mong muốn gì hơn ngoài việc chia sẻ với các bạn để hiểu thêm về cà phê, có những kiến thức cơ bản về cà phê, từ đó có thể dùng được một sản phẩm cà phê sạch, an toàn. Tôi trình bày dưới cách hiểu của tôi có gì sai sót kính mong các bạn cùng góp ý và chia sẻ.





Phần I. Cơ bản về cà phê


1. Các loại cà phê
Có rất nhiều loại cà phê nhưng chỉ thuộc 2 nhóm chính là Arabica và Robusta. Các sàn giao dịch cà phê trên thế giới chủ yếu giao dịch 2 loại cà phê này.Cà phê Arabica là loại cao cấp (giá thường cao gấp đôi giá Robusta). Sản lượng cà phê Arabica cũng rất lớn (trên 2/3 lượng cà phê giao dịch trên thế giới). Loại này chủ yếu được trồng ở Braxin.Hạt Arabica hơi dài, to hơn hạt Robusta. Hai cạnh của hạt Arabica “sắc” hơn hạt Robusta. Cà phê Arabica có lượng cafein chỉ bằng 1 nửa Robusta. Arabica có hương thơm nhẹ nhàng, vị chua thanh. Loại này rất được phương Tây ưa chuộng (gu Tây).Hạt Robusta nhỏ hơn Arabica, tròn hơn. Cà phê Robusta có hương thơm nồng, vị đắng gắt, đậm đà. Nước ta trồng chủ yếu loại này và nó phù hợp với “gu Việt”.
Vậy nên mới có chuyện người Tây sang Việt Nam rất khó uống được cà phê kiểu Việt Nam và ngược lại. 2. Văn hóa uống cà phê ở Việt NamCó một tin vui và một tin buồn khi nói đến cà phê ở nước ta:Tin vui - Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin. (Rất đáng tự hào).Tin buồn - người Việt mình chưa biết cách uống cà phê. Thật tình mà nói - người Việt mình đa số uống cà phê theo …phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì quặc.Tôi đã gặp rất nhiều người “sành điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Uống cà phê đen (đen nóng hoặc đen đá) thì phải càng đắng càng tốt. Khi uống thì phải nhâm nhi, chẹp chẹp, để tận hưởng hết cái vị đắng ngắt của nó.Để làm dân “sành điệu” về cà phê như vậy chắc ai cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mất. Rồi nước cà phê phải thật sánh, sền sệt. Uống nâu đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”…Chính vì nhu cầu “sành điệu” đó mà các nhà sản xuất cà phê đã cho ra đời các sản phẩm cà phê pha tạp lung tung nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó. Đó như là một quy luật cung - cầu của thị trường; có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Người uống cần cà phê đen, đặc, sánh; người sản xuất càng pha và càng pha tạp họ lại càng có lợi nhuận.Một quy luật cung - cầu mà đôi bên đều thỏa mãn như vậy thì chả có lý gì nó không tồn tại và phát triển cả. Chính cái quy luật cung - cầu quái gở đó đã đẩy văn hóa uống cà phê của người Việt phát triển đến mức…thảm họa.
Xin thưa, nếu bạn đã từng uống một cốc cà phê như vậy (hoặc gần như vậy) thì 100% thứ nước bạn uống chính là cà phê pha tạp. Nguy hiểm hơn nữa là những chất mà người ta pha vào lại là những chất vô cùng độc hại. Cụ thể, đó là chính là bắp rang, đậu nành rang cháy (tạo độ sánh); phẩm mầu (tạo mầu đen); hương liệu (tạo mùi thơm)… đó là những tác nhân gây ung thư.
Vậy thì một ly cà phê đúng nghĩa phải như thế nào? 

Phần II. Cách nhận biết cà phê nguyên chất

Một cốc cà phê đúng nghĩa phải là một cốc cà phê nguyên chất; sạch. Cách nhận biết nó như sau:

a. Nhận biết ngay từ khi cà phê còn là hạt.
- Rất nhiều người khẳng định đã là cà phê hạt thì chắc chắn đó phải là nguyên chất rồi còn gì?- Xin thưa: không hẳn là như vậy.- Lý do?- Vì trong quá trình rang có thể người ta đã cho vào một số chất phụ gia rồi. Ví dụ như phẩm mầu, bơ, caramen, dầu công nghiệp…- Mục đích là để thỏa mãn nhu cầu uống cà phê “sành điệu” từ … tận gốc như đã nói ở trên.
- Cách nhận biết hạt cà phê nguyên chất:+ Hạt cà phê nguyên chất phải là hạt cà phê rang mộc, không cho bất cứ phụ gia nào.+ Hạt cà phê pha tạp sau khi rang sờ vào sẽ thấy có độ nhờn, dính (dấu hiệu của bơ, dầu ăn…) Mùi loại này thường thơm nồng (có lẫn mùi của bơ, caramen) khác với hạt cà phê nguyên chất sau khi rang sờ vào sẽ không thấy nhờn và dính, mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ.


b. Nhận biết khi hạt đã xay ra thành bột:


1. Với cùng một khối lượng thì thể tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn thể tích của bột hạt đậu nành hoặc bắp rang. Tức bột cà phê nguyên chất “nở” hơn bột đậu nành, bắp rang.Ví dụ cụ thể: bạn cầm hai bịch cà phê có khối lượng bằng nhau lên. Bịch nào to hơn, nở hơn là bịch có chứa nhiều bột cà phê nguyên chất hơn.


2. Độ xốp của bột cà phê:Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc thường dính lại, ít tơi hơn.

3. Màu của bột cà phê:Bột cà phê nguyên chất có màu nâu, đồng đều chứ không có mầu đen thui như bột pha bắp rang, đậu nành rang cháy.4. Mùi của bột cà phê:Cà phê thực sự có mùi thơm rất tự nhiên, nhẹ nhàng mà tinh tế, đó là thứ mùi dễ chịu khác với mùi cà phê “hương liệu” gay gắt nồng nặc thô thiển của cà phê đểu.c. Nhận biết khi pha.Bột cà phê nguyên chất khi gặp nước sôi sẽ nở ra rất lớn. Khi rót nước đang sôi vào fin thì cà phê sẽ sủi bọt; khác với bột cà phê pha tạp - độ nở không lớn, thậm chí xẹp đi, bã cà phê pha tạp có độ dính cao.d. Nhận biết nước cà phê sau khi pha.Khi đang viết bài này cũng là lúc tôi đang nhâm nhi một ly cà phê. Thực sự cà phê nguyên chất và sạch có màu nâu cánh gián, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê có màu nâu hổ phách trông rất đẹp.Với mầu sắc đẹp như thế này tôi thật không hiểu nổi tại sao người Việt mình lại có thể uống được thứ nước đen sì, đặc quánh như vậy được. Nước cà phê nguyên chất chỉ sánh và đặc hơn nước lọc một chút, khác hoàn toàn với kiểu sền sệt của cà phê pha tạp. Đó là 1 đặc điểm vô cùng quan trọng của cà phê xịn.Mùi của nước cà phê nguyên chất vẫn là mùi hương tự nhiên, quyến rũ, nồng nàn, nhẹ nhàng mà tinh tế. Khi nhấp tùng ngụm cà phê là lúc bạn sẽ cảm nhận rõ nhất về hương vị của nó. Hãy để cà phê tan đều trên lưỡi và nhấm nháp từng chút một cho đến những giọt cuối cùng. Uống cà phê xịn là phải trân trọng nó, quý nó đến từng giọt như thể đó là món quà vô giá mà trời đất ban tặng cho con người vậy.

Tôi khuyên bạn; để trực quan và thực tế hơn cách đơn giản nhất là bạn mua cà phê hạt về, xay ra; pha và tự cảm nhận hương vị của nó. Đó mới là cái thú uống cà phê.Tùy từng loại cà phê và tỷ lệ phối trộn mà cà phê bạn uống sẽ có những phong vị khác nhau. Nếu bạn thích “gu Tây” hãy tăng tỷ lệ cà phê Arabica lên bạn sẽ có một ly cà phê thơm nhẹ, vị chua thanh. Còn nếu bạn theo “gu Việt” hãy tăng tỷ lệ Robusta, bạn sẽ có được 1 ly cà phê thơm nồng, đậm đà.Lưu ý: Nếu chưa quen, cà phê nguyên chất có thể sẽ khiến bạn gặp đôi chút khó khăn trong những lần đầu; nhưng nếu đã quen rồi bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại được sức quyến rũ từ nó. Và khi đó bạn sẽ chính thức trở thành dân ‘nghiền cà phê”.Với tôi, uống cà phê kiểu phin truyền thống với “tỷ lệ vàng” giữa Arabica và Robusta luôn mang lại những điều thú vị.Qua nội dung trao đổi này tôi hy vọng đã gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản về cà phê để các bạn có thể tự nhận biết được đâu là cà phê sạch, nguyên chất và đâu là cà phê pha tạp.




 Cách nhận ra một ly cà phê ngon.   



Một ly cà phê thật là khi ta chế nước sôi vào phin cà phê, những hạt cà phê đầu tiên thường cho màu đậm, sau đó những giọt sau sẽ nhạt dần. Một ly cà phê ngon sẽ có vị thanh thanh khi uống và cảm giác tê tê cái lưỡi. 


 Tại sao chúng ta phải uống cà phê hóa chất?

Mặc dù tôi không phải là một tín đồ cà phê, nhưng thời gian gần đây tôi cũng đã bắt đầu uống cà phê. Vì khắp nơi, ở đâu tôi cũng thấy quảng cáo về cà phê sạch. cà phê không hóa chất, và tôi bắt đầu cuộc khám phá của mình về cà phê.Tôi đã đi rất nhiều quán được giới thiệu là cà phê sạch, không hóa chất. Nhưng hương vị và giá cả ở những quán này đều khác nhau (trung bình chỉ từ 10đến12 ngàn đồng/ ly).Một vài quán giới thiệu là cà phê sạch, nhưng tôi vẫn chưa hiểu thế nào là sạch. Khi tôi hỏi thì họ cũng giải thích với tôi là cà phê nguyên chất, nhưng để cà phê ngon và thơm thì cũng phải cho một vài hương liệu.Tôi lại tìm đến những nơi khác, cũng có một số quán đã giải thích rằng: Sạch ở đây là khi rang họ không cho bất kỳ hương liệu gì vào, để có thể giữ nguyên mùi và vị thật của cà phê. Và khi tôi uống thì thấy đúng là khác thật, cái vị thanh thanh khi uống và cảm giác tê tê cái lưỡi đã làm tôi thật sự phải ghiền thức uống này.Cà phê sạch thì giá cũng không mắc hơn cà phê tạp chất là bao nhiêu, nhưng quan trọng là có thể đảm bảo cho sức khỏe. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ tiền ra để rồi phải uống những loại cà phê kém chất lượng?

Cách nhận ra một ly cà phê ngon:
Tôi muốn chia sẻ cách phân biệt một ly cà phê ngon và một ly cà phê đểu. Trước tiên nói về cà phê nguyên liệu; lấy một ít bột cà phê cho vào lòng bàn tay, chao qua chao lại chúng ta sẽ thấy có những hạt óng ánh màu đen, đó chính là những hạt caramen. Những hạt này chính là những hạt tạo màu đen của ly cà phê. Hạt càng nhiều chất lượng càng giảm, tỷ lệ cà phê nguyên chất tỷ lệ nghịch với hạt caramen này.Nói chung theo tôi biết hiện nay cà phê bán ở vỉa hè và các quán thì tỷ lệ cà phê nguyên chất không quá 20%.Một ly cà phê ngon là khi ta chế nước sôi vào phin cà phê, những hạt cà phê đầu tiên thường cho màu đậm, sau đó những giọt sau sẽ nhạt dần. Ngược lại những ly cà phê chất lượng kém thường cho những giọt sau càng lúc càng đen hơn vì lúc này các hạt tạo màu, tức là hạt caramen mới đủ thời gian tan ra.






Cách phân biệt cà phê thật và hóa chất, bắp rang

                                                                                                         -nhp sưu tầm-

Ly cà phê nguyên chất có màu cánh gián chứ không phải màu đen. Còn cà phê có màu đen sậm thì coi chừng có thể có phẩm độc thường dùng nhuộm vải sợi.
 Tôi là dân nghiện cà phê, trà và đã có 48 năm thưởng thức cà phê, xin phép mạn đàm về cà phê.

Thú uống cà phê:
 Dân ghiền cà phê vào buổi sáng sớm chỉ thích uống cà phê lề đường và tán gẫu thời sự với nhau. Quán cà phê lề đường mà chúng tôi uống buổi sáng toàn dân ghiền và người khách ít thâm niên nhất cũng đã 15 năm. Riêng tôi đã có “30 tuổi cà phê” ở đây.Những bạn cà phê làm rất nhiều ngành nghề. Chúng tôi chào ngày mới bằng những đề tài rất hào hứng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, đời sống và nghệ thuật. Cà phê tuy không ngon lắm nhưng rất thú vị khi vừa nhâm nhi vừa tán gẫu.Riêng tôi, vì là dân ghiền cà phê nên công việc đầu ngày của tôi là nấu ấm nước để pha cà phê đặc biệt và trà đặc biệt. Uống xong, rồi mới ăn sáng và đi đến quán cà phê ruột để tán gẫu, xong mới đi làm. Sau giấc ngủ trưa, tôi phải có một cữ cà phê đặc biệt nữa.

Dân ghiền cà phê chỉ khoái cà phê ngon: 
Bạn không thể nào uống được ly cà phê ngon khi chỉ pha một loại cà phê. Dân ghiền nặng như ba tôi uống cà phê rất cầu kỳ. Ông pha một phần cà phê Moka và hai phần cà phê J. Martin và cho vào một ít bơ Bretel tan chảy.Một phin cà phê được pha vào khoảng 25cc sữa đặc có đường. Hương thơm ngào ngạt tự nhiên của Moka và vị đắng thanh thoát của J. Martin hòa quyện vào sữa đặc tạo thành độ sánh, làm thỏa mãn khứu giác, vị giác và thị giác của bạn mà không cần đến bắp rang (để tăng độ sánh).Tách cà phê luôn được hâm nóng trong nước sôi. Nhấp từng muỗng cà phê, tinh thần bạn rất sảng khoái, tâm thần thăng hoa. Cảm giác thăng hoa sẽ lên đến đỉnh điểm nếu bạn uống một ly cà phê sữa như thế trên bờ hồ Xuân Hương (Đà Lạt) vào một đêm đông, bên tai nghe văng vẳng tiếng đàn dương cầm.

Cà phê xưa và nay: 
Có hai dòng cà phê: Arabica và Robusta. Arabica, rất khó trồng, cho mùi hương thật tuyệt vời. Robusta lại cho vị rất đậm đà. Mà dân ghiền cà phê thì muốn được thưởng thức cả hương và vị.Trước đây, người Pháp mang vào Việt Nam hai giống cà phê thượng hảo hạng: Moka thuộc dòng Arabica và J. Martin thuộc dòng Robusta. Hai giống cà phê này rất nổi tiếng trên thế giới và đắt giá hơn cả cà phê thượng hảo hạng của Brazil.Trước năm 1975, Sài Gòn có những tiệm cà phê nổi tiếng chuyên dùng hai loại cà phê này như: Brodard, La Pagode, 5 Dưỡng. Riêng cà phê 5 Dưỡng, giá bình dân, là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ để tìm nguồn cảm hứng.Ngày trước, người uống cà phê ít, thanh niên cũng không thích lắm, mà người sản xuất cà phê thì nhiều, nên không có tình trạng pha bắp rang. Cà phê bình dân cũng ngon. Ngày nay, văn hóa uống cà phê chủ yếu là giao tiếp, nên người ta ít chú trọng đến chất lượng cà phê. Vả lại, các quán cà phê phát triển rộng khắp, cà phê hạt thiếu, nên xảy ra tình trạng pha bắp rang, lâu ngày thành ra thói quen."Cà phê pha bắp rang” lại đáp ứng được “gu” khoái “sánh” của giới trẻ. Mà “cà phê pha bắp rang” thì làm sao có mùi vị tuyệt diệu bằng cà phê nguyên chất, nên giới kinh doanh cà phê mới tìm đến tinh dầu cho mùi hương cà phê. Lòng tham không đáy, họ còn nhẫn tâm rang bắp/đậu nành đến cháy đen và thêm nhiều phụ gia độc hại vào cho giống cà phê.Nhiều thương hiệu cà phê cũng có pha bắp rang, tỷ lệ pha khoảng 10%. Với tỷ lệ pha này, cà phê không được ngon như cà phê nguyên chất, nhưng uống cũng được và không độc hại.Hiện nay, muốn uống được cà phê nguyên chất, chỉ còn cách là mua cà phê hạt ở Buôn Mê Thuột về nhờ cơ sở xay rang nhỏ, quen biết gia công.

Cách nhận biết cà phê thật
Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu cánh gián chứ không phải màu đen, nước cà phê trong chứ không đục. Có những quán, khi cà phê pha xong, họ đánh cho dậy bọt: đó là cà phê có pha hương cà phê, hoặc nguy hiểm hơn là có chất tạo bọt Sodium lauryl sulfat. Cũng không hiểu tại sao có một số dân ghiền cà phê lại khoái uống cà phê dậy bọt?Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang.Cà phê có màu đen sậm: coi chừng có phẩm nhuộm phân tán (dùng trong nhuộm vải sợi, rất độc hại cho sức khỏe). Họ dùng phẩm nhuộm phân tán để tạo màu và hương cà phê để tạo hương, chứ chẳng có cà phê gì hết. Thường những quán cà phê lề đường “không chuyên” (chỉ bán cho khách vãng lai) và một số quán cà phê nhạc chơi thủ pháp độc ác này.     




Cách phân biệt Cà Phê Thật và Phụ Gia độc hại

                                                                                                                        -nhp sưu tầm- 

Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Trước thực trạng này, để tránh nhầm lẫn khi đi mua cà phê, người tiêu dung cần có kiến thức căn bản về cà phê. 

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê như sau:
Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, đỉnh cao của loại này là cà phê hữu cơ. Cà phê hữu cơ được chế biến từ nhũng hạt cà phê được trồng, chăm bón một cách hữu cơ, tức là loại bỏ tất cả các yếu tố vô cơ như phân hóa học, thuốc trừ sâu….. 


Loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Mục đính chính của việc sử dụng hương liệu là nhằm đồng nhất hương vị của sản phẩm, dù nó được sản xuất từ nguyên liệu cà phê nào, tại quốc gia nào. 


Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như socola, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Riêng Việt nam hiện nay, thành phần phụ gia còn có cả đậu nành, bắp, bơ, nước mắm…. 
Cà phê được coi là thật khi là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm. Việc không công bố đúng, đủ hoặc công bố sai sự thật trên bao bì sản phẩm bị coi là làm cà phê giả. Cà phê giả ở Việt Nam chủ yếu là loại cà phê thứ 3 nêu trên, nhưng trên bao bì ghi thành phần giống như loại 1. Nguy hiểm hơn các thành phần cho thêm vào cà phê còn độc hại vì có cả các hóa chất không dùng cho thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 


image

 Cách nhận biết cà phê thật – giả:
Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2 cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm tra như sau:

Cách 1: 
quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi xốp. Cà phê pha tẩm độn có màu sắc không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng. Bột cà phê pha tẩm không tơi xốp, độ ẩm cao hơn.

Cách 2: 

một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà: Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê lên trên mặt nước trong ly và quan sát. Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột cà phê bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra khỏi bột cà phê khi gặp nước nước sôi). Ngược lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn đục không trong.

Với cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê 3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, bắp, để ý kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộn lẫn trong vị ngọt đường mía và hậu vị béo của tinh dầu cọ. Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể có chứa chất cầm hương. Chất cầm hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.Và để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào cà phê.                                                                                                                       


 -nhp sưu tầm-
    

Starbucks sẽ thay đổi thị hiếu cà phê 'bắp rang'

Nếu không có bắp rang cháy, và hóa chất tạo màu, mùi, độ đặc thì lấy đâu ra nhiều loại cà phê rẻ như ở Việt Nam hiện nay?
Vì vậy những doanh nghiệp cà phê Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng và hãy chuẩn bị cho một trận chiến thị phần khốc liệt ngay tại sân nhà.Trong thời gian vừa qua, dư luận xôn xao khi nghe tin Starbucks đầu tư vào Việt Nam. Một số người tỏ vẻ vui mừng khi có cơ hội được thưởng thức cà phê của thương hiệu hàng đầu thế giới, tuy nhiên số khác lại tỏ ra lo ngại vì rất có thể cà phê Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.Độc giả Tiencs thì ủng hộ cà phê Starbucks du nhập vào Việt Nam: "Dù giá có cao nhưng dù sao người tiêu dùng còn biết đâu là cà phê thật? Giá cà phê thô là 40 nghìn/kg mà khoảng 3kg cà phê thô mới cho ra được 1kg rang xay. Cộng với các công đoạn sản xuất, và phí vận chuyển thì lấy đâu ra giá chỉ 100 nghìn một kg cà phê bột bán ở khắp nơi? Đấy là chưa nói là cà phê trôi nổi. Nếu không có bắp rang cháy, và hóa chất tạo màu, mùi thì lấy đâu ra cà phê rẻ như vậy? Chưa biết có sáng tạo đến đâu nhưng đang đầu độc con người là cái chắc".Độc giả Nguyễn Mạnh Hùng bình luận: "Trước đây tôi đã từng nhiều lần thưởng thức cà phê của Starbucks tại Mỹ và một số nước khác. Mỗi lần tôi bước vào tiệm Starbucks, tôi nhìn vào bản danh sách các loại cà phê thì tôi thấy chóng mặt luôn vì nhiều loại cà phê quá và ghi toàn tiếng Anh nữa, thiệt sự lúc đó tôi cũng lúng túng vì quá nhiều loại và tôi cũng không biết chọn loại nào để uống"."Còn ở Việt Nam ta thì quanh quẩn cũng chỉ vài lại cà phê thuần túy như cà phê đen, sữa đá, Cappuchino, Mocha... Mà ngoài những loại cà phê đó ra, Starbucks còn có nhiều loại được pha chế rất đặc biệt"."Vì vậy, đồng ý rằng cà phê của Việt Nam là số 1 trong tâm trí của người dân Việt Nam ta, nhưng chúng ta cũng không nên xem thường Starbucks. Các bạn thử nghĩ xem, nếu Starbucks bán cà phê không ngon và dở thì họ đâu có tồn tại mãi qua nhiều thập niên và có quá nhiều chi nhánh trải khắp toàn cầu. Cà phê ngon hay dở đôi lúc do khẩu vị của từng người và do môi trường chung quanh nữa".Trước những ý kiến cho rằng cà phê Starbuck nhạt và không phù hợp với khẩu vị người Việt, độc giả Văn Hòa cho rằng: "Các bạn đã uống Espresso hoặc Double-Espresso của Starbuck chưa mà chê của họ nhạt? Nếu chỉ uống Capuchino thì đúng là nhạt. Hương vị của Starbuck khác nhưng không có nghĩa là không ra gì khi mà nó trụ vững tại những thị trường khó tính nhất. Trong khi cà phê Robusta của Việt Nam ra khỏi nước thì được mấy ai biết đến, ngoài mấy du học sinh vẫn giữ thói quen?".                                                                                   -nhp sưu tầm


CÀ PHÊ CỨT CHỒN

image

Một trang trại cà phê chồn (rộng 2,4 ha) ở khu Trại Hầm, P.10, TP. Ðà Lạt, Lâm Ðồng đang trở thành điểm đến thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước, bởi việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn danh tiếng, độc nhất vô nhị.
Trang trại cà phê chồn đầu tiên ở phố núi Ðà Lạt này, được ông Nguyễn Quốc Minh (TP.HCM) đầu tư hơn 42 tỉ đồng để lập nên sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và mua lại vườn cà phê moka đang thời kỳ cho thu hoạch của người dân ở đây.

image

Không chỉ có vườn cà phê, chủ nhân trang trại này còn làm chuồng và nuôi 120 con chồn hương (cầy vòi hương) để sản xuất cà phê chồn theo một quy trình khép kín. Và đây cũng chính là lý do mà du khách đến với trang trại này.

Cà phê chồn hay nói đúng ra là cà phê phân chồn, bởi sản phẩm thu được từ việc thải loại thức ăn không tiêu hóa hết của chồn hương. Nhờ tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày chồn, mà loại cà phê này trở thành thượng hạng, được cả thế giới ưa chuộng. Và hiện được trang trại này bán với giá 20 triệu đồng/kg hạt nhân khô.  

image
Du khách tham quan khu vực nuôi chồn

image
Trong mỗi chuồng nuôi chồn đều có sẵn một dĩa trái cà phê. Mỗi lần, chồn chỉ lựa chọn để ăn khoảng 30 - 40% số trái cà phê chủ nhân cung cấp. Tổng cộng có 120 con chồn tham gia tạo ra thứ cà phê đặc biệt này. Tuy đông nhưng chồn cũng rất kén ăn.

image
Hạt cà phê tróc vỏ được chồn thải ra cùng với phân của mình. Từ số cà phê được chồn thải ra này, trải qua nhiều công đoạn mới tạo ra một ly cà phê chồn thứ thiệt.


Xay cà phê chồn…image





image
...và giới thiệu cách pha chế bằng bộ pha syphon với du khách

Trái cà phê chín được chồn ăn, sau đó thải loại theo cùng phân và được thu hoạch, mang rửa sạch, phơi khô, xong cho vào lu ủ một thời gian nhất định rồi mang ra rang chín, xay thành bột và pha thưởng thức.


image
Du khách đến đây sẽ được xem vườn cà phê sạch và được đến khu vực nuôi chồn để tận mắt nhìn thấy cách sản xuất cà phê chồn thú vị này.

image
Ðã từ lâu, người tiêu dùng sành điệu rất mê sản phẩm cà phê chồn; nhiều nhà hàng ở TP.HCM có món đặc sản thịt chồn cũng nườm nượp thực khách. Vì thế, chồn hương đã trở thành một thứ “vàng sống” ở Tây Nguyên.

Chồn chế biến Cà phê

Cà phê chồn được sản xuất bằng cách cho chồn hương ăn quả cà phê tươi, sau đó lấy hạt cà phê từ phân của chồn để làm sạch và chế biến thành cà phê hảo hạng. Kỹ thuật tạo ra cà phê tuyệt hảo này là nhờ chồn hương tham gia vào quá trình “chế biến”.

Người ta chọn những trái cà phê chín đỏ hái ngay ở các vườn và đem về rửa sạch. Chồn hương khỏe, tiêu hóa tốt được chọn cho ăn cà phê để… thải ra cà phê có chất lượng tốt. Hạt cà phê do chồn hương “xử lý” phơi khô kỹ, cất giữ vài năm vẫn không mất đi hương vị độc đáo của nó.


image
Nuôi chồn hương mang lại nhiều lợi ích.
Nếu cà phê nhân thông thường có giá 25.000 đồng/kg thì cà phê chồn cùng thời điểm giá từ 1 - 2 triệu đồng/kg nguyên liệu. Trên thế giới có một số nước sản xuất cà phê chồn như  Indonesia ,  Philippines , Ethiopa… nhưng với số lượng rất hạn chế và giá thành rất đắt (khoảng 1.300 USD/kg). Còn riêng tại Buôn Ma Thuột, một ly cà phê chồn để bạn nhâm nhi thưởng thức cũng có giá… 200.000 đồng.


Từ trang trại đến... nhà hàng

image
Chồn hương đã giúp nông dân Tây Nguyên gia tăng giá trị cà phê, bên cạnh đó còn cho giá trị thương phẩm cao. Do cà phê chỉ có mùa, nên sau khi kết thúc vụ cà phê, thời gian còn lại nhiều trang trại chuyển qua sản xuất chồn thương phẩm. Vì thế, nuôi chồn hương đã nhân đôi giá trị, và chúng được coi là con vật “vàng sống” của xứ cà phê.


Anh Nguyễn Quốc Khánh - chủ trang trại nuôi chồn hương ở thôn 6, Krông Buk, huyện Krông Pắk (Ðắk Lắk) cho biết: “Chồn hương là loại động vật dễ nuôi trong chuồng hay thả hoang vì chúng ít mắc bệnh. Thức ăn của chúng là chuột và các loại hoa quả. Thịt chồn hương thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Chồn hương sinh sản mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con”. Say mê với chồn hương, Khánh đã bán nhà, bán cả xe ô tô ở TP.HCM để có tiền đầu tư nuôi 300 - 400 con chồn hương vừa để chúng “sản xuất” cà phê vừa để bán chồn thương phẩm.

image
Tại TP.HCM, nhiều nhà hàng đã nhanh chân kinh doanh đặc sản thịt chồn hương và liên tục ổn định lượng thực khách đáng kể. Bà Phạm Nguyệt Nga (chủ chuỗi nhà hàng Quán Nga 1 và Quán Nga 2 ở số 21 và 9 Tôn Ðức Thắng, Q.1, TP.HCM) cho biết: “Nhằm tránh nạn săn bắt chồn hương tự nhiên, tôi với anh Khánh và đầu tư 2 tỉ đồng để mở rộng trang trại, nâng tổng số chồn hương nuôi tại đây lên 2.000 con. Chúng tôi cũng hợp tác với nhiều trang trại khác để có nguồn chồn hương ổn định cung cấp cho thực khách”.

image

Do dễ nuôi, dễ bán nên hiện nay nhiều nông dân, doanh nghiệp ở Ðắk Nông, Ðắk Lắk, Lâm Ðồng, Ðồng Nai, Củ Chi (TP.HCM) đã mở thêm nhiều trang trại nuôi chồn hương với quy mô lớn. Ðược biết, giá chồn hương giống 10 triệu đồng/cặp và chồn hương thương phẩm khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg. Nuôi chồn hương đang mở ra một hướng đi mới, giúp nhiều người làm giàu.

Nam  Giang