Thần bí với những "quả cầu lửa" trên dòng Mekong

0





Đêm cuối tuần chay của Phật tử, bắt đầu từ đêm trăng tròn (và kéo dài vài ngày sau) hàng trăm năm nay thường xuất hiện khoảng 200 - 800 quả cầu lửa huyền bí từ mặt nước bay vút lên suốt dải sông gần 100 km, tạo nên quang cảnh pháo hoa ngoạn mục khác thường trên dòng Mekong, được cả thế giới biết đến với tên gọi Những quả cầu lửa của rắn thần Naga.

Thần bí với những "quả cầu lửa" trên dòng Mekong 1
Ảnh Internet
Sự lạ khác thường
Sông Mekong - đoạn biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan (chảy qua tỉnh Nong Khai - Thái Lan và Pakngum - Lào) hàng trăm năm qua có hiện tượng kỳ bí xuất hiện. Đó là những quả cầu lửa cứ từ ngày 15/11 Phật lịch của Lào lại bắt đầu vụt lên từ lòng sông Mekong.
Huyện Pakngum cách thủ đô Vientine (Lào) khoảng 60km dịp này rất đông nhà sư, khách du lịch đổ về để chiêm ngưỡng, khám phá hiện tượng thiên nhiên huyền bí này. Họ ngồi chật kín đoạn bờ sông dài khoảng 2km chờ đợi xem những quả cầu lửa vút lên.
Khoảng 19h, từ mặt nước đen thẫm những quả cầu lửa bắt đầu lác đác vụt lên phía xa, có quả to bằng quả trứng ngỗng, phát ra ánh sáng rực rỡ đỏ hồng, đỏ thẫm bay lên không trung tới độ cao 50 - 300m thì lơ lửng 3 - 8 giây, mờ dần rồi biến mất. Cứ thế những quả cầu lửa lan nhanh vút lên, hòa với ánh sáng đèn trời thành quầng sáng huyền ảo. Có một số quả cầu bay lên, hạ xuống đơn lẻ vài lần trước khi biến mất. Có quả bay lơ lửng thẳng đứng, có những chùm 5 – 20 quả lao vun vút với một tốc độ kinh hoàng. Còn đa số quả cầu lửa bay theo đường xiên từ 500 – 800. Có điều là những “quả cầu lửa” bay lên từ giữa dòng lại hướng về bờ, còn những quả phụt lên ven bờ lại bay ngược ra giữa sông.

Ở Thái Lan gọi những quả cầu lửa là "man fai paya nak" (bóng rồng phun).
Hiện tượng này thường xảy ra chỉ trong khoảng từ 1-3 ngày trong một năm, vào ngày cuối của của Lễ Phật giáo của người Thái, tổ chức vào tháng 10.
Những quả bóng là xuất hiện không tạo ra âm thanh hay khói, có màu đỏ, hồng.
Bộ Khoa học Thái Lan nhất trí đây là kết quả của sự bốc cháy photphin.
Nhưng câu trả lời này chưa thỏa mãn, bởi vẫn còn thắc mắc như: Vì sao hiện tượng này chỉ xảy ra vào vài ngày cuối tháng 10? Vì sao sự tích tụ của khí ở dưới đáy sông lại chỉ lên đến đỉnh điểm vào tháng 10 để bùng lên thành những quả bóng có ánh sáng huyền bí?...
 
Thần bí với những "quả cầu lửa" trên dòng Mekong 2
Ảnh Internet
Hiện tượng kỳ bí hay do con người?
Người dân vùng này có truyền thuyết rắn thần Naga. Theo đó, những quả cầu lửa này là do Thần rắn huyền thoại Nagar phun lửa mừng mùa chay kết thúc. Việc tin tưởng vào thế lực siêu nhiên là cách giải thích về những quả cầu lửa vùng này.
Những quả cầu lửa kỳ bí với truyền thuyết rắn thần Naga cũng đã thu hút một số nhà nghiên cứu, bước đầu được dự đoán có thể là do sự tiếp xúc của hơi khí tự nhiên thoát ra từ lòng nước dịp có ánh trăng sáng nhất trong năm.
Trước đây từng có giả thuyết bắn súng chỉ thiên để tạo nên cảnh lạ, nhưng những lập luận bàn tay con người về quả cầu lửa trên sông Mekong chưa đủ thuyết phục, bởi pháo sáng hoặc ánh lửa đạn thì phải phát ra tiếng động, nhưng ở đây thì không có khói, mùi thuốc súng, càng không có tiếng động. Màu sắc, ánh sáng những quả cầu lửa cũng đặc biệt, không giống hiệu ứng của các loại súng, hay pháo sáng… và hiện tượng kỳ bí đã diễn ra hơn 100 năm ở cùng một địa điểm, cùng trong một thời gian…
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tổ chức hàng trăm cuộc tìm kiếm và nghiên cứu tất cả những khu vực xung quanh, có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của những quả cầu lửa. Họ cho rằng hiện tượng này được quan sát rõ nhất vào ngày cuối trong tuần chay của đạo Phật vì đó cũng là ngày trái đất gần với mặt trời và mặt trăng nhất. Lực hấp dẫn từ các hành tinh này cùng với cường độ tia tử ngoại mạnh và sự tập trung khí ôxi gần mặt đất đã tạo ra một hiện tượng kỳ thú. Ngoài ra, hiện tượng tương tự đôi khi cũng xảy ra vào tháng 3, 5, 9, 10. Nhưng chưa có kết luận cuối cùng về màn pháo hoa kỳ lạ trên sông Mekong.

Theo truyền thuyết Lào, những quả cầu lửa là hơi thở của vua Naga (vị vua Rắn linh thiêng khổng lồ cai quản sông Mekong, bảo vệ các loài thuỷ tộc và cả con người sống ven bờ sông) tỉnh dậy sau 3 tháng thiền định mà người Lào và người Thái gọi là mùa chay “Bun Khao PhanSa”.
Thần rắn Nagar thương dân mùa khô hạn không có nước cày cấy nên thường nổi lên giữa dòng Mekong phun nước gọi trời mưa - đúng dịp Tết Lào. Khi mùa mưa kết thúc, Thần rắn Nagar phun lửa chào mừng.
Naga muốn trở thành đệ tử của Đức Phật nên đội lốt người để trà trộn vào các phật tử nghe Đức Phật giảng kinh. Vì ngủ quên nên Naga hiện nguyên hình thành rắn và bị phát hiện. Nhưng Naga vẫn một lòng hướng về Đức Phật. Ngày cuối cùng trong tuần chay của đạo Phật chính là ngày Đức Phật trở về hạ giới, Naga đã tạo ra những quả cầu lửa để làm thành các bậc thang đón ngài.
Vùng Kaeng Aa-Hong, nơi sâu nhất của sông Mekong - được cho là kinh đô vương quốc của Naga các quả cầu lửa luôn to nhất, đẹp nhất và cả hào quang ánh xanh, đỏ.
Trà Giang